Chuyển đến nội dung chính

LI DỊ - NHỮNG CON SỐ "ẤN TƯỢNG"




Có lẽ hình phạt khủng khiếp nhất đối với con người đó là “bất tử trong cô độc”. Trải qua lịch sử hình thành dài lâu từ thưở sơ khai cho đến ngày hôm nay, con người không ngừng phát triển những cách thức và công nghệ phát triển sự giao tiếp ngày một tinh vi hơn. Để thoát khỏi cảm giác cô độc như 1 hình phạt kia, con người luôn tìm đến với nhau, gắn kết cùng nhau sau khi trải qua một hành trình dài cho việc tìm hiểu và tạo nên sự hòa hợp dựa trên cách thức gắn kết rất đổi cao cả, đó chính là tình yêu.
Có lẽ ai cũng có cách nhìn, cách thể hiện cho riêng mình điều đó mang đậm bản sắc cá nhân, một nét đặc trưng về tính cách. Những quy tắc này không đâu xa lạ, chỉ là tập hợp một số cách ứng xữ trong giao tiếp mà điều này sẽ góp phần làm cho chúng ta “yêu và được yêu” một cách trọn vẹn nhất có thể, nhưng chắc hẳn nhiều lúc chúng ta sẽ dễ lãng quên trong cuộc sống đầy tranh đua và mệt mỏi. Dù là vô tình hay hữu ý xin hãy trân trọng từng giây phút khi yêu, một sự chú tâm dù là rất nhỏ đến từng suy nghĩ, hành động, cử chỉ, cảm xúc…có thể vun đắp cho tình yêu ngày một tốt hơn hoặc tổn thương nhau một cách để rồi “tình chỉ đẹp khi tình dang dở”. Xin hãy để cuộc tình đẹp ấy được tiến đến giây phút lung linh và ảo diệu, giây phút mà hai con người được trọn vẹn yêu thương, sự hòa hợp từ kết quả một cuộc tình trọn vẹn đó là tiến đến hôn nhân.  Và một khi đã “cùng chung mái nhà” cho dù là hạnh phúc hay đau khổ, dù thành công hay thất bại thì cả hai đều phải có khoảng thời gian nhìn lại không chỉ là tình yêu và mức độ cố gắng mà bên cạnh đó là vô vàn những biến số tác động như: sự hòa hợp giữa văn hóa gia đình, sự tác động từ các mối quan hệ liên thế hệ, khả năng đáp ứng kinh tế của gia đình, vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình…Ắc hản, một điều mà không ai mong muốn mình sẽ phải trải qua đối với đời sống hôn nhân của mình, như một thử thách vô cùng nghiệt ngã của cuộc sống. Đó là giai đoạn đỗ vỡ của đời sống hôn nhân – một cuộc hôn nhân chính thức được công nhận (từ gia đình, xã hội và có tính pháp lý), sau khi mọi cố gắng nhằm hàn gắn và nối kết yêu thương, hòa giải trước đó nhưng không thành công mà trong đó ít nhất là 1 hoặc cả hai người đều xuất phát từ tinh thần tự nguyện.
Một hệ quả kéo theo đó là thường thì sau khi li dị, những nhập nhằng từ việc phân chia tài sản, nghĩa vụ trợ cấp phí để nuôi dưỡng con cái, và ai là người nuôi con…là những hằng số với tên gọi “nan đề” gay ra không ít những khó khăn cho đời sống của các thành viên trong gia đình. Sẽ là một thiếu xót nghiêm trọng khi ta bỏ qua những thiếu xót, thậm chí điều này tạo nên những cú sốc tâm lý đối với các thành viên khi mà họ phải trải qua giai đoạn mất mát về tinh thần, quan trọng hơn đó là sự hụt hẩng về mặt tình cảm – đây là sự mất mát sâu lắng nhất.
Có lẽ, chúng ta đều đồng ý rằng li dị là một quyết định mà mổi cặp vợ chồng cần phải cân nhắc một cách nghiêm túc. Vì một khi đã quyết định thì sẽ trở nên vô cùng khó khăn để cả hai có thể quay lại – làm lại từ đầu, hoặc là không thể cùng chung sống như một gia đình mà trước đây họ đã từng.
Quả bom li dị này đã bùng nổ và có xu hướng ngày một tăng lên. Không nằm ngoài vùng ảnh hưởng này, Việt nam là một trong những nước có tình trạng li dị đáng báo động với số liệu thống kê cụ thể sau:
