Chuyển đến nội dung chính

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.



Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này.
Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low Self –Esteem). Những trải nghiệm thời thơ ấu cùng những tác nhân cũng cố âm tính tác động tiêu cực (được đề cập ở nội dung tiếp sau của bài viết) đến quá trình hình thành và duy trì, phát triển hình ảnh bản thân.
Mặc dù được nhìn nhận như những quan điểm nhưng hình ảnh về bản thân có thể được xem như một “bản báo cáo” đầy thực tế thông qua các kết quả từ các trải nghiệm trong cuộc sống như những thông điệp về những gì đang tồn tại nơi con người của chúng ta. Bao gồm sự tự đánh giá (giá trị của bản thân về những điều tích cực và tiêu cực) bên cạnh đó là quá trình tiếp nhận các đánh giá về bản thân từ những người xung quanh (gia đình, bạn bè, thầy cô, và một số mối quan hệ xã hội khác). Quả nhiên nếu các đánh giá với mức độ tích cực chiếm ưu thế thì hình ảnh bản thân của chúng ta cũng sẽ tích cực và ngược lại. Những trải nghiệm mang tính cá nhân trong quá trình sống, các hệ quả từ những trải nghiệm này là “những bài học – những kinh nghiệm” – như một cơ thế cân bằng đáp ứng nhu cầu sự thích nghi với môi trường sống xung quanh, hình thành nên những cơ chế ứng phó khi có tình huống xảy ra cho mỗi người theo cách mà từ chính môi trường sống xung quanh đã dạy họ.
Những kinh nghiệm bày đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì niềm tin về hình ảnh của riêng bản thân mình. Đó có thể là hệ quả từ các mối quan hệ/cách ứng xử - giao tiếp và phương thức giáo dục từ gia đình, về những hoạt động xã hội mà mỗi người con người tham gia, từ các trải nghiệm nơi trường học, trải nghiệm thời thơ ấu…bao gồm những gì mà ta nghe, ta thấy và ta cảm thông qua quá trình mã hóa lưu trữ cùng với quá trình nhận thức sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tác động một cách trực tiếp đến lòng tự trọng của mỗi cá nhân.
Một số nghiên cứu cho thấy sự khác biệt quan trọng giữa các cá nhân có sự lòng tự trọng cao (thường xuyên xuyên chú tâm đến việc duy trì, xây dựng và phát triển lòng tự trọng) ngược lại, những người có lòng tự trọng thấp (thường hay chú tâm vào những sai lầm, kết quả thất bại trong cuộc sống). Lòng tự trọng thấp được chứng minh có liên quan đến một số các hệ quả tiêu cực như trầm cảm (Silverstone, & Salsali, 2003).
Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến hình ảnh về bản thân,chúng ta sẽ cùng xem xét với một số khía cạnh sau:
·        Hệ thống các hình phạt (Hệ quả từ các phương thức giáo dục kém thích hợp) – môi trường mang tính bạo lực, sự bỏ bê hay lạm dụng.
·        Những ước nguyện và nguyện vọng từ bố - mẹ, gia đình tạo nên những áp lực mà bản thân cảm thấy dù nổ lực đến mấy cũng không thể nào đáp ứng được.
·        Sự thiếu hụt về kỹ năng ứng phó, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tự bảo vệ - chăm sóc bản thân, kỹ năng từ chối….
·        Việc thiếu thốn hệ thống nâng đỡ tâm lý (những người tạo nên cảm giác an toàn và đủ để cảm thấy tin cậy trong việc chia sẻ cảm xúc, áp lực…)
·        Được xem như là một nạn nhân phải lãnh chịu/tiếp nhận một cách thụ động, gián tiếp những căng thẳng hoặc đau khổ từ một người khác mà bản thân không đủ khả năng để đáp ứng/hỗ trợ.
·        Môi trường thiếu vắng sự ấm áp, quan tâm, yêu thương chân thành. Chỉ nhận lấy nhều lời chê bai mà thiếu vắng sự động viên, khen ngợi.
·        Bị cô lập tại trường, ở nhà, nơi làm việc…
·        Những ký ức tổn thương tâm lý, nặng nề hơn đó là những san chấn tâm lý, stress kéo dài, trải nghiệm thất bại liên tục thiếu kém sự động viên kịp thời.
Hai yếu tố góp phần không nhỏ vào việc hình thành hình ảnh bản thân đó là: những nhận thức tự động sai lệch và diễn giải sai lệch dẫn đến sự khủng hoảng trong phản ứng đáp trả kích thích (một số cơ chế tự vệ được xem xét như: sự thoái lùi, sự phủ nhận, sự dồn nén…). Với các suy nghĩ và niềm tin tiêu cực, phải chịu đựng hậu quả của việc xử lý các nhận thức âm tính, kém thích nghi như:
-         Xu hướng có những suy nghĩ tiêu cực.
-         Hệ thống niềm tin tiêu cực không đúng với thực tế .
-         Khuynh hướng trung thành với những giá trị mà gia đình đã đặt ra mặc dù bản thân cảm thấy ấp lực và mệt mỏi.
Bên cạnh đó là các yếu tố cũng cố âm tính thúc đẩy (Guindon, 2002) bao gồm:
-         Sự nhút nhát, tự cô lập bản thân, im lặng.
-         Cảm giác không an toàn, thiếu sự bảo vệ.
-         Thái độ/quan điểm tiêu cự về sự việc, tình huống diễn ra.
-         Buồn rầu.
-         Thiếu thích ứng với môi trường hiện tại.
-         Cảm giác giận dữ, hay gây hấn/thù địch.
-         Thiếu những động lực/mục tiêu cho bản thân một cách tích cực.
-         Căng thẳng/ lúc nào cũng có cảm giác là bị giám sát, theo dõi.
-         Nhận thức về bản thân thiêu tích cực.
-         Hạn chế/ yếu kém trong việc thiết lập mối quan hệ xã hội.
-         Phản ứng/đáp ứng một cách tiêu cực thông qua: suy nghĩ, cảm xúc, hành vi.


