Chuyển đến nội dung chính

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là:

-         Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?...
-         Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - chấp nhận à thống nhất và thiết lập một cầu nối giữa gia đình và hệ thống can thiệp.
-         Việc lượng giá cho quá trình can thiệp cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng như: sẽ quan sát và đánh giá trẻ như thế nào ? công cụ hỗ trợ ra sao ? Hạn mức bao lâu là đánh giá một cách hợp lý ? Khi trẻ không thực hiện được những mục tiêu được đặt ra thì cầ phải làm gì ?
Ở bước đầu tiên, việc xác định là đánh giá mức độ phát triển của trẻ có nguy cơ tự kỷ cần đảm bảo đúng với chẩn mực khoa học và các mốc phát triển theo lứa tuổi của trẻ. Đóng một vai trò vô cùng quan trọng, thực sự nếu khâu đầu tiên này trở nên sai lệch thì mọi cố gắng cho tiến trình hỗ trợ và trị liệu, giáo dục cho trẻ đều là dã tràng se cát biển đông, vì rằng các phương thức tác động mang tính ép buộc từ bên ngoài này vô tình trở thành những “hình phạt” mang tính bạo lực một cách máy móc và áp chế trẻ phải thay đổi như một cổ máy được “thiết lập chế độ vận hành tự động”. Vậy chiếc “cầu nối” để cả một hệ thống hỗ trợ nâng đỡ - giáo dục và trị liệu cho trẻ đạt đến một mục đích chung là “nhìn về cùng một hướng – những gì mà bản thân trẻ đã đang và có thể sẽ đạt được trong tương lai” – một “hành trình cùng làm người và sống một cách thực thụ hướng đến sự trọn vẹn với trẻ”. Vậy cơ sở của việc tiến hành lượng giá về mức độ phát triển này được hình thành dựa trên cơ sở nào ? Đánh giá trên những lĩnh vực nào…chúng ta cùng tham khảo cùng với nội dung tiếp sau đây.
11. Đánh giá mức độ phát triển của trẻ có nguy cơ về rối loạn tự kỷ.
Dựa trên cơ sở lý thuyết về phát triển mà L.X VYGOTSKY, tác gả Eric Schopler đã đưa ra cách nhận định về 3 vùng sinh hoạt của trẻ bao gồm:
-         Vùng thứ 1vùng tự lập. Ở đây, trẻ em đã có khả năng sống một mình, làm một mình, chơi một mình, không cần có sự giúp đỡ hoặc khích lệ của một người lớn à Dựa vào Vùng Tự lập (+), chúng ta khám phá và tạo ra những vui thích và năng động cho trẻ em. Mỗi lần trẻ em gặp vấn đề, khó khăn, trắc trở, chúng ta giúp trẻ em đi lui, quay trở về với các sinh hoạt trong Vùng Tự lập, để tìm lại lòng tự tin, hay là ý thức về khả năng hiện thực của mình.
