Chuyển đến nội dung chính

NGÔN NGỮ TỪ NƯỚC MẮT



Cuộc sống có thể được ví như một bức tranh truyệt vời. Luôn có những gam màu sáng tối, hòa quyện vào nhau tạo nên một “giai điệu” của mỗi một tâm hồn con người.
Mổi chúng ta đều giữ cho mình những ký ức. Trong mỗi giai đoạn cuộc sống, thì các ký ức này được ghi nhận và mã hóa trong bộ nhớ - như một ngăn tủ chứa đựng kho báu – ký ức có thể là những hình ảnh, câu nói, sự kiện, ... Tất cả chúng được hiện hữu như một câu chuyện sống động về cuộc đời của chúng ta – mỗi người đều nắm giữ cho mình những ký ức riêng. Có thể là vui, có thể là hạnh phúc hoặc có thể ký ức đó là những chuỗi ngày đau thương phiền muộn…ta bắt gặp trong đó vô số những nụ cười và không thể thiếu những giọt nước mắt. Những chia sẻ của chúng tôi trong tài liệu này, bao gồm những trải nghiệm của bản thân cũng như những ghi nhận về các trường hợp mà chúng tôi đã tiến hành hỗ trợ can thiệp tâm lý .
Hình ảnh của những giọt nước mắt, một hình ảnh đã trở nên quen thuộc! Bản thân mỗi người bạn và tôi, cảm nhận được gì từ những giọt nước mắt ? Hình ảnh một người con gái bước vội trên đường với đôi mi ngấn lệ…điều đó có cho bạn những cảm tưởng hay suy nghĩ gì không ? Hay một đứa trẻ đang thúc thít trong một góc phòng với bàn tay nắm chặt…điều đó có ý nghĩa gì với bạn. Có thể nói rằng, không có một giọt nước mắt nào là vô nghĩa cả. Tiềm ẩn bên trong những giọt nước mắt ấy là vô vàn thú vị, xen lẫn phức tạp từ những cảm xúc hỹ - nộ - ái - ố đời thường.  
Như một thói quen, hay đúng hơn là một lối mòn trong thói quen tư duy của con người. Khi nhắc đến hình ảnh của những giọt nước mắt, ngay lập tức không ít cá nhân sẽ liên tưởng đến chuyện gì đó đau buồn, điều gì đó…đang dần trở nên tuyệt vọng, hay khóc chính là biểu hiện của sự bất lực…luôn làm cho con người trở nên yếu lòng. Nhưng dường như chính chúng ta lại bỏ quên đi rằng nước mắt cũng chính là dấu hiệu thể hiện sự hạnh  phúc; là niềm vui được đoàn tụ khi xa cách trong một thời gian dài; gần gũi hơn đó là hình ảnh một người mẹ ngập tràn hạnh phúc với những giọt nước mắt lăn dài khi đứa bé được chào đời. Một cái ôm thật chặt từ phía sau của người chồng như muốn giữ lấy cả thế giới của mình, đó chính là giây phút vui mừng đến nghẹn ngào khi người vợ làm cho họ cảm thấy tự hào vì cả hai đã cùng nhau vượt qua một giai đoạn vô cùng chông gai, đầy thử thách.
Chỉ một hình tượng “giọt nước mắt” mà ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa. Đến đây, có lẽ một phần nào đó chính quý vị cũng đồng tình với chúng tôi rằng “đôi lúc, nước mắt không đơn giản chỉ là nước mắt" !
Với công việc là một chuyên viên tâm lý, tiếp cận – hỗ trợ - can thiệp tâm lý trực tiếp cho thân chủ. Chúng tôi luôn ý thức được rằng, bản thân dường như trở nên thân thuộc với những hàng mi ngấn lệ. Gần như không có tuần làm việc nào trôi qua mà chúng tôi lại không gặp phải những giọt nước mắt của sự tuyệt vọng, từ những cảm giác tội lỗi, hiện hữu cùng những mảnh ký ức trong quá khứ đôi lúc được kìm nén từ chính vô thức, có khi là tiềm thức mà thân chủ đã từng trải nghiệm từ các sự kiện trong cuộc đời. Không chỉ thế, những giọt nước mắt của tiếng cười và niềm vui mà thân chủ đã trải lòng – chia sẻ.
