Chuyển đến nội dung chính

LO ÂU HỌC ĐƯỜNG - VẤN ĐỀ ĐÁNG ĐƯỢC QUAN TÂM !

Ngày nay, áp lực học tập có xu hướng ngày một tăng lên bên cạnh những áp lực từ sự kỳ vọng của bố mẹ, từ gia đình cho đến các kỳ thi – xét tuyển từ tiểu học lên trung học cơ sở và từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông đặc biệt gây căng thẳng điều này không có nghĩa là những khủng hoảng trong kỳ thi xét tuyển đại học được loại trừ. Cũng dễ nhận thấy nhiều trẻ bị lo âu sau một trận ốm dài hay sau kỳ nghỉ hè, bên cạnh đó có thể xem học sinh gián tiếp trở thành nạn nhân từ những áp lực về chỉ tiêu, sự căng thẳng của giáo viên được “vô tình áp lên đứa trẻ”…
Điều đáng chú ý là theo đánh giá chung của nhiều quốc gia trên thế giới, các rối loạn liên quan đến tâm lý chiếm 20% -25% dân số. Trong đó rối loạn lo âu là rối loạn thường gặp và phổ biến.Nghiên cứu của Rieger và cộng sự (1990) cho thấy có khoảng 15% dân số nói chung đã trải nghiệm dấu hiệu đặc trưng của rối loạn lo âu và 2,3% đến 8,1% đang có rối loạn lo âu hiện hành.
Ở Việt Nam, số lượng trẻ em trong độ tuổi học sinh mắc rối loạn lo âu và trầm cảm có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.
Hoàng Cẩm Tú và cộng sự (2007) khảo sát sức khỏe tâm thần ở 1.727 học sinh THCS ở Hà Nội cho thấy có 25,76% tổng số học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trong đó số học sinh có những vấn đề cảm xúc cao nhất – chiếm tới 29,7%, tỷ lệ nữ mắc nhiều hơn nam.
Theo Nguyễn Thị Minh Hằng và Nguyễn Thị Nga (2009), có 20,65% học sinh lớp 1 có lo âu học đường ở mức độ vừa, trong đó tình huống kiểm tra kiến thức ở lớp học là nguyên nhân lớn nhất.
Nghiên cứu gần đây nhất của Đặng Hoàng Minh, Bahr Weiss và Nguyễn Cao Minh (2013) đã điều tra dịch tễ trên 1.314 trẻ em từ 6 – 16 tuổi ở 10 tỉnh, thành phố Việt Nam đã cho thấy có 9,6% trẻ có các vấn đề hướng nội ở mức lâm sàng. Trong đó, lo âu/ trầm cảm chiếm 1,8%, thu mình chiếm 2,1%, than phiền cơ thể chiếm 4,1%. Tỉ lệ này ở mức ranh giới là 18,3%.
Bên cạnh đó, tỉ lệ trẻ em từ 6 – 16 tuổi có các bất thường về tình cảm là 16,29%, ở mức ranh giới là 11,59%.
Vậy điều cần thiết là ta cần hiểu về khái niệm lo âu là gì ? Như thế nào là lo âu bệnh lý ?
Lo âu là trạng thái cảm xúc chủ quan, thoáng qua hoặc dai dẳng (lo âu dai dẳng thường do đặc điểm nhân cách) khi con người phải đối đầu một sự đe dọa, một công việc khó hoàn thành, một tình huống cụ thể nào đó trong cuộc sống…thường thì các nguyên nhân này không có tính trực tiếp và cụ thể, mơ hồ khó xác định, là ý thức của một người về tai họa sắp đến, không rõ ràng, kèm theo trạng thái bất an, bồn chồn, thậm chí hoảng loạn, rã rời trước tai họa sắp đến đó. Chủ thể có cảm giác sợ hãi mơ hồ, khó chịu lan tỏa, kèm theo những rối loạn cơ thể.
Một sai lầm thường gặp đó là cần nhận thức rõ ràng giữa lo âu và lo âu bệnh lý.
Sợ: được coi như một đáp ứng cảm xúc bình thường để chuẩn bị tư tưởng cho ta trước những nguy hiểm có thực đang đến và vì thế có giá trị sống còn. Sợ còn được coi là lo âu bình thường, là phản ứng tâm lý khi cảm thấy có một tai họa thực tế, giúp cho việc chuẩn bị các giải pháp đảm bảo cho việc làm chủ tai họa này. Vậy sợ hay lo âu bình thường là một cơ chế thích ứng với thế giới bên ngoài.
Cảm giác giống như sợ, nhưng không có sự đe dọa rõ rệt, sắp đến. Đây là lo âu bệnh lý, tình trạng lo âu xuất hiện không có nguyên do, không liên quan tới một mối đe dọa rõ rệt nào hoặc mức độ lo âu không phù hợp với nguyên nhân gây ra nỗi lo âu đó. Trạng thái tâm lý này thường đi kèm với các rối loạn cơ thể và rối loạn thần kinh thực vật, diễn ra kéo dài, gây trở ngại rõ rệt tới các hoạt động [1] .
Làm sao biết được học sinh có bị lo âu học đường hay không?
- Chúng thường than phiền là đau bụng vào mỗi sáng thứ hai
- Chúng gặp khó khăn trong việc quyết định đến trường
- Chúng thường quên đồ dùng học tập và thường đến trường muộn
- Chúng nói rằng chúng ghét đi học
- Chúng ở nhà vì “ốm đi học” và khỏe ra vào sáng hôm sau
- Và một số dấu hiệu thêm vào:
+ Đau đầu
+ Bám bố mẹ
+ Đau bụng thời gian dài
+ Lo lắng mình hoặc người thân sẽ bị thương
+Ác mộng
+ Vấn đề về giấc ngủ
+ Tức giận hoặc ăn vạ khi bị ép đến trường
+ Hay dỗi, cáu kỉnh
+ Trốn học
+ Cảm thấy mệt mỏi
+ Khó khăn trong việc ra quyết định.