Với thuyết nhận thức hành vi, quá trình có thể được nhìn nhận thông qua sơ đồ sau: 



 







Việc tác động vào những suy nghĩ, niềm tin tự động với kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức, kết hợp với kế hoạch can thiệp và thay thế các hành vi thiếu thích ứng bởi các hành vi thích ứng, cung cấp các kỹ năng còn thiếu hụt đáp ứng tốt về khả năng ứng phó và giải quyết vấn đề xảy ra trong cuộc sống, cùng các trải nghiệm cảm xúc tích cực sẽ tạo nên những tác động trị liệu tâm lý tích cực cho quá trình thay đổi hình ảnh tiêu cực về bản thân (Sự sút giảm- kém về lòng tự trọng).

Vậy ta làm gì hay như thế nào để có được sự duy trì về hình ảnh tích cực của bản thân, dưới đây là một số đề nghị:
·        Đầu tiên, ta cần phải nhận diện và thách thức các niềm tin tiêu cực thông qua các lập luận, bằng chứng xác đáng chống lại các niềm tin này – nhằm thúc đẩy lòng tự trọng. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách ghi lại nhật ký giống như là nhật ký cảm xúc, với việc ghi nhận các suy nghĩ tiêu cực về bản thân và thế giới xung quanh như: “mày đúng là ngu ngốc”, “mày thật là tệ hại”, “chẳng ai quan tâm tôi cả”…và tự hỏi chúng xuất hiện từ bao giờ ?
·        Tiếp theo, chúng ta cần liệt kê ra các bằng chứng nhằm thách thức/chống lại các niềm tin tiêu cực này, những nhận xét tích cực về bản thân mà bạn cho là đúng, cũng không quên viết ra những nhận xét tốt đẹp mà mọi người đã nhìn nhận về bạn.

