Chuyển đến nội dung chính

FBA- LƯỢNG GIÁ CHỨC NĂNG CỦA HÀNH VI (FUNTIONAL BEHAVIOR ASSESSMENT)

FBA (Funtional Behavior Assessment) – Lượng giá về chức năng hành vi là một quá trình tìm kiếm, tổng hợp các thông tin được thu thập nhằm “giải mã” nguồn gốc hành vi gây nên sự khó khăn, thậm chí là cản trở tiến trình học tập của học sinh và những mối quan hệ xung quanh thân chủ (học sinh được thực hiện FBA) như gia đình, giáo viên, bạn cùng lớp…
Vậy FBA được thực hiện nhằm mục đích:
  • ·        Cung cấp thêm thông tin về hành vi của học sinh, sinh viên.
  • ·        Giúp xác định các yếu tố liên quan đến các hành vi mà có thể không được rõ ràng, hoặc đã chưa được khai thác trước đó.
  • ·       Cung cấp các xu hướng dữ liệu và các vấn đề được ghi nhận có liên quan đến môi trường sinh hoạt của học sinh.
  • ·        FBA có thể thực hiện ở các mức độ từ đơn giản cho đến chuyên sâu.
  • ·        Giúp xác định nguyên nhân gốc rễ, chức năng, và yếu tố/ tình huống tăng cường âm tính của các hành vi thiếu tích cực.
  • ·       Cung cấp dữ liệu cho việc phát triển một kế hoạch hành động thích hợp và hiệu quả trong việc thay thế hành vi phù hợp và hiệu quả hơn cho học sinh, sinh viên.
  • Khi nào thì chúng ta cần triển khai thực hiện công tác này ?
  • ·        Khi một học sinh có biểu hiện cần có một sự chỉ định trong việc hỗ trợ can thiệp tâm lý.
  • ·      Có một sự không rõ ràng trong việc tìm hiểu nguyên tại sao hành vi đang diễn ra, các yếu tố nào mang tính cũng cố âm tính cho các hành vi thiếu thích ứng diễn ra.
  • ·       Khi hành vi của học sinh đòi hỏi một kế hoạch hành động nhằm phát hiện và thay thế các hành vi thiếu thích ứng.
  • ·        Khi một học sinh bị đình chỉ nhiều lần hoặc có lịch sử nhiều lần bị kỷ luật.
  • ·       Khi một học sinh được liệt kê vào “danh sách đen” tần suất xuất hiện các rắc rối trong kết quả học tập, các mối quan hệ trong môi trường học đường càng tăng.
  • ·      Tần suất của một hành vi nào đấy được phản ảnh là thực hiện một cách nhiều lần mà bất chấp hậu quả, hoặc dấu hiệu một mô thức hành vi thiếu thích ứng được hình thành. Và cho dù việc áp dụng các kỹ thuật khen thưởng/ hình phạt đều trở nên kém hiệu quả.

Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình thực hiện FBA
·        Bắt đầu với Simple Funtional Behavior Assessment (SFBA).
·        Nếu SFBA không thu thập đủ dữ liệu và cái nhìn sâu sắc để xác định chức năng của hành vi, cần có sự tham khảo và thực hiện việc lượng giá một cách chuyên sâu với mẫu IFBA ( Intensive Funtional Behavior Assesment).
·       Hoàn thành các mẫu FBA một cách cần thiết/ các chức năng của hành vi , thu thập thông tin và dữ liệu từ hồ sơ nhà trường và địa phương (nếu có), phụ huynh, giáo viên của học sinh, và các nhân viên khác đã làm việc với học sinh.
·      Thiết lập các giả thuyết về chức năng của hành vi, phát triển một kế hoạch can thiệp hành vi (BIP) dựa trên các dữ liệu và kết quả từ FBA
Bước đầu tiên trong một FBA là xác định các hành vi cụ thể đang cản trở tiến độ học tập của trẻ hoặc tác động không tốt đến kết quả và các hoạt động trong lớp học mà điều đó gây nên những rắc rối cho bản thân trẻ cũng như bạn bè, giáo viên. Và các hành vi này cần phải được thay đổi/ thay thế một cách phù hợp và giúp trẻ thích ứng, tiến bộ hơn. Chúng rất có thể sẽ bao gồm một hoặc nhiều điều sau đây:
·        Rời khỏi chỗ ngồi của mình trong quá trình giảng dạy.
·        Đưa ra câu trả lời một cách thoải mái (có thể tạm gọi là “nói leo”) mà không cần giơ  tay phát biểu, hoặc không có sự cho phép từ giáo viên đứng lớp.
·        Nói tục, chửi thể  hoặc ngôn ngữ không phù hợp khác trong môi trường học đường.
·        Dùng bạo lực như: đá hoặc đánh học sinh hoặc nhân viên khác.
·        Có những hành vi tình dục không phù hợp hoặc hành vi tính dục.
·        Những hành vi tự gây thương tích chẳng hạn như: đầu đập, đập mạnh tay xuống bàn, cào ở da bằng bút chì hoặc kéo...
·        Các hành vi khác, chẳng hạn như tạo ra ý tưởng bạo lực, ý tưởng tự sát, khóc trong thời gian dài...được sự phản ánh từ giáo viên, phụ huynh của học sinh và hoặc từ giới thiệu từ nhà trường.
·        Hành vi liên quan đến một bệnh trầm cảm hoặc loạn thần có thể được quản lý bởi BIP, nhưng không được điều trị.
Cần phải có một sự quan sát và đánh giá một cách khách quan, có đôi lúc những “triệu chứng” được thể hiện thông qua hành vi được xem là thiếu tích cực nơi trẻ là hệ quả từ việc giáo viên sử dụng các phương pháp/ kỷ thuật giảng dạy thiếu hiệu quả, hay tình trạng ấy là hậu quả của một loạt hành vi mang tính bạo hành ( thể xác, tâm lý hoặc đôi lúc là cả hai) đến từ vấn nạn bạo lực trong môi trường học đường…
Một điều đáng để lưu tâm đó là cần phải thành lập một nhóm hỗ trợ trong quá trình quan sát, cung cấp thông tin học sinh. Họ có thể là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giám thị, và kể cả sự giúp đỡ từ ban giám hiệu nhà trường, những thành viên có liên quan trong việc tương tác giao tiếp hay chăm sóc trẻ…và sau đó là sự tổng hợp thông qua quá trình thu thập thông tin từ quá trình quan sát của các thành viên trong nhóm đặc biệt này được thực hiện trong môi trường học đường, gia đình hoặc môi trường khác có liên quan đến sinh hoạt của trẻ.
Tiếp theo đó là quá trình phân tích hành vi chức năng, bao gồm tần suất, mức độ của hành vi diễn ra, điều gì tạo nên những cũng cố âm tính cho hành vi thiếu thích ứng mà học sinh có, tình huống/ hay sự kiện dẫn đến hay diễn ra hành vi đó là gì ? sau đó là hệ quả của hành vi như được người khác chú ý, sự trốn tránh/ trì hoãn nhiệm vụ...nhằm hình nên một giả thuyết về các hành vi cần được thay đổi.
Một số vấn đề lưu về kế hoạch can thiệp hành vi.
Việc thiết lập một BIP- kế hoạch can thiệp hành vi (Behavior Intervention Plan), điều này còn có thể được đề cập với thuật ngữ BMI (Behavior Managermant Plan) được triển khai khi cá nhân học sinh gặp phải một số vấn đề về hành vi được đề nghị là cần đánh giá FBA bất thường hoặc chẩn đoán khuyết tật như (ADHD, NVLD, PDD, OCD, ODD, Autism). Yếu tố mang tính cốt lõi của BIP hay BMI đó chính là giải quyết 3 yếu tố dựa vào lý thuyết ABC mang tính nền tảng của thuyết hành vi:
A: Tiền tố hay tiền đề (những gì đang diễn ra bao gồm tình huống hay các sự kiện mang tính biến cố xảy ra trước khi hành vi xuất hiện)
B: Behavior – những hành vi mà bản thân chủ thể thực hiện
C: Hệ quả của hành vi được diễn ra.
Dưới đây là một ví dụ về việc thiết lập kế hoạch can thiệp hành vi cho học sinh lớp 7 thuộc trường THCS ABC
1.    Mục tiêu đề ra:
a.      Tuân thủ theo các nội quy, kỷ luật của lớp đưa ra. Được minh chứng bởi việc cải thiện tần suất các lần vi phạm nội quy mà học sinh K đã vi phạm trước đó.
b.      Cải thiện nhóm kỹ năng tương tác – giao tiếp xã hội ,trong việc giảm sút các tình huống xảy ra xung đột, lớn tiếng khó chịu với các bạn cùng lớp.
c.      Cải thiện kết quả học tập thông qua kết quả kiểm tra thường kỳ, được đánh giá thông qua phiếu liên lạc gửi về gia đình.
2.      Biện pháp can thiệp:
a.      Kiểm tra, đánh giá về một số vấn đề sức khỏe chung như tầm soát vấn đề về thị lực, thính lực, ngôn ngữ, tổn thương về mặt thần kinh mà K có thể mắc phải. Đánh giá nhu cầu dùng thuốc cũng như chương trình chăm sóc bản thân một cách khoa học mà K có thể thực hiện một cách phù hợp dưới sự giám sát của gia đình, giáo viên…
b.      Sử dụng quy tắc khen thưởng khi học sinh K thực hiện đúng theo quy tắc, hay tuân thủ quy tắc trong lớp như: không nói chuyện riêng, ít chọc ghẹo bạn cùng lớp…
c.      Xây dựng một tiết học, khóa học về các kỹ năng như giao tiếp - ứng xử phù hợp, quản lý cảm xúc….dành cho các bạn có cùng vấn đề mà K đang gặp phải. Các câu chuyện kể về hậu quả của việc thiếu tuân thủ kỷ luật để bản thân K có thể nhận thức vấn đề có thể xảy đến khi tình trạng này ngày một tệ hại hơn có thể xảy ra trong tương lai.
d.      Sắp xếp vị trí ngồi phù hợp để K có thể chú tâm hơn hoặc khó có thể thực hiện hành vi chọ phá bạn như ngồi ở đầu dãy bàn…nơi mà GV có thể quan sát một cách dễ dàng nhưng K cũng có thể nhận được sự giúp đỡ từ GV và các bạn ngồi xung quanh.
e.      Trao đổi với gia đình về việc hình thành những phần thưởng mang tính khích lệ trong mức có thể đáp ứng của gia đình khi K đạt kết quả tiến bộ trong học tập, công việc nhà…trong một tuần, một tháng…
f.       Khi tình trạng vi phạm nội quy, kỷ luật tiếp tục xảy ra sau khi K được nhắc nhở nhiều lần bằng lời nói. Có thể tiến hành một cuộc họp bao gồm GVCN, giáo viên bộ môn có liên quan, địa diện ban giám hiệu và gia đình nhằm đưa ra một số thảo luận mang tính định hướng môi trường cũng cố hành vi mang tính tích cực hơn.

g.      Triệu tập các thành viên có liên quan nhằm đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch can thiệp hành vi trong 3 tháng (có sự thay đổi ở mức độ nào, có thể tái diễn hành vi không ? nếu có thì kế hoạch dự phòng là gì…).

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c