Chuyển đến nội dung chính

TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ TỰ VỆ TRONG TIẾN TRÌNH THAM VẤN - TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Trong cuộc sống ngày một xô bồ, con người ngày càng có nguy cơ giảm súc về chất lượng sức khỏe tâm lý – tâm thần với các áp lực của đời sống mưu sinh, căng thẳng từ các mối quan hệ trong công việc, những “ách tắc” xuất hiện trong mối quan hệ vốn dĩ “tốt đẹp và êm ả một cách bình thường” giữa các thành viên trong gia đình, sự xáo trộn về thói quen sinh hoạt, nhịp sinh học đang có những thay đổi, sự bực tức khi bị thầy cô và bạn bè dè bỉu, chê trách thậm chí là bị “cô lập”…các tình huống này luôn có thể xuất hiện đối với bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào…nhưng tình trạng sẽ trở nên căng thẳng và tạo ra những ức chế, u uất nếu như các vấn đề rắc rối ấy diễn ra trong một thời gian dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe về thể chất lẫn tâm thần của con người. Có bao giờ bạn tự hỏi sao tôi lại thế này ? hay sao bạn tôi dạo gần đây có nhưng hành vi kỳ lạ hoặc bất thường ? Hoặc sao bố tôi lại cư xử một cách kỳ lạ vậy ?

Lòng tự trọng là hình ảnh mà chủ thể cảm nhận về chính bản thân mình, hình ảnh đó là kết quả của mối quan hệ giữa cái tôi lý tưởng (Super Ego), cái tôi hiện thực (Ego) và các thành tố của chúng. Mỗi người tự đánh giá bản thân dựa trên việc nhìn nhận những khía cạnh tích cực và tiêu cực của mình. Sự đánh giá đó tạo ra hình ảnh bản thân mà bản ngã cảm thấy là đáng trân trọng hay không đáng trân trọng. Nhưng sự nhìn nhận về bản thân không dừng lại ở quá trình tự đánh giá mà nó sẽ được mở rộng với việc tìm kiếm hình ảnh bản thân thông qua các nhận xét, đánh gí từ các mối quan hệ xung quanh có liên quan hoặc có những tác động đến cá nhân như từ các thành viên trong gia đình, bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp…Mỗi thành tố cấu thành bãn ngã đều đóng góp một phần vào việc tạo nên hình ảnh nhân cách. Đó là những biểu thị (representations) nhận thức - cảm xúc: Tất cả những biểu thị đó đều liên kết với các năng lực cảm xúc, và mang sắc thái yêu thích / không thích. Tuy nhiên, những biểu thị này không chỉ là hậu quả của những thúc bách: chúng luôn phản ánh một sự kết hợp giữa yếu tố nhận thức và cảm xúc. Trong cấp bậc thứ nhất, lòng tự trọng bị chi phối bởi các cảm xúc. Trong cấp bậc cao hơn, khi chủ thể xác định lại chiều kích của các cấu tố cảm xúc thì lòng tự trọng bị chi phối bởi các cấu tố nhận thức. Việc pha trộn hai biểu thị này được con người cảm nghiệm là lòng tự trọng. Hài hòa trong việc hòa nhập mang tính tương hỗ giữa các biểu thị đó tạo nên lòng tự trọng thật sự. Lòng tự trọng này bắt nguồn từ việc chúng ta tự đánh giá một cách khách quan, cảm nhận phẩm giá của bản thân, nhìn nhận giới hạn của chính mình, đánh giá cao tiềm năng của mình và xây dựng lòng tự trọng trên đó. Lòng tự trọng được hình thành, cũng cố trong suốt thời gian sống nhằm duy trì các khía cạnh của bản ngã ổn định hoặc tương đối ổn định thông qua việc xây dựng nên hình ảnh bản thân tích cực. Nhưng với một cuộc sống luôn tiềm ẩn nhiều vấn đề, không ít sóng gió, khó khăn thì việc xây dựng nên lòng tự trọng được xem như là một con thuyền đôi lúc trở nên nhỏ bé và chông chênh ới những con sóng có lúc lăn tăn nhưng không kém phần dữ dội của một đại dương bao la, vấn đề đặt ra ở đây là điều gì sẽ xảy ra khi các khía cạnh, các thành tố của bản nga không được hợp nhất và hài hòa. Hệ quả của sự tương phản đó chình là thiếu lòng tự trọng, như vậy điều này sẽ được thẻ hiện qua các biểu hiện nào, chúng ta hãy cùng suy ngẫm với các biểu hiện như :
·         Bản ngã có những biểu hiện mâu thuẫn, tính khí thay đổi và khó hòa nhập cái tôi lý tưởng và cái tôi hiện thực.
·         Cảm giác trống rỗng vì khó nhận biết mình như một con người trọn vẹn.

·       Thiếu khả năng thông cảm với người khác và hay phê phán, bởi vì bản ngã bị chi phối bởi những nhận thức tri giác tức thời hạn là sự đánh giá có suy nghĩ và cân nhắc.


