Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2015

MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CÓ THỂ DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG RỐI NHIỄU TÂM LÝ NƠI TRẺ EM

Lược trích từ tài liệu:  TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON Tác giả: NGUYỄN THỊ NHƯ MAI Gọi là những yếu tố nguy cơ tất cả những điều kiện, yếu tố có ở trẻ hoặc ở môi trường sống đưa đến nguy cơ mắc bệnh về tâm trí cao. Tóm tắt những yếu tố nguy cơ đó là: - Về phía trẻ: tình trạng non nớt, chưa thành thục, sớm phải chịu đựng những khổ tâm, đẻ non, sinh đôi, có bệnh về cơ thể sớm, chia li sớm, bệnh cơ thể mãn tính... - Về phía gia đình: chia li với cha mẹ, cha mẹ li hôn, gia đình thường xuyên bất hòa, cha mẹ nghiện rượu, cha mẹ có bệnh mãn tính, chỉ có một cha hoặc mẹ, cha mẹ chết... - Về xã hội: sự khốn khó về kinh tế - xã hội, hoàn cảnh di cư... Những yếu tố trên có thể không độc lập mà kết hợp lại với nhau và gây hậu quả mạnh hơn. Ví dụ, sự khốn khó về kinh tế - xã hội đi kèm với chưa thành thục dễ làm trẻ mắc bệnh tâm trí hơn là chỉ một yếu tố. Tuy nhiên, bản chất của những yếu tố, tình huống gây ra bệnh là khác nhau. Có thể phân biệt: - Những

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ TÂM THẦN HỌC PHẦN 1

Trong suốt quá trình sống, từ khi còn là một mầm sống được nâng niu và bảo bọc trong bụng mẹ cho đến lúc chào đời với tiếng khóc như báo hiệu “ba mẹ ơi…con đây này” cho đến lúc “trở về với cát bụi”. Một hành trình với biết bao những trải nghiệm, chính những trải nghiệm này đã cho mổi cá nhân “những bài học mang tính xương máu” cho chính mình. Trải nghiệm tích cực bao gồm những khoảnh khắc vở òa trong niềm vui và hạnh phúc, tự hào…nhưng dường như những trải nghiệm tiêu cực luôn có những tác động sâu sắc và không ít những người mang những “vết hằn” sâu thẳm nơi tâm hồn với những tổn thương đến từ những sự mất mát, đến từ sự thiếu thốn về tình cảm. Một góc nhìn thực tế rằng, luôn tồn tại những áp lực từ mọi lĩnh vực trong cuộc sống như: phải chu toàn bổn phận làm cha – làm mẹ đối với con như thế nào với khái niệm “trọn vẹn” ? Ứng xử với các thành viên trong gia đình cho đến việc dung hòa nét văn hóa mang tính truyền thống của hai bên nội ngoại ? Làm gì để tạo nên sự gắn kết và yêu thươ

GIẢI MÃ VỀ QUÁ TRÌNH ỨNG PHÓ (COPYING) VỚI GÓC NHÌN TÂM LÝ HỌC

Ứng phó là những hành động thuộc về nhận thức và hành vi nhằm chế ngự những đòi hỏi của một sự kiện được nhận định là có tính gây stress. Khi đối đầu với một sự kiện gây stress, đương sự sẽ cố gắng “hóa giải” sự nguy hại và phòng tránh sự đe dọa. Vẫn còn có ít dữ liệu về việc làm thế nào mà đương sự ứng phó được với các tác nhân gây stress trong môi trường sống tự nhiên. Sự biến hóa của các chiến lược ứng phó là vô hạn.  Có hai đích điểm chính của sự ứng phó: tự thay đổi bản thân mình (changing ourselves) hoặc thay đổi môi trường xung quanh (changing the environment). Đương sự có thể lựa chọn hoặc thích nghi để phù hợp tốt hơn với môi trường (“gió chiều nào theo chiều đó”) hoặc thay đổi môi trường để thích hợp với nhu cầu bản thân của mình (phân hóa và chế ngự)1. Ví dụ, nhà hàng xóm của bạn tổ chức một bữa tiệc ồn ào làm phá giấc ngủ của bạn. Bạn có thể chọn cách tham gia vào bữa tiệc (tự thay đổi) hoặc gọi cảnh sát (thay đổi môi trường). Những cố gắng ứng phó có thể hoặc định

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c