Chuyển đến nội dung chính

CƠN BÙNG NỔ TÂM LÝ Ở TRẺ...HIỂU VÀ ĐỊNH HƯỚNG XỬ LÝ !

Có bao giờ bạn bắt gặp một tình huống như: con bạn ném đồ hoặc bịt tai rồi đóng cửa phòng trước mặt bạn ? Hoặc trẻ lớn tiếng chống lại bạn rồi ném đồ chơi trước mặt bạn ? Trẻ không làm kịp bài tập nên lớn tiếng và đập bàn …?

Bùng nổ tâm lý là trạng thái tâm lý bao gồm những phản ứng tiêu cực về mặt cảm xúc lên đến mức độ cao trào, như là một hệ quả từ những ức chế tâm lý mà bản thân chủ thể chịu đựng trong một khoảng thời gian không phải là ít.Việc cần làm đầu tiên đó chình là mức độ nguy hiểm về mặc hành vi, tần suất của hành vi bùng nổ, và điều này diễn ra trong tình huống nào ? và yếu tố nào mang tính cũng cố âm tính cho hành vi bùng nổ này (thông thường đây chính là hệ quả từ việc vận dụng quy tắc khen thưởng – kỷ luật một cách thiếu phù hợp trong việc giáo dục trẻ tại gia đình và nhà trường), các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, những yêu cầu vượt quá khả năng của trẻ... Và có phải đôi lúc hành vi bùng nổ tâm lý là cách mà bản thân trẻ muốn người khác phải chú ý đến trẻ tuy rằng, điều này được thể hiện một cách thiếu thích hợp ? Hay đó là những phản ứng xúc cảm mà bản thân chủ thể chẳng thể nào kiểm soát hoặc bất lực trong việc quản lý cảm xúc bản thân tại thời điểm xuất hiện cơn bùng nổ ?
Việc áp dụng các quy định và thưởng phạt một cách kiên định, rõ ràng và bản thân giáo viên (GV) cũng như phụ huynh (PH) luôn là một tấm gương cho trẻ về khả năng kiểm soát sự nóng giận, vận dụng và tuân thủ theo những nguyên tắc mà bản thân phụ huynh hoặc giáo viên cùng trẻ “thương lượng” dựa trên nguyên tắc “hợp tác” mà bản thân trẻ tham gia vào việc đưa ra những quy định này hay đề xuất hành vi thưởng phạt dựa trên sự định hướng giáo dục một cách khéo léo, phù hợp từ GV hoặc PH. Nhưng sẽ là một cuộc so găng đầy stress cho cả trẻ và PH/GV khi mà tình trạng áp dụng các quy định về thưởng – phạt một cách kiên định/ nhất quán trở nên mất tác dụng. Điển hình là sự “lờn mặt” từ trẻ càng vi phạm thì hình phạt càng tăng nhưng hình phạt càng tăng thì lại nhận thấy noi trở một phản ứng trở nên mạnh mẽ hơn, nghịch ngợm và bướng bỉnh hơn, mà chẳng hề thấy được sự giảm bớt về mức độ vi phạm quy định cũng như hành vi nghịch ngợm. Đây là một dấu hiệu báo hiệu rằng, cần phải thay đổi một chiến lược mới với trẻ.
Vậy có thể thấy nguyên tắc đầu tiên, đó chính là luôn tạo nên một môi trường thân thiện và hợp tác giữa PH/GV với trẻ dựa trên nguyên tắc hợp tác trong việc thực hiện một cách kiên định các quy định về thưởng – phạt. Đôi lúc, cần phải sử dụng đến nhiều chiến lược giáo dục một cách phù hợp chỉ vì phần lớn chúng ta hiểu rằng bọn trẻ cần có khuôn khổ và kỷ luật để giúp chúng nhận thức và cư xử đúng mực.
Nguyên tắc thứ hai là bên cạnh việc thay đổi môi trường dẫn đến tình huống gây nên cơn bùng nổ là lựa chọn bất khả kháng, điều tốt hơn đó chính là hãy hướng dẫn trẻ về việc nhận diện và đối diện với các tình huống đó một cách thích hợp. Có lẽ, để giúp trẻ “lớn lên” và có được sự lành mạnh trong việc cân bằng cơ chế thích ứng với môi trường sống thì việc cung cấp cho trẻ các kỹ năng cần thiết để bản thân trẻ tự xử lý (cần có sự hỗ trợ từ các mối quan hệ lành mạnh mang tính nâng đỡ) – chính điều này sẽ làm cho trẻ thích nghi với cuộc sống thông qua những trải nghiệm được xem là những bài học tích cực từ cuộc sống hiện thực.
Vậy chiến lược cho việc xử lý và dự phòng những cơn bùng nổ của trẻ đó là:
1.      Đầu tiên, việc cho trẻ thấy rằng bạn tôn trọng và như một người bạn đầy thiện chí luôn sẵn sàng nói chuyện và giúp đỡ trẻ, bên cạnh đó hãy chắc rằng bạn luôn cố gắng để kiểm soát những cơn giận dữ mà trẻ làm cho bạn phải phát điên.
2.      Xác định nguyên nhân dẫn đến cơn bùng nổ, ý nghĩa của hành vi bùng nổ của trẻ là gì ? với câu hỏi tại sao cơn bùng nổ cứ mãi diễn ra ?
3.      Hiểu và xử lý “hạ nhiệt” cơn bùng nổ tâm lý của trẻ một cách phù hợp.
4.      Kiên quyết và linh hoạt trong việc áp dụng nguyên tắc thưởng – phạt. Hãy đảm bảo rằng trẻ được tham gia vào quá trình “thương lượng – hợp tác” cùng với PH/GV về hành vi và mức độ thưởng phạt này.
5.      Lên một kế hoạch dự phòng cho việc xuất hiện các cơn bùng nổ tâm lý mà trẻ có thể gặp phải trong tương lai. (Bản thân trẻ trở nên bị động trước các tác động từ các yếu tố mang tính kích thích khả năng thích ứng của trẻ đối với môi trường xung quanh và một điều hiển nhiên rằng PH/GV không phải là những siêu nhân có thể điều khiển thế giới xung quanh trẻ).

6.      Cần có sự tham khảo cùng các chuyên gia, nhà chuyên môn về tâm lý – giáo dục đáng tin cậy. 

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c