Chuyển đến nội dung chính

Tính cách có quyết định số phận của trẻ hay không ?

Tính khí được xem như 1 “trụ bê tông” vững chắc – cái nền tác động mạnh mẽ, quy định tính cách sâu xa của con người bao gồm những thiên hướn đặc trưng cho đời sống cảm xúc mỗi cá nhân. Một phần nào đó, tính khí được xem như một di sản di truyền từ bố mẹ cho con trẻ. Câu hỏi đặc ra là những xúc cảm mang xu hướng “bẩm sinh” này có thể thay đổi được không ?
Một câu trả lời rõ ràng nhất đã được nghiên cứu bởi ông Jerome Kagan (25/2/1929)- Giáo sư Tâm lý học trường Đại học Harvard. Theo vị giáo sư này, có ít nhất 4 loại tính khí cơ bản và tương ứng với một sơ đồ hoạt động não khác nhau là: nhút nhát, táo bạo, lạc quan và u sầu. Tuy nhiên với sắc thái tính khí thì có vô số loại tùy thuộc vào sự khác biệt bẩm sinh trong vòng mạch cảm xúc.

Đặc điểm tâm lý thần kinh của trẻ nhát nhát.
Theo Kagan, những cá nhân trưởng thành nhút nhát vốn dĩ là những đưa trẻ rất nhạy cảm và hay sợ hãi: sợ với mọi thứ được bản thân xem là khác thường- không ăn những gì mà trẻ chưa biết, ngại ngùng không tiếp cận với động vật hay những người xa lạ chưa từng biết trước đó, xu hướng suy nghĩ tiêu cực – tự xem mình như một kẻ tội đồ cùng với cảm giác ân hận. Sự lo lắng làm họ trở nên thu rút hoặc hạn chế các mối quan hệ xã hội. Chính vì những thuộc tính này được hình thành và cũng cố âm tính một cách “vững chắc”, khi trưởng thành như một sự cố hữu chúng trở nên yên lặng, sống trầm lắng và cảm thấy lúng túng khi nói/ trình bày trước đám đông. Có thể nhận thấy, trẻ nhút nhát dường như khi sinh ra đã được hình thành các vòng mạch nơ-ron quá đỗi nhạy cảm dù là các tác động/ kích thích nhẹ.
Nghiên cứu của Kagan chỉ ra rằng ở trẻ nhút nhát có đặc điểm thần kinh đó là vòng mạch nơ ron hướng vào hạnh nhân (Amygdala – có vai trò như 1 vùng não chính trong việc xữ lý, diễn dịch và tổng hợp các thông tin có liên quan về cảm xúc, Clugnet & LeDoux, 1990), rất có thể sự kế thừa tỉ lệ cao những norepinephrine và các hoạt chất nội tiết tố khác kích hoạt hạnh nhân dễ bị kích động với ngưỡng thấp. Chính sự kịch phát của norepinephrine đã duy trì hạnh nhân trọng trạng thái kích động và qua vòng mạch nơ-ron nối tiếp, nó tiếp tục gây nên các kích thích đến hệ thần kinh giao cảm dẫn đến việc tăng vượt mức các chỉ số về mức độ phản ứng: huyết áp, đồng tử giản to…
Một trong những dấu hiệu của nhút nhát đó chính là sự im lặng. Điều này cũng được chính minh bởi các bằng chứng khoa học về tâm lý học thần kinh, trẻ rơi vào tình huống tiếp xúc với người lạ trẻ nhút nhát nói ít hơn những trẻ khác, cơ chế này đó là hệ quả từ hệ thống hoạt động các vòng mạch nơ-ron nối liền não trước, hạnh nhân và cấu trúc lân cận điều khiển lời nói.
Các vòng mạch từ các nơ –ron sẽ mất đi nếu ít đực sử dụng và ngược lại, nó sẽ được cũng cố vững chắc hơn trong các mạch liên bào nếu được sử dụng liên tục, nhiều nhất. Quá trình này diễn ra một cách liên tục và nhanh chóng, các vòng mạch liên kết được hình thành chỉ trong vài giờ hoặc đôi lúc là vài ngày kết hợp với các trải nghiệm thời thơ ấu đã giúp bộ não của trẻ được trưởng thành hơn. Cho đến tuổi thiếu niên được xem như một thời kỳ của sự “cắt xén” và sàng lọc các vòng mạch nơ-ron.
Những vùng thuộc trung khu thân kinh có ý nghĩa quyết định đối với đời sống cảm xúc thường phải rất lâu để đạt đến trạng thái hoàn chỉnh, đối với thùy trán- nơi kiểm soát và quản lý cảm xúc góp phần không nhỏ trong các phản ứng vào thời niên thiếu đạt đến độ
“chín muồi” có khi đến giai đoạn 16-18 tuổi. Đến đây ta có thể thấy rằng, sự tương tác và song hành mang tính nối kết giữa các vòng mạch nơ-ron và các kinh nghiệm thời thơ ấu cho đến niên thiếu đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng về xúc cảm của trẻ.
Vậy một đứa trẻ có tính khí nhút nhát có phải sẽ luôn là kẻ nhút nhát chăng ?
Số phận không bị quy định bởi tính cách. Trẻ có thể gặp phải sự sợ sệt, lo hãi trong thời thơ ấu. Nhưng sẽ không trở thành kẻ nhút nhát khi lớn lên nếu trẻ trải qua những kinh nghiệm thích hợp, trẻ sẽ chế ngự được hạnh nhân siêu nhạy cảm – kinh nghiệm xúc cảm là nhân tố quyết định phương pháp giáo dục, ứng xử của ba mẹ.
Thái độ ứng xử của bố mẹ trong các tình huống thực tế quyết định phần lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Và thực sự, có vô vàn vấn đề dù là xuất phát từ sự yêu thương con nhưng vô tình gây nên những “tác dụng phụ” không mong muốn. Chúng tôi xin liệt kê một số vấn đề về ứng xử, phương pháp giáo dục con trong danh sách tạm gọi là “chống chỉ định”:
-         Phải làm cho đứa con bé bỏng của mình tránh được sự phật ý dù nhỏ nhất.
