Chuyển đến nội dung chính

GIẢI MÃ VỀ QUÁ TRÌNH ỨNG PHÓ (COPYING) VỚI GÓC NHÌN TÂM LÝ HỌC

Ứng phó là những hành động thuộc về nhận thức và hành vi nhằm chế ngự những đòi hỏi của một sự kiện được nhận định là có tính gây stress. Khi đối đầu với một sự kiện gây stress, đương sự sẽ cố gắng “hóa giải” sự nguy hại và phòng tránh sự đe dọa. Vẫn còn có ít dữ liệu về việc làm thế nào mà đương sự ứng phó được với các tác nhân gây stress trong môi trường sống tự nhiên. Sự biến hóa của các chiến lược ứng phó là vô hạn. 

Có hai đích điểm chính của sự ứng phó: tự thay đổi bản thân mình (changing ourselves) hoặc thay đổi môi trường xung quanh (changing the environment). Đương sự có thể lựa chọn hoặc thích nghi để phù hợp tốt hơn với môi trường (“gió chiều nào theo chiều đó”) hoặc thay đổi môi trường để thích hợp với nhu cầu bản thân của mình (phân hóa và chế ngự)1. Ví dụ, nhà hàng xóm của bạn tổ chức một bữa tiệc ồn ào làm phá giấc ngủ của bạn. Bạn có thể chọn cách tham gia vào bữa tiệc (tự thay đổi) hoặc gọi cảnh sát (thay đổi môi trường). Những cố gắng ứng phó có thể hoặc định hướng theo cảm xúc (emotion-oriented) hoặc định hướng theo vấn đề (problem-oriented). Sự ứng phó định hướng cảm xúc nhắm vào việc giảm bớt sự khuấy động cảm xúc gây nên bởi stress. Sự ứng phó định hướng vấn đề nhắm vào việc thay đổi sự kiện được xem là có hại. Cả hai hướng ứng phó có thể được thực hiện đồng thời, hoặc riêng biệt, và cũng có khi là không tương hợp với nhau. Trong hầu hết các tình huống gây stress, các cố gắng ứng phó đều tập trung vào cả hai hướng (Folkman, Lazarus, 1980). Hãy hình dung rằng bạn đang rất căng thẳng về kỳ thi giữa niên khóa được tổ chức vào tuần tới. Việc ứng phó định hướng vấn đề là làm sao tập trung vào việc học. Ứng phó định hướng cảm xúc có thể dùng thuốc để giải bớt lo âu. Dường như việc ứng phó định hướng vấn đề được ưa chuộng hơn vì nó giải quyết được “gốc rễ” của vấn đề; nhưng ứng phó định hướng cảm xúc cũng rất quan trọng. Cảm xúc thường là khổ sở và lo lắng, và có hậu quả bắt nguồn từ stress. Sự khuấy động cảm xúc cũng có thể can thiệp vào các cố gắng về nhận thức và hành vi của đương sự khi ứng phó với vấn đề. Trong vài trường hợp (như thiên tai hoặc bị thương tật), ít có khả năng để chúng ta làm được điều gì nhằm giải quyết vấn đề; việc cơ bản là ứng phó với tình trạng khuấy động cảm xúc được khơi lên từ các sự kiện ấy. Các chiến lược ứng phó có ba hình thức:

Chiến lược ứng phó về nhận thức (cognitive coping strategy) 
Chúng ta có thể ứng phó với những tác nhân gây stress hoặc với cảm xúc của chính mình bằng cách giải quyết vấn đề, tự nói chuyện (self-talk) và tái nhận định (reappraisal). Giải quyết vấn đề bao gồm việc phân tích tình huống để đề ra những hành động khả thi, đánh giá những hành động đó và lựa chọn kế hoạch hành động hữu hiệu (Janis, Mann, 1977). Ví dụ, với kỳ thi giữa niên khóa, việc giải quyết vấn đề có thể gồm làm sao để giảm bớt lo âu (định hướng cảm xúc, đích là bản thân) (emotion-oriented, sefl as target); học thế nào để được điểm cao (định hướng vấn đề, đích là bản thân) (problem-oriented, sefl as target); vào học lớp nào để bớt lo (định hướng cảm xúc, đích là môi trường) (emotion-oriented, environment as target); và làm sao tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè để cùng học (định hướng vấn đề, đích là môi trường) (problem-oriented, environment as target). 
Tự nói chuyện một mình ngụ ý chỉ những câu nói hoặc ý nghĩ thầm kín được dùng để hướng dẫn những cố gắng của chúng ta vào việc ứng phó với sự kiện gây stress cùng những khuấy động cảm xúc kèm theo nó. “Lời nói bên trong” ấy hướng sự chú tâm đến những kích thích thích đáng, tạo điều kiện cho việc hình thành và thực hiện các chiến lược ứng phó và cung cấp một sự phản hồi chính xác. Tưởng tượng bạn đang ngồi trên chiếc ghế của một nha sĩ, chờ làm răng. Bạn có thể tự nhủ “Vị nha sĩ là người thận trọng; ông sẽ chăm sóc chứ không làm đau mình đâu” (định hướng cảm xúc, đích là môi trường); hoặc “Mình căng thẳng quá, cần thở sâu để thư giãn” (định hướng cảm xúc, đích là bản thân); “Nhìn những hình vẽ trên trần nhà kia có lẽ dễ chịu hơn” (định hướng vấn đề, đích là môi trường); hoặc “Mình cần phải đương đầu với nó đây” (định hướng vấn đề, đích là bản thân). 
Tái nhận định gồm việc giảm bớt tác động của sự kiện bằng cách thay đổi cách diễn giải sự kiện. Nói cách khác, sự kiện sẽ được gán cho một ý nghĩa khác. Một thí sinh thi hỏng có thể nghĩ rằng “Bài thi này thật khó quá sức” (định hướng vấn đề, đích là môi trường), hoặc “Hôm nay xui thật” (định hướng vấn đề, đích là bản thân). Sự tức giận này có thể được nhận định lại bằng cách nghĩ rằng “Ông thầy thật đáng ghét, mình có quyền tức giận được chứ” (định hướng cảm xúc, đích là môi trường) hoặc “Chẳng đáng gì, khóa học này dù sao cũng không quan trọng” (định hướng cảm xúc, đích là bản thân). 
Chiến lược ứng phó về hành vi (behavioral coping strategy) 
Đương sự cũng phải ứng phó với stress bằng hành vi. Nói chung, có bốn loại đáp ứng với stress bằng hành vi: tìm kiếm thông tin, hành động trực tiếp, kiềm chế hành động và quay sang người khác. 
Tìm kiếm thông tin (seeking information) là thâu thập dữ liệu về bản chất của tác nhân gây stress và về các chiến lược ứng phó khả thi. Một người khi biết mình bị ung thư có thể tìm kiếm thông tin về tiên lượng của bệnh này thông qua một nhân viên y tế (Haan, 1977). Người đó có thể dựa vào sự thay đổi kích thước của khối u có thể sờ nắn được để đánh giá hiệu quả của điều trị (Norenz, Leventhal, Love, 1982). Thông tin vì thế sẽ giúp ích cho các chiến lược ứng phó và tăng cường cảm giác về khả năng kiểm soát và tiên đoán sự kiện. 
Hành động trực tiếp (direct action) là công khai các đáp ứng bằng lời nói hoặc hành động nhằm làm thay đổi tác nhân gây stress hoặc các khuấy động cảm xúc liên quan đến stress. Một người bị bong gân cổ chân có thể nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau hoặc đến bác sĩ khám. Một người vừa bị mất đi người mà mình thương yêu có thể tự “chôn” mình trong công việc, hoặc xem những bức hình cũ của người quá cố cho vơi bớt nỗi buồn. 
Kiềm chế hành động (inhibiting action) là không làm một điều gì đó nhằm làm giảm bớt stress và các khuấy động cảm xúc. Một người bị ho kinh niên có thể ngưng hút thuốc lá. Tránh các tình huống tạo nên lo âu cũng thích hợp với loại đáp ứng này. Ví dụ, đương sự thường hay “quên” các cuộc hẹn với nhân viên y tế vì bị đau hoặc bị ngượng ngùng khi được khám bệnh. Loại ứng phó sau cùng về hành vi - quay sang người khác (turning to others) - theo truyền thống thường được gọi là sự hỗ trợ xã hội (social support). 
Hỗ trợ xã hội (Social support) 
