Chuyển đến nội dung chính

Làm Bạn Cùng Con Lứa Tuổi Teen - Parenting your teenager

  1. Luôn để mắt tới con - "cha mẹ ngoảnh đi, con dại; cha mẹ ngoảnh lại, con khôn".
  2. Tin tưởng con và can thiệp một cách phù hợp, tôn trọng những "giới hạn" - thế giới riêng của trẻ. Hãy luôn xem con là một người vị thành niên, tôn trọng và trao đổi về những ý kiến cũng như cảm xúc của con. Có gắng tạo nên một không khí tuyệt vời trong gia đình khi thiếp lập mối quan hệ giữa bố mẹ và con trẻ dựa trên giá trị của tinh thần "hợp tác". Không cố gắng kiểm soát con.
  3. Lắng nghe một cách tích cực trên với tinh thần bố mẹ là bạn của con. luôn cố gắng tìm hiểu động cơ tại sao con lại có cách cư xử như vậy.
  4. Bạn sẽ có thể bị tổn thương vì những lời nói của con trẻ, đừng quá xem trọng điều đó. Có thể, bản thân con trẻ không ám chỉ hay cố tình làm tổn thương bạn. 
  5. Hãy nhắc nhở và cố gắng quản lý cảm xúc bản thân, dù có khó chịu đến đâu chăng nữa thì chúng ta nên nhắc bản thân rằng: bạn không thích những hành vi - những gì mà con làm, chứ không phải bạn không thích con. Chỉ nên phê bình hành vi tiêu cực của con trẻ nhưng không phán nhân cách - con người của con trẻ.
  6. Hãy luôn thông cảm, khoan dung và yêu thương con trẻ vì chính bạn cũng đã trải qua những ngày tháng thời thơ ấu & một điều chắc chắn rằng khi bạn còn là những đứa trẻ giống như tuổi của con bạn hiện tại - không ít lần chính cha mẹ của bạn đã đau đầu vì bạn !   
Bài viết dựa trên 6 lời khuyên về giáo dục con trẻ lứa tuổi teen của tác giả Suzie Hayman

Popular Posts

VAI TRÒ CỦA GIÁM SÁT TRONG THAM VẤN – TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Công việc tham vấn - trị liệu tâm lý luôn là một lĩnh vực đầy bí ẩn, đầy cuốn hút khi bạn sử dụng chính “con người của nhà tham vấn/nhà trị liệu” để làm việc với thân chủ - những người đang có những vấn đề khó khăn về tâm lý, rối loạn về chức năng về tâm lý. Dựa trên những kỹ thuật đặc trưng tác động đến tâm lý con người thông qua tiến trình trao đổi/chia sẻ, cung cấp thông tin…xin tạm được gọi là “điều trị thông qua lời nói”. Chính bản thân những nhà chuyên môn về tâm lý, nhà thực hành tâm lý cũng là con người. Đôi lúc, họ trở nên mệt mỏi với khó khăn trong những ca can thiệp, những trường hợp mà bản thân nhà tham vấn/trị liệu thấy “con người của chính mình” trong những rắc rối bản thân TC (thân chủ) đang gặp phải, đó là những vấn đề rắc rối trong công việc, các mối quan hệ, việc vận dụng các liệu pháp can thiệp…chính những vấn đề này, đòi hỏi có sự can thiệp và hỗ trợ từ những người giám sát (NGS). Một nhà trị liệu/hay một nhà tham vấn với những kỹ năng thực hành tu...

CỐ VẤN KỸ NĂNG SỐNG TRUNG TÂM RỒNG VIỆT VŨNG TÀU. THẦY LÊ ĐÌNH BÌNH NÓI VỀ CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG SỐNG KỸ NĂNG SỐNG

CỐ VẤN KỸ NĂNG SỐNG TRUNG TÂM RỒNG VIỆT VŨNG TÀU. THẦY LÊ ĐÌNH BÌNH NÓI VỀ CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG SỐNG KỸ NĂNG SỐNG

LÒNG NGƯỜI LÀ GIẤY

Lòng người ta là giấy, chứ không phải vàng đá ! Vì là giấy, nên sao ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nângniu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời? Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng con người là giấy.  Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần ?  Ai vô cảm bởi một lời khen?  Ai vắng nhau lâu ngày mà không nhớ ?  Chẳng phải lòng mình cũng vậy ư ?  Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một chút nghi kỵ đã là thừa.