-         Phải làm cho trẻ quen đương đầu với khó khăn và đó chính là hành trang chuẩn bị cho trẻ chiến đấu với sóng gió của cuộc đời.
-         Sự chăm sóc và che chở “cục vàng” một cách thái quá. Dường như chính điều này như một yếu tố cũng cố âm tính cho sự nhút nhát – có lẽ vì điều này vô tình tước đi những trải nghiệm mang tính giáo dục về bài học tự tin để chiến thắng sự rụt rè thiết tự tin của bản thân.
Vậy sự kiên quyết trong cách ứng xử có được xem là phù hợp trong việc giáo dục con trẻ chống lại tính nhút nhát ?
Sự khác biệt tạo nên những yếu tố nền tảng về giáo dục trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách nơi trẻ là cả một vấn đề. Cần phải thận trọng và ứng xử một cách khéo léo từ các bậc phụ mẫu với những hành vi không mong muốn – những hành vi thiếu phù hợp từ trẻ nhỏ.
Một hành vi được bộc lộ nơi trẻ, thường thấy đối với trẻ lên một đó là trẻ đưa một vật lạ vào miệng để nuốt. Có hai xu hướng ứng xử thường găp, nếu là một người mẹ - bạn sẽ chọn cách ứng xử nào:
-         Sự âu yếm thường đến và theo đó là sự khoan dung hơn khi đứa trẻ làm một điều gì đó có thể sai trái và nguy hiểm.
-         Một hướng ứng xử đến từ nhóm các bà mẹ cố dạy con cách kiềm chế cảm xúc với một sự kiên quyết: đặt ra các giới hạn chặt chẽ, đưa ra mệnh lệnh trực tiếp, ngăn con lại và yêu cầu trẻ tuân theo.Nhóm ứng xử thứ 2 - đến từ sự kiên quyết được lựa chọn và xem như là phương thuốc đặc trị chống lại tính nhút nhát. Và sau đây là cơ chế dựa trên lý thuyết hành vi trong tình huống này. Khi trẻ tiếp xúc với đồ vật mà người mẹ nhận thấy đó là một yếu tố mang tính nguy hiểm, nó liền bị ngăn lại và trẻ hiểu rằng: đừng đụng tới nó ! – được lặp đi lặp lại nhiều lần, trẻ buộc phải thích nghi ngại nhỏ tiếp tục được lặp lại nhiều lần trong những năm tháng đầu đời của trẻ như một sự ôn tập liên tục với liều lượng nhỏ khi trẻ tiếp xúc với những điều chưa biết. Nhu cầu chế ngự cảm xúc lại càng trở nên cấp thiết hơn đối với trẻ nhút nhát với một tần suất và “liều lượng” vừa phải là một môi trường giáo dục hành vi lý tưởng.
Càng quan trọng hơn, khi trẻ rơi vào trạng thái bối rối hay lo sợ. Trí tuệ xã hội đóng một vai trò quan trọng kết hợp với các trãi nghiệm trong việc thiết lập và duy trì, phát triển nhằm thích nghi với các mối quan hệ xã hội sẽ làm tăng thêm cho trẻ những cơ hội vượt qua những ức chế mang tính tự nhiên cho việc kiểm soát và quản lý cảm xúc. Ý thức hợp tác, sự hiểu biết về người khác cũng như năng lực thích nghi và hòa hợp – kết nối tình bạn, lắng nghe tích cực, chia sẻ và tỏ ra ân cần. Đây là những nét tính cách đặc trưng của trẻ có tính khí nhút nhát ở giai đoạn 4 tuổi, nhưng cũng chính nhờ những yếu tố này mà khi lên 10 tuổi đã vượt qua được sự nhút nhát.
Cơ chế tâm lý được nhận thấy đối với trẻ có tính khí nhút nhát trong 6 năm đầu đời – khi mà tính cách chúng không có sự thay đổi đó chính là khả năng chế ngự cảm xúc của trẻ yếu kém. Và thật sự khó khăn hơn cho khả năng kiểm soát cảm xúc của nhóm trẻ này khi chúng rơi vào những trường hợp căng thẳng (sự thích nghi kém với môi trường xã hội, bối rối và sợ hãi, hờn dỗi và hay mau nước mắt), phản ứng trước các yếu tố mang tính kích thích trong môi trường xã hội bằng sự tức giận thái quá với những thất vọng và sự phê phán dù là nhỏ nhất, không có khả năng trì hoãn những ham muốn đòi hỏi từ nơi chúng, luôn có thái độ đa nghi.
Ngược lại hoàn toàn, những trẻ làm chủ cảm xúc tốt thường có nhiều trải nghiệm tích cực cùng với các mối quan hệ xã hội tích cực với một trạng thái thoải mái. Ngay cả trong giai đoạn đầu tiên khi làm quen với một người bạn mới chẳng hạn, một khi đã vượt qua sự rụt rè và e ngại ban đầu, trẻ sẽ nhanh chóng thích nghi và trò chuyện một cách vui vẻ. Chính những trải nghiệm này được tích lũy dần sẽ đem lại sự tự tin cho trẻ nhút nhát.
Với những điều này có thể thấy rằng ngay cả thiên hướng cảm xúc bẩm sinh, ở mức độ nào đó cũng có thể thay đổi. Một đứa trẻ hay khóc nhè cũng có thể học được sự bình tĩnh và thích nghi hơn đối với điều chưa biết thậm chí là cởi mở hơn. Không chỉ sự tác động từ yếu tố gen quyết định ứng xử của con người theo các nhà di truyền học mà bên cạnh đó, các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng môi trường sống đặc biệt là kinh nghiệm trong quá trình sống với những gì các nhân tiếp thu trong thời kỳ thơ ấu, cũng góp phần không nhỏ đến mỗi cá nhân. Vậy, thiên hướng cảm xúc không phải chỉ được quy định một lần và mãi mãi ở trẻ mà chúng ta có thể giúp trẻ hoàn thiện để trở nên thích nghi hơn bằng những sự tập luyện thích hợp.