“Thống kê của ngành tòa án cho thấy, nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ; đến năm 2010, con số này lên tới 126.325 vụ. Người vợ đứng đơn ly hôn gấp hai lần so với người chồng. Số năm sống trung bình trước khi ly hôn của các cặp vợ chồng là 9,4 năm, riêng ở các khu vực nội thành của các thành phố lớn, chỉ tám năm.” [1] và “trong đó, số cặp vợ chồng trẻ dưới 40 tuổi ly hôn chiếm khoảng 30%. Những con số trên cho thấy, tình trạng ly hôn trong giới trẻ đang ở mức báo động” [2] . Tình trạng này kéo theo vô vàn những hệ quả, một trong những hậu quả đáng được đề cập, trở nên đau đầu cho xã hội và giới chuyên môn đó là “theo số liệu điều tra xã hội học ở TP HCM, mỗi năm có hơn 50.000 trẻ em rơi vào hoàn cảnh cha mẹ bỏ nhau và 30% trẻ em lang thang đường phố xuất thân từ hoàn cảnh này” [3] .  0.4% ở đàn ông và 1.3% ở phụ nữ ở độ tuổi từ 15-49 đó chính là tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam.
Một số nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ trong đời sống vợ chồng có thể được đề cập đến như:
·          Hệ quả từ những mối quan hệ tình cảm ngoài luồng (theo thống kê tại Hoa Kỳ năm 2004 thì nguyên nhân này chiếm đến 27% ).
·          Xuất phát từ những căng thẳng không thể giải quyết trong gia đình (theo thống kê tại Hoa Kỳ năm 2004 thì nguyên nhân này chiếm đến 11%).
·          Bạo lực tình cảm và thể xác (đình (theo thống kê tại Hoa Kỳ năm 2004 thì nguyên nhân này chiếm đến 17%).
·          Hệ quả xuất phát từ những khủng hoảng tâm lý lứa tuổi 13 (theo thống kê tại Hoa Kỳ năm 2004 thì nguyên nhân này chiếm đến 13%).
·          Tác động ảnh hưởng từ việc nghiện rượu và cờ bạc (theo thống kê tại Hoa Kỳ năm 2004 thì nguyên nhân này chiếm đến 13%).
·          Những áp lực đến từ công việc, kinh tế, con cái và việc thiếu thời gian dành cho bạn đời (theo thống kê tại Hoa Kỳ năm 2004 thì nguyên nhân này chiếm đến 6%).
·          Phải chăng cần nên xem xét dựa trên tác động từ yếu tố tôn giáo ảnh hưởng đến việc ly dị ?
Li dị thường được xem là một biến cố đau lòng nhất đời sống con người, và lần li dị lần đầu tiên kèm theo những tác động từ cảm xúc tiêu cực bao gồm: giận dữ, đau khổ, buồn chán, sợ hãi bất an… Một số trường hợp nếu không được giải tỏa cảm xúc cũng như là vượt qua biến cố lớn này nên rơi vào tình trạng stress, nặng nề hơn là trầm cảm, mất niềm tin vào cuộc sống và kèm theo những tổn thất về mặt kinh tế…trong một số tình huống, người phụ nữ hiện đại thường là người chủ động li dị và vì thế trong một số trường hợp người chồng cảm thấy rất lúng túng và bối rối với những cảm giác tổn thương lòng tự trọng, cảm thấy bị phản bội  nhiều hơn, sự thất vọng…Chắc hẳn rằng ta chẳng thể bỏ qua một hệ lụy từ việc li dị này đó chính là thành phần gây mất trật tự và đôi lúc là dấu hiệu chống đối xã hội mà một phần lớn các em này là những trẻ không được nuoi dưỡng và thiếu thốn tình cảm bởi đấng sinh thành. Tạo nên ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ phạm pháp ở trẻ vị thành niên tạo nên những gánh nặng với cộng động. Một điều hiển nhiên rằng, những tác động từ việc đổ vở trong hôn nhân dẫn đến li dị với một hệ quả ảnh hưởng lâu dài đến kinh tế, xã hội, sức khỏe tâm lý- tâm thần của cả vợ & chồng, cũng như những cá nhân khác có liên quan đến cuộc hôn nhân bất hạnh này như: con cái, mối quan hệ thông gia.
Gia đình là một thế giới thu nhỏ mà mổi cá nhân luôn có nghĩa vụ và cả trách nhiệm trong việc quan tâm, chia sẻ và chăm sóc lẫn nhau với những mức độ khác nhau. Một thực tế rằng trong đời sống vợ chồng không khỏi những va vấp, căng thẳng giữa các thành viên . Và không ít người sống trong các cuộc hôn nhân xen lẫn hạnh phúc và không khỏi chạnh lòng, đôi lúc không thật sự bằng lòng và thỏa mãn với đời sống hôn nhân những họ vẫn duy trì tình trạng hôn nhân của mình.


Nguồn tài liệu tham khảo:



Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c