Chính từ những ca tham vấn – trị liệu tâm lý, cùng với những gì mà chúng tôi được đào tạo về chuyên môn, kết hợp với những trải nghiệm trong cuộc sống để rồi nhận ra rằng với những giọt nước mắt…lúc nào cần an ủi – động viên, và có những lúc chỉ cần im lặng – chia sẻ là hợp lý. Có những lúc, bạn cần phải gợi mở những câu chuyện được “giấu kín”…bắt gặp các ký ức đau thương – những trải nghiệm gây nên những cú shock hay nặng nề hơn là tổn thương tâm lý, những nổi ám ảnh luôn chực chờ theo đuổi con người, để rồi nó dìm bạn trong vòng xoáy tâm trạng tiêu cực mà họ - thân chủ không tự mình có đủ nội lực để chống chọi để vượt qua được. Có đôi khi bạn nên hướng thân chủ chuyển sang một chủ đề khác, hay đơn thuần là một cử chỉ thể hiện sự thấu cảm: cái gật đầu, một cái nắm tay, một cử chỉ chạm nhẹ vào vai hay một cái nhìn đầy trìu mến với thông điệp: “chúng tôi luôn ở đây…luôn bên bạn/anh/chị…”
Không ít lần chúng tôi đọc được những thông điệp ngầm được truyền tải cũng với giọt nước mắt thay nhau rơi xuống. Điều đó như muốn nhắn nhủ rằng: “Hãy giúp tôi với !” hay “Hãy để tôi được yên lặng một mình”, và khi nước mắt là biểu tượng của hạnh phúc thì thông điệp ấy là “cùng chia sẻ những điều tuyệt vời này cùng tôi”…Thế đấy, chúng tôi chứng kiến và đồng hành không ít thân chủ, nhìn thấy rất nhiều nước mắt, không ít tiếng nức nở, tiếng thở dài cùng những ánh mắt mỏi mòn có, tuyệt vọng có, có đôi lúc ánh mắt thể hiện sự hận thù nhưng long lanh lệ.
Tuy nhiên, không thể nào phủ nhận rằng. Chính bản thân tôi, trở nên bất lực trước những giọt nước mắt từ những người xung quanh mình, và đôi lúc không cảm thấy thoải mái trước những người đang khóc, đó là khi tôi thoát khỏi vai trò chuyên viên tâm lý. Trở về với cuộc sống, người thân như bố mẹ, anh/chị/em, người yêu…có đôi lúc khi vai trò chuyên viên tâm lý được thay đổi bởi “mặt nạ” đảm trách một vai trò hoàn toàn khác, đó chính là "người yêu". Có đôi lúc những giọt nước mắt lăn dài trên bờ mi người mà tôi yêu thương, tôi trở nên bất lực và như muốn hét thật to “đừng khóc nữa…dừng lại đi…và hãy nói chuyện với anh vì điều này”. Hay với một hành trình dài hơn 8 tiếng trở về quê, không ít lần nghe thấy tiếng trẻ con khóc cảm giác rất khó chịu .. có phải là bé bị giật mình hay cảm giác thiếu an toàn, hoặc bị đau ở một bộ phận nào đó trên cơ thể bé…nhưng hoàn toàn bất lực vì không phải lúc nào cũng hiểu được những thông điệp đó từ những tiếng nấc – giọt nước mắt…
Tiếng khóc và giọt nước mắt là điều mà ai cũng đã từng và sẽ trải qua không ít lần trong cuộc đời. Từ lúc chào đời, “tiếng khóc” như một thông điệp – xin chào cuộc đời…xin chào ba mẹ…con đây này ! – thật sự thú vị, với tiếng khóc và giọt nước mắt như một cách để trẻ gửi đi thông điệp hãy chú ý đến con đi, hay con đói rồi, con đau lắm...và đôi khi là trẻ bất lực trước một vấn đề gì đó rất cần sự giúp đỡ. Đến khi lớn lên, từ những va vấp để rồi ta trưởng thành hơn những giọt nước mắt luôn là những dấu ấn vô cùng quan trọng.
Cơ chế cân bằng cảm xúc ở mỗi người được thể hiện khác nhau, ở một số cá nhân thì cười trong lúc lo lắng căng thẳng, hay đối diện với khó khăn, sợ hãi. Có đôi lúc, chìm trong sự tuyệt vọng hoặc thất bại, ở một số người vẫn thể hiện một nụ cười thật riêng biệt.
Không ngoại lệ, bên cạnh việc thể hiện một thông điệp mang tính tiêu cực thì giọt nước mắt được tin rằng đó chính là dấu hiệu của sự hạnh phúc. Trong trường hợp này, khóc có thể được xem  như là một    chế cân bằng cảm xúc.