Nguồn tài liệu tham khảo
1.      Dr. Daniel Goleman, Emotional Intelligence (1995)

Popular Posts

VAI TRÒ CỦA GIÁM SÁT TRONG THAM VẤN – TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Công việc tham vấn - trị liệu tâm lý luôn là một lĩnh vực đầy bí ẩn, đầy cuốn hút khi bạn sử dụng chính “con người của nhà tham vấn/nhà trị liệu” để làm việc với thân chủ - những người đang có những vấn đề khó khăn về tâm lý, rối loạn về chức năng về tâm lý. Dựa trên những kỹ thuật đặc trưng tác động đến tâm lý con người thông qua tiến trình trao đổi/chia sẻ, cung cấp thông tin…xin tạm được gọi là “điều trị thông qua lời nói”. Chính bản thân những nhà chuyên môn về tâm lý, nhà thực hành tâm lý cũng là con người. Đôi lúc, họ trở nên mệt mỏi với khó khăn trong những ca can thiệp, những trường hợp mà bản thân nhà tham vấn/trị liệu thấy “con người của chính mình” trong những rắc rối bản thân TC (thân chủ) đang gặp phải, đó là những vấn đề rắc rối trong công việc, các mối quan hệ, việc vận dụng các liệu pháp can thiệp…chính những vấn đề này, đòi hỏi có sự can thiệp và hỗ trợ từ những người giám sát (NGS). Một nhà trị liệu/hay một nhà tham vấn với những kỹ năng thực hành tu...

CỐ VẤN KỸ NĂNG SỐNG TRUNG TÂM RỒNG VIỆT VŨNG TÀU. THẦY LÊ ĐÌNH BÌNH NÓI VỀ CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG SỐNG KỸ NĂNG SỐNG

CỐ VẤN KỸ NĂNG SỐNG TRUNG TÂM RỒNG VIỆT VŨNG TÀU. THẦY LÊ ĐÌNH BÌNH NÓI VỀ CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG SỐNG KỸ NĂNG SỐNG

LÒNG NGƯỜI LÀ GIẤY

Lòng người ta là giấy, chứ không phải vàng đá ! Vì là giấy, nên sao ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nângniu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời? Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng con người là giấy.  Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần ?  Ai vô cảm bởi một lời khen?  Ai vắng nhau lâu ngày mà không nhớ ?  Chẳng phải lòng mình cũng vậy ư ?  Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một chút nghi kỵ đã là thừa.