Chuyển đến nội dung chính

RỐI LOẠN THÁCH THỨC CHỐNG ĐỐI (ODD) - MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Một buổi sáng khá nhẹ nhàng, vội vả đi tìm kiếm hương vị cà phê nơi góc quán quen. Vẫn những âm thanh của cuộc sống thường nhật hàng, tiếng chim ríu rít, cơn gió buổi sáng khẻ lay động những chiếc lá xanh non mơn mỡn đu đưa vui đùa cùng nắng, một nụ cười quen thuộc, đâu có tiếng cười giòn tan của trẻ thơ thật rơm rả, tiếng xe luôn vội vả của bà mẹ chở đứa con cho kịp giờ đến lớp khi mà bé vẫn còn ngáy ngủ trên xe…đó là những hình ảnh thường nhật và rất đổi quen thuộc. Dạo bước thật nhanh chút nữa, mình sờ sũng trước hình ảnh một ông bố tát cho đứa con một cái thật mạnh với tất cả sự bực tức và bất lực, đứa trẻ vẫn đứng đó và dường như bé cảm thấy “khá bình thường” với việc này. Tôi nán lại giây lát, chần chừ một lúc rồi lại tiếp bước. Trong cả một ngày làm việc, hình ảnh ông bố bất lực này cứ mãi khơi gợi cho tôi nhiều điều mặc dù điều này trở nên quen thuộc. Nhưng cói thói quen giáo dục con cái vốn dĩ được mặc định là “bình thường” này luôn mang lại những tổn thương không tưởng cho trẻ về cả tâm – sinh lý. 

