Chuyển đến nội dung chính

NHỮNG YẾU TỐ CẦN LƯU Ý ĐỂ CÓ NHỮNG QUYẾT ĐỊNH HIỆU QUẢ

Hàng ngày, chúng ta đưa ra hàng trăm quyết định dù là học tập hay kinh doanh, dù là làm việc cá nhân hay làm việc nhóm...Có thể phân loại tất cả các quyết định thành ba kiểu: đơn giản, phức tạp, rắc rối. Hầu hết các quyết định chúng ta đưa ra đều là đơn giản, gồm có việc lựa chọn quần áo hay món ăn. Và cũng có những quyết định với tính chất ‘phức tạp’ mà yêu cầu một mức độ tính toán hay lựa chọn một thông tin nào đó nhưng có mức độ yêu cầu mức độ chính xác, ví dụ như việc quyết định tới một nhà hàng cho một sự kiện như cầu hôn hay đi xem một bộ phim cụ thể phù hợp với người đi cùng, lựa chọn một ngôi trường phù hợp cho con của bạn. Và một số quyết định mà chúng ta ít thường xuyên đối mặt hơn, nhưng thường phải đấu tranh với quyết định đó, được gọi là ‘rắc rối’ chẳng hạn như giao dịch bất động sản, kinh doanh và công việc quản lý- điều hành, xây dựng chiến lược cho dự án…

Và thường thì những quyết định này có những vấn đề cần được đề cập như: có mức độ rủi ro cao, kết hợp các vấn đề về yếu tố con người gồm cả áp lực xã hội cao, môi trường bất lợi. Ngoài ra, các quyết định dù là đơn giản hay phức tạp đều có thể trở thành rắc rối khi không có đầy đủ thông tin tốt.

Chẳng ai có quyết định đúng đắn ở tất cả mọi thời điểm và dường như không có nhiều người cho rằng bản thân luôn luôn có những quyết định đúng đắn. Nhưng nếu bản thân không ngừng trao dồi các kỹ năng ra quyết định trong cuộc sống và công việc, như một chiếc chìa khóa dẫn đến sự thành công. Vậy kỹ năng ra quyết định là gì? Các bước để thực hiện quyết định một cách hiệu quả như thế nào? Đó chính là mục đích muốn đề cập đến trong bài viết này.

Cuộc sống luôn gắn liền với những quyết định, vốn dĩ bản thân mỗi người luôn phải chịu trách nhiệm vào những quyết định của chính mình. Và ai cũng mong muốn rằng mình sẽ tránh khỏi những rắc rối đến từ những quyết định sai lầm.
Vậy để có một quyết định sáng suốt ta cần lưu ý đến một số yếu tố như: một tầm nhìn mang tính bao quát nhưng rõ ràng với các hoạch định sáng suốt cho tương lai; hiểu và xem xét về các rủi ro có thể gặp phải; thu thập và tổng hợp thông tin về tình hình thực tế với kỹ năng đặt câu hỏi, giao tiếp…; luôn có những yếu tố con người tác động như lợi ích cá nhân (nhóm/tập thể), những thành kiến, định kiến, quan điểm cá nhân, tôn giáo các yếu tố về văn hóa gia đình, địa phương không ngừng tác động đến các quyết định; trao đổi và lắng nghe với những người chịu tác động từ các quyết định.

Vậy câu hỏi được đặt ra là, có một quy trình hữu hiệu nào nhằm hỗ trợ cho các quyết định hay không ? Trong quá trình làm việc, với rất nhiều tình huống và thời điểm khác nhau cũng như đối tượng khác nhau, trình độ văn hóa. Chính những kinh nghiệm này sẽ là một yếu tố quan trọng để tạo nên sự tự tin trong các quyết định của mỗi người. Thế nhưng có một quy trình chung được đề xuất nhằm hỗ trợ cho việc đưa ra các quyết định (make a dicision) trở nên hiệu quả hơn trong quá trình làm việc nhóm hoặc quản trị nhân sư theo hình dưới đây (H1)

Và đến đây, ta cần lưu tâm về một số yếu tố con người góp phần không nhỏ có liên quan trong việc thúc đẩy và thực hiện quyết định như những kỹ năng và tâm lý thường gặp của người đóng vai trò quyết định, người tham gia (thực hiện quyết định).

 1. Người quyết định: 

  • Cần chia sẻ nhận thức của mình về hoàn cảnh cũng như tiêu chí được đề ra. Cần lưu ý rằng đây là những thông tin cơ bản và phù hợp với mục đích của vấn đề được đề cập nhưng vẫn đảm bảo rằng các vấn đề đều được sáng tỏ, rỏ ràng và minh bạch.
  • Đảm bảo rằng các phương án, kế hoạch được quyết định sẽ được công khai - mọi người đều có thể nhìn thấy (ghi trên bảng, trình chiếu, in ra văn bảng...), khuyến khích các ý tưởng...
  • Trong quá trình thảo luận nhằm đưa ra quyết định cần có sự tôn trọng và lắng nghe tích cực. Luôn ghi nhớ rằng trách nhiệm của người đưa ra quyết định không phải là đề xuất ý tưởng mà quan trọng hơn là quyết định sử dụng ý tưởng được đề xuất một cách hiệu quả.
  • Khi triển khai thực hiện kế hoạch cần lưu ý trong việc xử lý các hành vi vi phạm một cách lịch sự nhưng kiên quyết, thận trọng trong việc lắng nghe đối với người vi phạm, nhằm hạn chế các sai phạm có thể tiếp tục xảy ra hoặc hạn chế các yếu tố gây ảnh hưởng...
  • Không để bản thân rơi vào tình trạng bị tấn công (tâm lý) hay phòng thủ cảm tính.
  • Tùy theo từng đối tượng, tình huống mà người đóng vai trò quyết định sẽ cần căn nhắc thận trọng về một số biện pháp hữu hiệu phù hợp như: áp đặt, thuyết phục, tham vấn hay cùng đưa ra quyết định.   

  2. Người tham gia (chịu trách nhiệm thực hiện/thi hành quyết đinh): 

  • Khi tiếp nhận thông tin cần đưa ra nhận thức của cá nhân dựa trên các câu hỏi, thông tin thực tế và hoàn cảnh có liên quan đến vấn đề được người quyết định đưa ra.
  • Thảo luận, đánh giá một cách nghiêm túc về các phương án dựa trên tinh thần hợp tác và xây dựng nằm đóng góp và một quyết định chung (có thể bị tác động bởi các yếu tố năng lực và trình độ chuyên môn, lợi ích được thụ hưởng, trách nhiệm và nghĩa vụ...).
  • Thực hiện nghiêm túc các quyết định được đưa ra (không ít vấn đề nảy sinh từ quá trình thực hiện quyết định của nhóm người tham gia - thực hiện các quyết định đó là công kích và chỉ trích thay vì gắn bó và đóng góp, hợp tác.
Đối với các quyết định mà được đưa ra lặp đi lặp lại, có thể học hỏi và làm cho tốt hơn từ các quyết định trước đó. Điều này yêu cầu phải có quy trình tại chố để đánh giá, ghi chép và đưa ra phản hồi về kết quả của các quyết định. Quy trình này được gọi là “quản lý thích nghi” và đặc biệt hữu ích trong môi trường thiếu tính ổn định với những thách thức và nguy cơ cao.

Hãy luôn tạo cho bản thân một động lực tích cực trong công việc, xây dựng một môi trường giao tiếp thân thiện và hợp tác.

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c