-         Vùng thứ 3 là vùng xa lạ (không an toàn) . Ở đây, với những điều kiện tâm lý hiện tại, trẻ em không có khả năng làm chủ tình hình, hay là không thể nào thực hiện một điều gì, cho dù với sự giúp đỡ và khích lệ tối đa của một người lớn. Nếu bị ép buộc phải sinh hoạt, trong vùng xa lạ nầy, trẻ em sẽ tức khắc từ chối, bằng những hành vi chạy trốn, khóc la, nhắm mắt, bịt tai, ngoảnh mặt nhìn chỗ khác. Nếu người lớn không hiểu cách từ chối của trẻ em, vẫn tiếp tục thúc ép, đòi hỏi, áp đặt… trẻ em sẽ từ từ thoái hóa, sa vào tình trạng tê liệt, bị động, ù lì và trầm cảm nặng. Khi có những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bước vào Vùng Xa lạ (-), chúng ta hãy sáng suốt và can đảm sáng tạo những dụng cụ sư phạm, nhằm giúp trẻ dừng lại. Ngoài ra, trong quan hệ tiếp xúc, chúng ta không « cố tình xô đẩy » gắn nhản cho trẻ vào Hành Vi Rối Lọan hay là Triệu chứng, nghĩa là từ chối, chống đối, phản loạn, một cách vô thức, máy móc và tự động.
-         Vùng thứ 2, nằm ở giữa hai vùng 1 & 3, mang tên là vùng học tập hay là vùng trung gian. Khi nhận thấy trẻ em đang sinh hoạt một cách tự lập và bộc lộ ra ngoài thái độ vui thích và hứng khởi, một người lớn có những hiểu biết tâm lý và khả năng sư phạm, sẽ nhẹ nhàng tiến lại gần, quan sát, đưa mắt nhìn, tạo quan hệ qua lại hai chiều. Từ đó, chúng ta có thể đề nghị thêm một điều nho nhỏ, vừa tầm đón nhận và tiếp cận của trẻ em. Với phương thức tác động nầy – nếu được tổ chức một cách có hệ thống, bao gồm những bước đi lên từ dễ đến khó –  trẻ em sẽ càng ngày càng nới rộng ra vùng sinh hoạt tự lập và vui thích của mình. Đồng thời, vùng xa lạ sẽ lùi dần và nhường bước cho vùng học tập.
Tác giả Eric Schopler cùng với các bạn đồng nghiệp, vào những năm từ 1979 đến 1988, trong hai đợt làm việc với 420 trẻ em, đã sáng tạo và hoàn chỉnh một bảng lượng giá có tên là PEP, bao gồm 174 tiết mục (bản lưu hành hiện nay là PEP-3 với 172 tiểu mục thuộc 10 lĩnh vực khảo sát ) cùng với các công cụ hỗ trợ cho việc thực hiện test đó là các công cụ giáo dục và vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Xoay quanh các lĩnh vực được khảo sát nhằm đánh giá mức độ phát triển của trẻ. Dưới đây là Sự khác biệt giữa test PEP phiên bản đầu và PEP -3 (cải tiến từ PEP).