Với chủ đề khóc và những giọt nước mắt, chúng tôi xin mạn phép trích dẫn câu nói của diễn viên Charles Spencer Chaplin, Jr. KBE (1889 – 1977) thường được gọi với tên gọi Charlie Chaplin
 (rất nhiều người biết đến với danh hiệu Vua hề Sạc – Lô  tại Việt Nam) :
“I always like walking in the rain, so no one can see me crying.”

Có thể được hiểu với thông điệp : Tôi thích đi dưới mưa, để không một ai có thể biết rằng tôi đang khóc. Một câu nói tuyệt vời, nhưng đối với tôi câu nói này gợi lên nhiều câu hỏi:
Có bao giờ bạn không cho phép mình khóc; hay không để cho người khác nhìn thấy mình khóc...chỉ vì cho rằng khóc là chứng tỏ mình yếu đuối bất lực, và khóc thì chẳng làm được gì hay thay đổi được gì cả ? Không ít thân chủ đến với tôi, và chúng tôi đã phải làm việc với câu hỏi này trong một khoảng thời gian đủ để thấu cảm, và hiểu được điều gì hay cơ chế nào, tổn thương nào đã từng xảy ra trong ký ức đi cùng với những sự kiện đáng chú ý, được thân chủ lưu giữ dù là tồn tại trong ý thức hay vô thức. Vì đơn giản, khóc – những giọt nước mắt được xem như một trong những cơ chế giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
Như vậy,  ta có thể thấy rằng. Giọt nước mắt không chỉ biểu hiển cảm xúc con người, mà đó còn ấn chứa bên trong những thông điệp. Trong hoạt động giao tiếp hằng ngày hay trong tiến trình tham vấn  - trị liệu tâm lý, thì những giọt nước mắt còn ẩn chứa những thông điệp từ sâu thẳm tâm hồn mà đôi lúc con người không thể nói – diễn đạt cụ thể bằng ngôn ngữ.
Hãy cùng nhau tìm hiểu về những thông điệp của giọt nước mắt nhé. Chúc quý vị đọc giả, quý đồng nghiệp sẽ tìm thấy nhiều điều thú vị.
Xin chân thành cảm ơn quý vị đã đọc và ủng tài liệu này. Mọi  sự đóng góp và phản hồi của quý vị, là sự vinh hạnh và vô cùng trân quý đối với chúng tôi.

--> Tiếp theo.

Popular Posts

VAI TRÒ CỦA GIÁM SÁT TRONG THAM VẤN – TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Công việc tham vấn - trị liệu tâm lý luôn là một lĩnh vực đầy bí ẩn, đầy cuốn hút khi bạn sử dụng chính “con người của nhà tham vấn/nhà trị liệu” để làm việc với thân chủ - những người đang có những vấn đề khó khăn về tâm lý, rối loạn về chức năng về tâm lý. Dựa trên những kỹ thuật đặc trưng tác động đến tâm lý con người thông qua tiến trình trao đổi/chia sẻ, cung cấp thông tin…xin tạm được gọi là “điều trị thông qua lời nói”. Chính bản thân những nhà chuyên môn về tâm lý, nhà thực hành tâm lý cũng là con người. Đôi lúc, họ trở nên mệt mỏi với khó khăn trong những ca can thiệp, những trường hợp mà bản thân nhà tham vấn/trị liệu thấy “con người của chính mình” trong những rắc rối bản thân TC (thân chủ) đang gặp phải, đó là những vấn đề rắc rối trong công việc, các mối quan hệ, việc vận dụng các liệu pháp can thiệp…chính những vấn đề này, đòi hỏi có sự can thiệp và hỗ trợ từ những người giám sát (NGS). Một nhà trị liệu/hay một nhà tham vấn với những kỹ năng thực hành tu...

CỐ VẤN KỸ NĂNG SỐNG TRUNG TÂM RỒNG VIỆT VŨNG TÀU. THẦY LÊ ĐÌNH BÌNH NÓI VỀ CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG SỐNG KỸ NĂNG SỐNG

CỐ VẤN KỸ NĂNG SỐNG TRUNG TÂM RỒNG VIỆT VŨNG TÀU. THẦY LÊ ĐÌNH BÌNH NÓI VỀ CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG SỐNG KỸ NĂNG SỐNG

LÒNG NGƯỜI LÀ GIẤY

Lòng người ta là giấy, chứ không phải vàng đá ! Vì là giấy, nên sao ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nângniu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời? Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng con người là giấy.  Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần ?  Ai vô cảm bởi một lời khen?  Ai vắng nhau lâu ngày mà không nhớ ?  Chẳng phải lòng mình cũng vậy ư ?  Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một chút nghi kỵ đã là thừa.