Điều gì ẩn đằng sau lo âu học đường?
Lo âu học đường phổ biến nhất ở lứa tuổi 5-7 tuổi và 11-14 khi học sinh phải đối mặt với rất nhiều thay đổi.
Việc chuyển từ tiểu học lên trung học cơ sở và từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông đặc biệt gây căng thẳng. Cũng dễ nhận thấy nhiều trẻ bị lo âu sau một trận ốm dài hay sau kỳ nghỉ hè khi chúng được ở với bố mẹ thời gian rất dài.
Cần phải mất thời gian để tìm hiểu, nhưng những lý do sau đây có thể là nguyên nhân của lo âu:
- Mâu thuẫn với giáo viên hay với bạn
- Việc học ở trường quá dễ hoặc quá chán hoặc quá khó và chán nản
- Mất năng lực học tập
- Sự thay đổi trong gia đình (ly hôn, đau ốm, cái chết của một thành viên gia đình, chuyển nhà)
- Không muốn xa bố hoặc mẹ
- Xấu hổ
- Cảm thấy lo lắng về trường mới hay cấp học mới
- Cảm thấy lo lắng về việc học tập ở trường (kiểm tra, bị gọi lên trước lớp, trình bày…)
- Bạo lực học đường, bắt nạt hay quấy rối

Nhà trường và gia đình cần hợp tác như thế nào để giúp học sinh?
- Giải thích về tầm quan trọng của việc học (học điều mới).
- Giúp những học sinh nhút nhát kết bạn với những học sinh khác, khuyến khích chúng tham gia câu lạc bộ hay các hoạt động ở trường
- Tìm kiếm những nguồn trợ giúp thêm (gia sư, phòng học, trung tâm tư nhân)
- Nói chuyện với trẻ về các tình huống chúng bị bắt nạt. Thông báo cho nhà tham vấn học đường, giáo viên và cán bộ nhà trường về bất cứ sự quan tâm lo lắng nào.
- Nói chuyện với trẻ mỗi ngày. Can thiệp sớm có thể loại trừ vấn đề trở nên xấu hơn.
- Chú ý tới trẻ mỗi đêm.
Sau đây là một số hoạt động bạn có thể cùng làm để giảm bớt sự lo lắng:
+ Viết nhật ký về những lo lắng và suy nghĩ của mình
+ Vẽ hoặc làm một tác phẩm nghệ thuật nào đó
+ Khuyến khích học sinh nói về những người lớn mà chúng tin tưởng
+ Liệt kê danh sách những thứ mà chúng không thích ở trường. Nói về những thứ mà chúng muốn thay đổi, và như thế nào?
Tham gia vào các bài tập thư giãn, khuyến khích chúng tập thể dục và ăn uống lành mạnh.
Những hành vi nào làm tăng hành vi lo âu?
Một khi trẻ có phản ứng lo âu, chúng có khuynh hướng đáp ứng theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là một trong số đó:
- Tự nói với bản thân hay ý nghĩ “tự động” (ví dụ, tôi không thể đối mặt với tình huống mới. Mọi người trong trường sẽ ghét tôi)
- Hành vi né tránh (ví dụ một học sinh đã học kém năm ngoái, em đó sẽ sợ trường học).
- Đáp ứng không phù hợp dành cho trẻ lo âu (ví dụ đứa trẻ bị chế nhạo bởi người lớn vì cảm giác lo âu chứ không được khuyến khích bởi những nỗ lực và cố gắng).
Điều gì xảy ra nếu lo âu học đường vẫn tiếp tục sau nhiều can thiệp?
- Hãy nói chuyện với bác sĩ gia đình. Họ có thể đề xuất bạn làm việc với một nhà trị liệu trẻ em. Điều này là đặc biệt quan trọng nếu con bạn bắt đầu xa lánh bạn bè, gia đình và các hoạt động thường nhật.
- Nếu không được điều trị, lo âu có thể trở nên nặng hơn và tiếp tục gây ra những vấn đề khi trẻ lớn hơn.