Test PEP
Test PEP-3
1.- Bắt chước (Bc) : 16 tiểu mục,
2.- Nhận Thức (Nt) : 13 tiểu mục,
3.- Vận động tinh (Vđt) : 16 tiểu mục,
4.- Vận động thô (Vđth) : 18 tiểu mục,
5.- Phối hợp mắt và tay (Ph) : tiểu mục,
6.- Kỹ năng tư duy (Td) : 26 tiểu mục,
7.- Kỹ năng ngôn ngữ (Nn) : 27 tiểu mục
1.      Nhận thức bằng ngôn ngữ/tiền ngôn ngữ (CVP)
2.      Diễn đạt bằng lời (LE),
3.      Tiếp nhận ngôn ngữ (LR)
4.      Vận động tinh (MF)
5.      Vận động tổng quát (MG)
6.      Bắt chước vận động thị giác (IOM)
7.      Biểu đạt cảm xúc (EA).
8.      Tương tác xã hội (RS).
9.      Hành vi vận động đặc trưng (CMC).
10. Hành vi ngôn ngữ đặc trưng (CVC)

Những tiểu mục là câu hỏi không xếp đặt theo thứ tự từ dễ đến khó, tùy theo lứa tuổi khôn lớn và phát triển của trẻ em từ 0 tháng (0 tuổi) đến 84 tháng (7tuổi) mà chúng được hòa trộn vào nhau, trong giai đoạn khảo sát trẻ em. Tiếp sau đó, vào giai đoạn tổng hợp kết quả bằng số lượng, sẽ phân định và đối chiếu 7 lĩnh vực được liệt kê ở trên với nhau. Điều này nhằm phát hiện, trong sơ đồ thể hiện kết quả, đâu là điểm MẠNH và điểm YẾU hay là điểm CAO và điểm THẤP của trẻ đang có tại thời điểm được đánh giá. Quá trình tổng điểm thô dựa vào 3 thể thức mà trẻ đạt được bao gồm:
-         Điểm cộng (+): khi trẻ thực hiện, trả lời đúng mà trẻ tự thực hiện hoặc có sự giúp đỡ từ người khác.
-         Điểm trừ (-): khi trẻ không thực hiện được hoặc thất bại trong các tiểu mục (trẻ không muốn, không biết và không tìm cách làm, mặc dù được người lớn hướng dẫn, nâng đỡ và khích lệ tối đa, bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, khích lệ như vậy không có nghĩa là ép buộc, cưỡng chế, áp đặt, sử dụng bạo động, trừng phạt, đe dọa).
-         Điểm cộng và trừ (+/-): bản thân trẻ có thiện chí và ý định trả lời, cũng như hợp tác và lắng nghe, tuy dù kết quả cuối cùng không đạt chỉ tiêu. Chúng ta tìm cách khích lệ, khen thưởng và củng cố, khi trẻ đang rụt rè bước vào Vùng Học tập (+/-).
Với trẻ có rối loạn hành vi, cần chú ý khảo sát trên 2 bình diện là quan hệ và xúc động. Sẽ được mở rộng hơn với việc khảo sát trên 4 bình diện đối với trẻ có rối loạn phổ tự kỷ là:
-         Vấn đề về thiết lập mối quan hệ (RlQh): khả năng tiếp xúc và tạo mối quan hệ  như lắng nghe, giao tiếp bằng mắt, tiếp nhận và thực hiện mệnh lệnh…
-         Vấn đề có liên quan đến quá trình tiếp nhận, đáp ứng và phản hồi từ 5vgiác quan (RlGq) dựa trên việc đánh giá về khả năng tiếp cận và cách thức sử dụng các loại vật dụng, dụng cụ thông qua quá trình hoạt động hàng ngày, hoạt động chơi.
-         Bình diện thứ 3 đó chính là những vấn đề có liên quan đến địa hạt ngôn ngữ (RlNn) như: phát âm, lặp lại, diễn tả...
-         Bình diện cuối cùng cần được đánh giá đó chính là khả năng bộc lộ,  thể hiện mong muốn, ý thích xuất phát từ động cơ thúc đẩy từ nội tâm của trẻ – đòi hỏi bằng ngôn từ thông qua lời nói hoặc hành vi thay vì ù lì, bị động chấp nhận tất cả những áp đặt từ /môi trường xung quanh (RlYt).


22. Sau khi đánh giá mức độ phát triển của trẻ, là việc xây dựng chiến lược can thiệp trẻ dựa trên kết quả từ quá trình chẩn đoán và lượng giá thông qua test đánh giá mức độ phát triển, đồng thời là bảng thống kê chi tiết ghi nhận những vấn đề mà hiện tại trẻ đang có như vấn đề về các hành vi hung tính, sự thiếu vắng về ngôn ngữ. Hay sự thiếu vắng từ việc giao tiếp bằng mắt, hoặc hạn chế trong việc sử dụng ngón trỏ để chỉ đồ vật…Một kế hoạch được lượng giá cụ thể về khoảng thời gian dài với các mục đích dài hạn, bên cạnh đó sẽ được chi tiết hóa bằng các chiến lược giúp trẻ cải thiện và phát triển theo chiều hướng tích cực với các mục tiêu ngắn hạn gắn liền với các mốc phát triển theo lứa tuổi. Các bài tập được thiết lập, với các kỹ thuật đặc trưng trong một khuôn khổ làm việc chuyên nghiệp. Có sự kết hợp từ một ekip làm việc chuyên nghiệp và kỹ năng mang tính chuyên môn như: Bác sĩ tâm thần nhi, chuyên gia hoặc tâm lý, giáo viên chuyên ngành giáo dục đặc biệt, và sự hỗ trợ từ một số lĩnh vực chuyên nghiệp khác như nhận viên công tác xã hội...
   
    Bài viết được tham khảo từ nguồn tài liệu của  GS. Nguyễn Văn Thành.


Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!