Chuyển đến nội dung chính

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ TÂM THẦN HỌC PHẦN 1

Trong suốt quá trình sống, từ khi còn là một mầm sống được nâng niu và bảo bọc trong bụng mẹ cho đến lúc chào đời với tiếng khóc như báo hiệu “ba mẹ ơi…con đây này” cho đến lúc “trở về với cát bụi”. Một hành trình với biết bao những trải nghiệm, chính những trải nghiệm này đã cho mổi cá nhân “những bài học mang tính xương máu” cho chính mình. Trải nghiệm tích cực bao gồm những khoảnh khắc vở òa trong niềm vui và hạnh phúc, tự hào…nhưng dường như những trải nghiệm tiêu cực luôn có những tác động sâu sắc và không ít những người mang những “vết hằn” sâu thẳm nơi tâm hồn với những tổn thương đến từ những sự mất mát, đến từ sự thiếu thốn về tình cảm.
Một góc nhìn thực tế rằng, luôn tồn tại những áp lực từ mọi lĩnh vực trong cuộc sống như: phải chu toàn bổn phận làm cha – làm mẹ đối với con như thế nào với khái niệm “trọn vẹn” ? Ứng xử với các thành viên trong gia đình cho đến việc dung hòa nét văn hóa mang tính truyền thống của hai bên nội ngoại ? Làm gì để tạo nên sự gắn kết và yêu thương sâu sắc trong hôn nhân ? Đó là những áp lực từ môi trường gia đình, cho đến những áp lực trong học tập và công việc…tất cả những áp lực này có thể xảy một cách riêng rẻ trong một giai đoạn nào đó hoặc là cùng nhau kéo đến như là một hệ lụy các rắc rối từ môi trường sống. Cơ chế ứng phó và căn bằng của mổi cá nhân luôn được thử thách, luôn trong trạng thái “cập nhật”. Và những vấn đề kể trên đều đóng vai trò vô cùng quan trọng với những tác động đến sức khỏe tâm thần của con người.
Vậy khái niệm sức khỏe tâm thần được hiểu như thế nào ? Nguyên nhân dẫn đến những vấn đề sức khỏe tâm thần bao gồm những vấn đề gì ?  Những lý giải về sức khỏe tâm thần với góc nhìn tâm lý xã hội về các vấn đề tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần cũng như một số vấn đề cần lưu ý trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần một cách lành mạnh. Đây chính là những tiểu mục mà chúng tôi muốn đề cập trong bài viết này.