Nếu lo âu xảy ra ở cả những môi trường khác ngoài trường học thì đó có thể là rối loạn lo âu lantỏa.
Đây là một bệnh tâm thần phổ biến, có thể điều trị. Lo âu trở thành rối loạn khi các triệu chứng trở nên nặng, gây khó khăn cho cuộc sống bình thường. Rối loạn hoảng sợ là một vấn đề tâm thần khác. Hoảng sợ là một hình thức lo âu xảy ra thình lình, bất ngờ, do xuất phát từ bên trong, tái diễn, mãnh liệt và tràn ngập.
Cảm giác hoảng sợ được đặc trưng bởi sự khó chịu khủng khiếp, cảm giác sợ hãi hay kinh sợ, và có thể bao gồm cả những triệu chứng như tim đập, đau tức ngực, khó thở, chóng mặt, cảm giác nóng ran, vân vân. Rối loạn lo âu có thể tiến triển từ từ trong thời gian dài hay tiến triển rất nhanh. Những rối loạn này có thể làm cho trẻ mất khả năng học tập, thiết lập quan hệ, các hoạt động xã hội và công việc sau này.
Nên lo lắng nếu các triệu chứng lo âu hay hoảng sợ trở nên nặng, kéo dài, bất ngờ, có vẻ bất thường hay không có nguyên nhân rõ ràng. Nhận biết các triệu chứng lo âu và hoảng sợ giúp bạn ứng phó với những rối loạn này và tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia sức khỏe tâm thần có kinh nghiệm.
Triệu chứng của lo âu
- Cảm giác sợ
- Tránh né trách nhiệm
- Chóng mặt hay cảm giác mê mộng
- Luôn chân luôn tay
- Cảm giác tăng năng lượng
- Tư duy phi tán
- Nóng giận
- Thất vọng
- Không thoát khỏi nỗi sợ
- Lảng tránh
- Thiếu kiên nhẫn
- Gặp vấn đề trong thực hiện nhiệm vụ
- Thở nhanh gấp
- Tim đập nhanh
- Những hình ảnh sợ hãi
- Đổ mồ hôi
- Run
- Tức hay đau ngực
- Nghĩ về các tình huống nguy hiểm
- Yếu ớt
- Trương lực cơ
- Vấn đề chú ý
- Táo bón hoặc ỉa chảy
- Trí nhớ kém
Các triệu chứng nặng và nghiêm trọng
- Tức ngực
- Yếu ớt hay liệt
- Chóng mặt, ngất

Tài liệu tham khảo
         Tâm lý bệnh học. PGS.TS. Nguyễn Văn Thọ Viện tâm lý thực hành thành phố Hồ Chí Minh (I.P.P).
  AACAP. Children Who Won't Go To School. 1997 (cited 2002 April 23). URL: http://www.aacap.org/publications/factsfam/noschool.htm
      D’Alessandro D. & Huth L. Children and School Anxiety. 2002 May (cited 2004 May 15). URL.
         http://www.vh.org/pediatric/patient/pediatrics/cqqa/schoolanxiety.html.
         Dowshen S. Back to School. KidsHealth. 2001 July (cited 2002 April 23). URL:
        http://www.kidshealth.org/PageManager.jsp.dn=KidsHealth&lic=1&ps=107&cat_id=168&article_set=21754.
 Intelihealth. Back-to-School Blues. 2000 May 09 (cited 2002 April 23). URL:http://www.intelihealth.com/IH/ihtPrint/WSIHW000/20722/21211/237268.html?d=dmtContent&hide=t&k=basePrint.
         Rutherford K. What to Do When You Don't Like School. KidsHealth. 2001 September (cited 2002 April 23). URL:http://www.kidshealth.org/PageManager.jsp?dn=KidsHealth&lic=1&ps=307&cat_id=20184&article_set=22357
         http://www.troubledteen.com/teen_disorder/anxiety.php

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c