Chuyển đến nội dung chính

PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC VỚI TRẺ CÓ KHÓ KHĂN VỀ TRÍ NHỚ THÍNH GIÁC (AUDITORY MEMORY)





 BS. Phan Thiệu Xuân Giang



1.Đảm bảo rằng trẻ đã được kiểm tra thính lực
2.Thu hút sự chú ý của trẻ đến những điểm cốt lõi trong giao tiếp thông qua thính giác ( Ví dụ: lập lại những điểm quan trọng, gọi trẻ bằng tên, nói cho trẻ biết thông tin nào đặc biệt quan trọng…)

3.Cung cấp cho trẻ nhiều hướng dẫn , giải thích …hơn là chỉ một lần trước khi yêu cầu trẻ nhớ lại
4.Khi trẻ cần nhớ lại thông tin, cung cấp các gợi ý thính giác nhằm giúp trẻ nhớ lại thông tin trước đây đã được trình bày ( Ví dụ: Hãy nhớ lại ngày hôm qua cô nói về….)
5.Cung cấp thông tin thị giác nhằm trợ giúp thông tin trẻ nhận qua thính giác ( Vừa nói cho trẻ nghe vừa chỉ cho trẻ thấy)
6.Dạy trẻ học thứ tự trước sau ( chuỗi) và bảng liệt kê những thông tin theo từng đoạn ( Ví dụ: Nhớ số điện thoại theo cách: 314 rồi 874 rồi 1710)
7.Để cho trẻ theo hướng dẫn bằng lời nói bước 1, bước 2, bước 3
8.Cung cấp cho trẻ những hướng dẫn bằng lời nói, các luật lệ, các danh sách… Khen thưởng khi trẻ nhớ lại được thông tin đã được trình bày bằng lời nói
9.Viết ra những câu chuyện, các hướng dẫn… để giúp trẻ có thể nghe khi trẻ đọc lớn thông tin này
10.Nói với trẻ điều gì trẻ sẽ được nghe trước khi thực hiện thông tin qua thính giác
11.Nhờ trẻ mang thông tin bằng lời nói cho người khác trong cùng gia đình
12. Đảm bảo chắc rằng thông tin thính giác được trình bày chậm rãi đủ để cho trẻ biết được trẻ đang giao tiếp điều gì
13.Sử dụng hình ảnh, sơ đồ, bảng viết và cử chỉ khi truyền đạt thông tin
14.Trong khi đọc truyện cho trẻ nghe, dừng lại đôi chút để hỏi trẻ các câu hỏi về nhân vật chính, các sự kiện trong câu chuyện
15.Để cho trẻ giả vờ làm người phục vụ. Để cho trẻ nhớ lại khách hàng đã kêu món gì
16.Để cho trẻ giải thích các hướng dẫn ngay sau khi trẻ nghe được
17. Sử dụng càng nhiều thông tin thị giác nếu có thể khi dạy trẻ ( Ví dụ: bảng viết, máy chiếu, tranh ảnh…)
18.Để cho trẻ ghi âm những hướng dẫn, giải thích nhằm giúp trẻ có thể nghe lại thông tin cần thiết
19.Sử dụng các câu đơn giản, ngắn gọn dễ hiểu để truyền đạt thông tin cho trẻ
20.Để trẻ nhớ lại tên của bạn bè, ngày trong tuần, tháng trong năm, địa chỉ và số điện thoại…
21.Sau khi nghe xong một băng đĩa, câu chuyện…để trẻ nhớ lại nhân vật , sự kiện chính, thứ tự các sự kiện…
22.Giảm đi các kích thích gây xao nhãng ( Ví dụ : tiếng ồn và di chuyển)
23. Sử dụng nhiều phương thức ( Ví dụ: thính giác, thị giác, xúc giác…) khi trình bày các hướng dẫn, giải thích. Xác định phương thức nào là mạnh nhất đối với trẻ và sử dụng kết quả đó
24. Đảm bảo chắc rằng trẻ có chú ý đến nguồn thông tin ( Ví dụ như giao tiếp mắt được thực hiện, trẻ nhìn vào điều bạn muốn trẻ làm…)
25. Dừng lại đôi lúc trong khi trình bày thông tin nhằm kiểm tra xem trẻ có hiểu không
26. Đảm bảo chắc chắn rằng trẻ có đủ cơ hội để lập lại thông tin qua những kinh nghiệm khác nhau nhằm để gia tăng trí nhớ
27.Cung cấp thông tin thị giác ( Ví dụ : viết hướng dẫn ra) nhằm hổ trợ thông tin nhận vào qua thính giác
28. Đảm bảo chắc chắn rằng tất cả các hướng dẫn , câu hỏi, giải thích đều được thực hiện theo cách thức rõ ràng và dễ hiểu nhất và phù hợp với khả năng của trẻ
29. Khi truyền đạt hướng dẫn, giải thích và các thông tin khác, đảm bảo chắc chắn rằng việc sử dụng các từ ngữ viết phải phù hợp với mức độ hiểu biết của trẻ
30. Đánh giá sự thích hợp của nhiệm vụ nhằm xác định: a) Nếu nhiệm vụ quá khó ( Ví dụ: quá nhiều thông tin để nhớ) hoặc b) Nếu thời gian cần thiết để trẻ nhớ lại không phù hợp ( Ví dụ: trình bày thông tin quá ngắn hoặc thời gian giữa trình bày và lúc yêu cầu trẻ nhớ lại quá lâu)
31. Khen thưởng trẻ khi trẻ nhớ được thông tin qua thính giác : a) Cho trẻ phần thưởng cụ thể, rõ ràng ( Ví dụ: được ưu tiên đặc biệt, người đứng sắp hàng, 5 phútt giải lao…) hoặc b) Cho trẻ những phần thưởng không cụ thể như khen ngợi trẻ, bắt tay, mỉm cười…

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c