Đầu tiên, chúng ta sẽ hiểu như thế nào về khái niệm sức khỏe tâm thần ?
Theo WHO, sức khỏe tâm thần là một trạng thái không chỉ không có rối loạn hay dị tật tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái, cân bằng về cảm xúc, hòa hợp các mối quan hệ gia đình, xã hội; có cảm xúc, hành vi và ứng xử phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Tất cả mọi người đều có sức khỏe tâm thần. Sức khỏe tâm thần có thể hiểu một cách “ dân dã”, đó là cách mà chúng ta suy nghĩ, cảm giác và hành động khi đương đầu với những sự kiện/những vấn đề xuất phát từ cuộc sống – đó là những thăng trầm của cuộc đời mổi người. Sức khỏe tâm thần là một trong những yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định cách chúng ta đối phó với sự căng thẳng và thay đổi trong cuộc sống cũng như đưa ra các lựa chọn và cân nhắc trong việc thiết lập, duy trì, phát triển các mối liên hệ với người khác.
Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến những vấn đề về sức khỏe tâm thần ?
Đây là là chủ đề hot và có rất nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu và cũng như các mô hình thực nghiệm được triển khai tập trung vào những yếu tố nguy cơ. Những yếu tố này luôn có sự “gắn kết” tạo nên những tác động cộng hưởng làm tăng những nguy cơ dẫn đến các rối loạn tâm thần (RLTT).
      Mô hình di truyền tập trung vào các yếu tố di truyền ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ xuất hiện RLSKTT. Các yếu tố di truyền đã được xem xét trong một số bệnh khác nhau như tâm thần phân liệt (TTPL), bệnh Alzheimer và trầm cảm.
      Mô hình sinh học tập trung vào những quá trình hoá - sinh, đặc biệt là các chất dẫn truyền  thần kinh (DTTK), những chất trung gian của cảm xúc và hành vi. Mô hình này cũng nhằm lí giải mối liên quan giữa những tổn thương não và các rối loạn sức khỏe tâm thần (RLSKTT).
      Mô hình tâm lý tập trung vào những quá trính tâm lý có ảnh hưởng đến suy nghĩ cảm xúc và hành vi. Không giống với 2 mô hình được nêu ở trên , điều đặc biệt tạo nên sự đặc trưng mà mô hình tiếp cận về tâm lý đó chính là sử dụng các học thuyết về tâm lý nhằm lí giải về các tình trạng rối loạn sức khỏe tâm lý – tâm thần từ những trường phái nổi tiếng như: phân tâm và phân tâm hiện đại, nhân văn, hành vi và nhận thức hành vi, thân chủ trọng tâm, nhận thức…
      Tiếp cận văn hoá - xã hội tập trung vào vai trò các yếu tố văn hoá và xã hội trong các RLSKTT.
      Mô hình hệ thống tập trung vào các hệ thống xã hội thu hẹp, đó thường là gia đình. Ở đây rối loạn được xem như là hệ quả của “tắc nghẻn kênh giao tiếp”, sự “sai lệch” về vai trò, vị trí, chức năng của các thành viên kèm theo sự hỗ trợ và nâng đỡ kém hiệu quả của hệ thống gia đình được xem xét.
      Mô hình sinh – tâm – xã hội nhằm mục đích tích hợp các yếu tố khác nhau được kể trên vào một mô hình nguyên nhân tổng thể. Tiếp cận này cho rằng yếu tố di truyền hoặc các yếu tố sinh học khác có thể làm tăng thêm nguy cơ xuất hiện các RLSKTT. Tuy nhiên các rối loạn có xuất hiện hay không  còn phụ thuộc vào cường độ mà cá nhân  “đang có nguy cơ” đó tiếp xúc thế nào với những yếu tố gây stress gia đình và xã hội hoặc cách cá nhân đó đối phó và những nguồn hỗ trợ cá nhân đối phó với stress. Nặng nề hơn là các sự kiện mang tính tác động tiêu cực như: mất mát người thân, nạn nhân của tình trạng bạo lực kéo dài…

PHẦN TIẾP THEO...ĐƯỢC CẬP NHẬT VÀO NGÀY 15/08/2015


Popular Posts

VAI TRÒ CỦA GIÁM SÁT TRONG THAM VẤN – TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Công việc tham vấn - trị liệu tâm lý luôn là một lĩnh vực đầy bí ẩn, đầy cuốn hút khi bạn sử dụng chính “con người của nhà tham vấn/nhà trị liệu” để làm việc với thân chủ - những người đang có những vấn đề khó khăn về tâm lý, rối loạn về chức năng về tâm lý. Dựa trên những kỹ thuật đặc trưng tác động đến tâm lý con người thông qua tiến trình trao đổi/chia sẻ, cung cấp thông tin…xin tạm được gọi là “điều trị thông qua lời nói”. Chính bản thân những nhà chuyên môn về tâm lý, nhà thực hành tâm lý cũng là con người. Đôi lúc, họ trở nên mệt mỏi với khó khăn trong những ca can thiệp, những trường hợp mà bản thân nhà tham vấn/trị liệu thấy “con người của chính mình” trong những rắc rối bản thân TC (thân chủ) đang gặp phải, đó là những vấn đề rắc rối trong công việc, các mối quan hệ, việc vận dụng các liệu pháp can thiệp…chính những vấn đề này, đòi hỏi có sự can thiệp và hỗ trợ từ những người giám sát (NGS). Một nhà trị liệu/hay một nhà tham vấn với những kỹ năng thực hành tu...

CỐ VẤN KỸ NĂNG SỐNG TRUNG TÂM RỒNG VIỆT VŨNG TÀU. THẦY LÊ ĐÌNH BÌNH NÓI VỀ CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG SỐNG KỸ NĂNG SỐNG

CỐ VẤN KỸ NĂNG SỐNG TRUNG TÂM RỒNG VIỆT VŨNG TÀU. THẦY LÊ ĐÌNH BÌNH NÓI VỀ CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG SỐNG KỸ NĂNG SỐNG

LÒNG NGƯỜI LÀ GIẤY

Lòng người ta là giấy, chứ không phải vàng đá ! Vì là giấy, nên sao ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nângniu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời? Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng con người là giấy.  Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần ?  Ai vô cảm bởi một lời khen?  Ai vắng nhau lâu ngày mà không nhớ ?  Chẳng phải lòng mình cũng vậy ư ?  Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một chút nghi kỵ đã là thừa.