·        Sẽ là một thiếu xót khi bản thân tạo cho mình một danh sách ít nhất là 5 điều tích cực mà bản thân mình có: tôi đạt kết quả cao trong học tập, tôi giúp bố mẹ công việc nhà, tôi được cô đánh giá là một học sinh chăm chỉ…bên cạnh đó là những điều mình còn hạn chế, với một khẩu hiệu tự động viê hay một câu nói mà bạn tâm đắt như “cố lên tôi ơi, rồi sẽ đạt được thôi mà ^.^” hay “có công mài sắt, có ngày nên kim” chẳng hạn….
·        Không quên thiết lập một kế hoạch chăm sóc bản thân với những điều mình thích, tự thưởng cho bản thân….
·        Bên cạnh đó, còn có một số cách khác nhằm hỗ trợ trong việc tăng cường nhìn nhận tích cực về hình ảnh bản thân:
-         Nhận diện những gì tốt đẹp mà bạn đang có.
-         Xây dựng, duy trì, mở rộng và phát triển các mối quan hệ xã hội tích cực, các hoạt động cộng đồng mà điều này giúp đỡ được bạn trong việc lắng nghe  - chia sẻ, thể hiện bản thân, không ngừng hỗ trợ giúp bạn phát triển năng lực bản thân.
-         Tử tế và tôn trọng lấy chính mình. Giáo sư Williams (Giáo sư phụ trách bộ môn tâm lý – tâm thần học trường ĐH Glasgow) khuyên rằng: "Hãy rộng lượng với chính mình. Điều đó có nghĩa nhẹ nhàng với chính mình những lúc bạn cảm thấy như đang tự phê bình. Hãy suy nghĩ những gì bạn muốn nói để khuyến khích một người bạn trong một tình huống tương tự. Chúng tôi thường đưa ra lời khuyên tốt hơn cho người khác hơn là chúng ta làm cho chính chúng ta.
-         Cần có sự quyết đoán, và kỹ năng từ chối – Say “no”.
-         Tự đặt cho mình những mục tiêu, những thách thức (phù hợp với thực tế và năng lực của bản thân – điều có thể thực hiện), mà điều này như là một động lực giúp bạn nỗ lực cố gắng.
Nhưng một khi bạn rơi vào vòng xoáy cảm xúc tiêu cực mà không thể nào tự thoát ra, sự thất vọng, chán nản, cảm giác căng thẳng và sợ hãi luôn bên bạn, hành vi tự trừng phạt bản thân...với những dấu hiệu này, khuyến nghị dành cho bạn là: hãy tìm đến sự giúp đỡ từ chuyên viên tâm lý, nhà tâm lý, bác sĩ chuyên khoa tâm thần đáng tin cậy.

Tài liệu tham khảo:
1.      Abraham, T. (1988). Toward a Self-Evaluation Maintenance Model of Social Behavior. In L. Berkowitz (Ed), Advances in Experimental Social Psychology (pp. 181–227).Academic Press.
2.      Coopersmith, S. (1967). The Antecedents of Self-esteem. Freeman.
3.      Harter, S. 1993. Causes and Consequences of Low Self-esteem in Children and Adolescents. In Baumeister, R.F. (Ed.) Self-Esteem: The Puzzle of Low Self-regard (pp. 87-116).
4.      Mruk, C. (1995). Self-Esteem: Research, Theory, and Practice. Springer.
5.      Rosenberg, M., & Owens, T.J. (2001). Low self-esteem people: A collective portrait. In T.J. Owens. S. Stryker, & N. Goodmanm (Eds.), Extending self-esteem theory and research (pp. 400-436). New York: Cambridge University Press.
6.      Sharon L.Johnson, Copyright 1997. 1-2-3 The Therapist’s Guide to Clinical Intervention. 


Popular Posts

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c