Không phải ngẫu nhiên mà ta lại ví trẻ em như “búp” trên cành hay hình ảnh “búp măng non”. Trẻ như một thế giới thu nhỏ, ấp ủ biết bao ước mơ, niềm tin và hy vọng cho một viễn cảnh tương lai tốt đẹp. Nhưng thật sự không dễ dàng gì để cho búp măng ấy trưởng thành một cách “khẳng khiu”, vươn mình mạnh mẽ. Yếu tố giáo dục từ phía gia đình luôn đóng một vai trò nền tảng trong tiến trình phát triển của trẻ vì từ trong bụng mẹ cho đến lọt lòng ‘thế giới” đầu tiên mà trẻ tiếp xúc và cảm nhận đó chính là gia đình. Nhưng tiến trình lớn lên này không tránh khỏi những trở ngại, một trong những trở ngại dễ dàng nhận ra đó là cách giáo dục từ gia đình, những mâu thuẩn – xung đột giữa các thành viên trong gia đình bên cạnh đó là xung đột giữa trẻ - bố mẹ, những trận đòn nhớ đời, sự ức hiếp, hụt hẫng mà trẻ phải chịu đựng. Ngoài ra, sự thiếu chăm sóc cảm xúc, tình yêu thương không trọn vẹn hay thiếu hụt tình cảm từ người thân đặc biệt quan trọng như bố, mẹ…trong những năm tháng đầu đời sau khi lọt lòng.
Có những than phiền trở nên quen thuộc từ các ông bố, bà mẹ mà chúng tôi dường như ngày nào cũng được tiếp nhận như: “con tôi nghịch quá” hay “con của anh nó nghịch lại còn hay cắp vặt nửa”; “cái tính nó hay nổi nóng lắm em ạ, nhỏ mà hay tự ái…cứ mổi lần nó nghịch gây hư hại là lại đổ cho người này con kia” , đến trường học thì lại nghe thầy cô cứ phàn nàn “bé học hành thiếu tập trung lại hay trên bạn trong lớp” và “đó…trường hợp này đặc biệt đó…đánh bạn, chẳng coi ai ra gì, đã thế đến ba mẹ nó cũng hỗn hào chẳng xem ai ra gì cả”…rất nhiều than phiền, không ít trẻ bị đưa vào danh sách cá biệt.
Quan trọng và mang tính cốt lõi là trong quá trình khẳng định mình trẻ sẽ không khỏi mắc phải những hành vi tiêu cực, cần phải xác định như một hành trình giải mã các hành vi của trẻ như đó là hành vi ứng xữ xuất phát từ những tổn thương tâm lý mà trẻ đang có, ức chế mà trẻ mắc phải, hay với hành vi đó để cố nói rằng “tôi đây, hãy chú ý đến tôi”…việc giải mã hành vi nơi trẻ luôn là một trở ngại cho các bậc làm cha mẹ. Tâm lý trở nên khó chịu khi có một đứa con mà bị gắn mác quậy phá, là “hổ báo” tại trường…làm cho phụ huynh trở nên thất vọng.
Các vấn đề về cư xử ở trẻ luôn được xã hội quan tâm, dường như những vấn đề về hành vi ứng xử được xem như một dấu hiệu báo trước về những đứa trẻ cá bệt, tội phạm ở tuổi vị thành niên, thanh thiếu niên và cả tuổi trưởng thành. Tình trạng báo động với những “con số biết nói” theo số liệu của Ban chỉ đạo Đề án IV “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên”, từ năm 2007 - 6/2013, toàn quốc phát hiện gần 63.600 vụ, gồm hơn 94.300 em vi phạm pháp luật hình sự. Trong đó tội phạm do người chưa thành niên gây ra chủ yếu là các tội: Trộm cắp tài sản (21.812 vụ/33.010 đối tượng, chiếm 34,30%); Cố ý gây thương tích (5.692 vụ/9.588 đối tượng, chiếm 8,95%); Gây rối trật tự nơi công cộng (4.870 vụ/8.768 đối tượng, chiếm 7,65%); Cướp giật tài sản (3,76%); Cướp tài sản (1,43%); Đánh bạc; Hiếp dâm, cưỡng dâm; Cưỡng đoạt tài sản; Giết người và một số tội danh khác. Với những vấn đề trên luôn là mộ thử thách cho các cơ quan chức năng, nhà giáo dục cũng như những nhà thực hành tâm lý, công tác xã hội…
Để tìm hiểm về một số giả thuyết, cơ chê hình thành nên các vấn đề về hành vi, cư xử ở trẻ bên cạnh các yếu tố về sinh lý thực thể, cần có sự tìm hiểu với góc độ tâm lý học phát triển giai đoạn 2- 3 tuổi. Nổi bật về sự gia tăng khả năng vận động và khám phá môi trường, cũng bắt đầu từ đây là lúc mà bố mẹ đặt những giới hạn kiểm soát và cấm đoán trẻ à một “cuộc chiến” giữa trẻ và bố mẹ với các vấn đề dỡ khóc dỡ cười (Terrible two). Nếu như cuộc chiến này được giải quyết một cách ổn thỏa sẽ là tiền đề cho sự phát triển giai đoạn tuổi mẫu giáo, trẻ sẽ vừa có khả năng tự kiểm soát lại vừa biết tự dựa vào chính mình. Đó là khi “cuộc chiến” kết thúc tốt đẹp, chuyện không một ai mong muốn khi mà sự phát triển bình thường này sai lệch khi mà nhu cầu muốn tự khẳng định (tích cực) “bức phá” không thành công, đưa đến kết quả tiêu cực với những vấn đề về hành vi và cư xử như rối loạn thách thức chống đối (ODD - Oppositional Defiant Disorder), như một rào cản phá vỡ các mối quan hệ xung quanh trẻ (bạn bè, thầy cô…); mối liên hệ chăm sóc của người lớn, đồng thời trở nên nặng nề hơn hết đó là bóp nghẹt sự phát triển của chính trẻ.
Rối loạn thách thức chống đối (ODD) với các biểu hiện điển hình như cơn nổi nóng, thách thức, tranh cãi, hay đỗ lổi cho người khác, cố ý trêu ghẹo hay gây phiền cho người khác, dễ bị tự ái, giận dữ và thù hằn (DSM IV-TR). Sự khác biệt mang tính cốt lõi giữa ODD và CD (Conduct Disorder: Rối loạn cư xử) đó là trẻ ODD không gây ra bạo lực trên quyền cơ bản của người khác hoặc các chuẩn mực hay quy luật chính của xã hội như nói dối thường xuyên, gây hấn và trộm cắp. Hành vi ODD giới hạn trong gia đình với bố mẹ, có liên quan đến các hành vi chống đối xã hội và các sự kiện gây nên sự khó chịu trong gia đình.

--> To be continued 

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c