Cụm từ “quay sang người khác” được dùng ở đây vì nó nhấn mạnh vào bản chất tích cực và tương hỗ của chiến lược ứng phó này. Mối tương quan giữa bản thân chúng ta và những người khác tạo nên nguồn lực quan trọng để ứng phó với stress. Chúng ta có thể nhận được sự hỗ trợ vật chất, tinh thần và thông tin từ những người khác. Hỗ trợ vật chất gồm tiền bạc, hàng hóa và các dịch vụ sẵn có từ những người khác (Cohen, McKay, 1984). Hỗ trợ tinh thần là khi cảm thấy mình được người khác yêu thương, đánh giá cao và có cơ hội để trao đổi những cảm giác ấy (Cobb, 1976). Hỗ trợ thông tin là khi được người khác cho ý kiến về ý nghĩa của những sự kiện gây stress, hoặc cho lời khuyên về những chiến lược ứng phó và cung cấp một phản hồi về tính đúng đắn của các cố gắng ứng phó này (Cohen, McKay, 1984). 
Hỗ trợ xã hội có thể điều chỉnh stress bằng hai cách. Đầu tiên, một sự hỗ trợ như thế có thể phòng ngừa được stress. Biết được những người khác sẽ chăm sóc và giúp đỡ mình là một cách để phòng ngừa stress vì các sự kiện khi ấy sẽ được xem là ít có tính đe dọa (Singer, Lord, 1984). Việc thiếu sự hỗ trợ xã hội có liên quan đến tình trạng sức khỏe kém. Ví dụ Berkman và Syme (1979) đã thấy rằng hỗ trợ xã hội là một yếu tố tiên lượng khiêm tốn nhưng rất quan trọng về tình trạng tử vong, ngay cả khi tình trạng sức khỏe ban đầu, các hành vi gây tổn hại sức khỏe và tình trạng xã hội đã được kiểm soát. Những ai ít có những mối quan hệ xã hội thường có tỷ lệ tử vong cao hơn. 
Hỗ trợ xã hội cũng có thể làm giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực của stress khi nó đã xuất hiện. Ví dụ, hỗ trợ xã hội có liên quan đến thời gian sống còn được kéo dài hơn ở những bệnh nhân ung thư (Weisman, Worden, 1975). Một số lớn vấn đề được báo cáo ở những bệnh nhân là các vấn đề về giao tiếp. Chúng bao gồm sự khó giao tiếp với người khác về bệnh ung thư, nói chuyện với những thành viên trong gia đình về tương lai và việc thu thập thông tin từ những nhân viên y tế (Wortman, Dunken-Schetter, 1979). Nhân viên y tế, gia đình và bạn bè có thể giúp bệnh nhân ung thư làm rõ vấn đề và đoan chắc điều gì sẽ xảy đến với họ, biểu hiện tình yêu thương, sự chăm sóc, và cùng nhau phát triển những chiến lược ứng phó với các nhu cầu về thể chất và tinh thần của bệnh ung thư cùng việc điều trị bệnh này. Hỗ trợ xã hội cũng kích thích sự lành bệnh bằng cách thúc đẩy người bệnh gắn bó hơn với việc điều trị (Suls, 1982). 
Những yếu tố xác định nên chiến lược ứng phó 
Một số lớn chiến lược ứng phó có thể được áp dụng để đáp ứng với stress. Việc chọn lựa chiến lược chịu ảnh hưởng bởi các thông số thuộc về bản thân đương sự cũng như các thông số thuộc về tình huống. Những thông số cá nhân như giá trị (value) và niềm tin (belief) sẽ làm phát sinh hoặc loại bỏ một số cách thức hành động và ảnh hưởng đến cách thức của đương sự ứng phó như thế nào với tác nhân gây stress. Một kiểu cách đáp ứng cũng phải có sẵn trong “vốn sống” của đương sự trước khi nó có thể được sử dụng để ứng phó với các tác nhân gây stress. Ly hôn là một giải pháp hợp lý để giải quyết mâu thuẫn vợ chồng (trong những tình huống không thể hòa giải), nhưng nó lại là điều không thể chấp nhận được ở những ai có niềm tin rằng ly hôn là có tội. Một đáp ứng quyết đoán dường như là cách chọn lựa hợp lý để ứng phó với những kẻ không biết điều, nhưng có nhiều người đã không biết cách biểu lộ những cảm giác và ý kiến của mình một cách trực tiếp và mạnh mẽ như thế. Tóm lại, các kiểu hành động ứng phó phải “có sẵn” nơi đương sự và được đương sự chấp nhận. 

Tình huống xảy ra tác nhân gây stress cũng có thể ảnh hưởng đến phương thức mà đương sự áp dụng để ứng phó. Hiển nhiên rằng, tác nhân gây stress tự nó có thể thúc đẩy tính khả dụng và hiệu quả của các chiến lược ứng phó. Nỗi mất mát từ cái chết của một người mà mình thương yêu chủ yếu đòi hỏi một hình thức ứng phó định hướng cảm xúc, bởi không thể nào làm người chết sống lại. Nội dung của tác nhân gây stress cũng thúc đẩy sự ứng phó. Hậu quả không hay sẽ xảy ra nếu một người nào đó đánh ông chủ của mình vì những yêu cầu làm việc không hợp lý. Những cố gắng ứng phó do vậy thường phải làm sao phù hợp với những áp lực và đòi hỏi của môi trường.

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c