Do đó, với những biểu hiện này ta cần nghiêm khắc xem lại bãn ngã của một cách thực tế, nếu như nước là một nhu cầu không thể thiếu cho sự sống của con người thì lòng tự trọng càng trở nên quan trọng hơn, nó như oxy cho chính “nhịp thở” của nhân cách mổi cá nhân.

Trong quá trình tham vấn – trị liệu tâm lý, chuyên viên tâm lý (CVTL) sẽ không ít lần, sẽ gặp không ít trường hợp, và có thể là rất thân chủ (TC) với trạng thái trầm uất trong “cơn lốc xoáy giá trị của bản thân” giảm sút một cách nghiêm trọng (Low Self- esteem). Khi trải qua quá nhiều biến cố trong cuộc sống, tình yêu, công việc, các mối quan hệ rạn nứt hay đổ vở…chính những yếu tố này góp phần quan trọng cấu thành những tổn thương tâm lý, làm cho con người trở nên yếu đuối, mệt mỏi với các suy nghĩ lệch lạc méo mó, cảm xúc tiêu cực và cuối cùng là một loạt các hành vi tiêu cực, đôi lúc những hành vi hay cách ứng xữ trước tình huống khó khăn (được xem là một vấn đề rắc rối ảnh hưởng đên chất lượng cuộc sống, sức khỏe tâm lý và thể lý) dưới sự tác động không hề nhỏ của các cơ chế tâm lý phức tạp trong đó đáng chú ý hơn là các cơ chế tự vệ của con người được hình thành thông qua các trải nghiệm của bản thân mổi người.
Trong cuộc sống hàng ngày ta đều đối diện với nhiều mối đe dọa đối với lòng tự trọng: một sáng kiến sai lầm, một cuộc biểu diễn tệ hại, một sự xỉ nhục, bị xem thường, bị ức hiếp, sai lầm trong các quyết định quan trọng... Tất cả những điều đó tạo cho con người cảm thấy kém cỏi, do dự và không được yêu thương. Bản ngã chúng ta bị tổn thương và như một cơ chế tự động ta vội vàng điều trị vết thương ái kỷ đó. Cũng như tinh thần, thân xác cũng tự bảo vệ khỏi những kích thích quá mức từ môi trường xung quanh ví dụ như nhắm mắt, nhìn sang hướng khác, hoặc nhìn một cách lơ đênh, dửng dưng với tiếng ồn…đó là những hành động nhằm bảo vệ bản thân khỏi những tác nhân kích thích khó chịu. Không chỉ tồn tại ở con người mà cơ chế này gần như có các loài động thực vật, có thể nói tự vệ là một quy luật tồn tại lâu đời của thiên nhiên.
Đối với Sigmund Freud thì khái niệm hóa cơ chế tự vệ (thuật ngữ của S.Freud) là một trong những đóng góp có giá trị nhất của phân tâm học trong việc tìm hiểu và vén bức màn khoa học tâm lý đầy bí ẩn con người. Qua thuật ngữ "cơ chế tự vệ" như một cách đề cập đến một cách xử lý với mức độ thường xuyên, có tính chất vô thức, đôi khi có tính triệu chứng bệnh lý, mà cái tôi (Ego) sử dụng để đối phó với những xung đột phát xuất từ thực tế môi trường bên ngoài tác động và/hay từ cảm xúc bên trong. Như vậy, tự vệ là bảo vệ mình khỏi mọi nguy hiểm đe dọa sự trân trọng của mình. Đó là cách bảo vệ hay phục hồi lòng tự trọng, thế nhưng cách thức đó lại dựa trên một nền tảng sai lạc, đó là tránh né vấn đề, như một kẻ trốn chạy khỏi thực tại khó khăn đầy những nguy cơ và thử thách mà cá nhân cho rằng nó không nên xảy ra với mình và vượt quá khả năng chấp nhận, chịu đựng, vượt qua. Ngược lại, người không có phản ứng tự vệ thì nhìn thẳng và đối diện với vấn đề, cho dù vấn đề đó làm cho mình trở nên lúng túng, và từ việc chấp nhận đó sẽ xây dựng nên một cách sống, trong đó chủ thể quan tâm đến những nhược điểm và những nỗi sợ hãi mang tính ám ảnh của bản thân, chìm đắm vào những trạng thái tâm lý tiêu cực, đôi lúc họ tự ‘nhấn chìm’ lấy chính mình. Có thể nhận ra một số mục tiêu mà cơ chế tự vệ trong con người hướng đến :
·         Duy trì sự quân bình của bản ngã khi đứng trước những tình huống khó khăn: Làm sao khỏi đau buồn khi mất một vật hay một người mà mình quý mến? Làm sao giữ lòng tự trọng khi thất bại? Làm thế nào để cảm thấy hài lòng, bất chấp các ngăn cấm và quy định của xã hội?...
·         Bảo vệ và phục hồi lòng tự trọng đang bị đe dọa bởi các thế lực thúc bách: Tôi đã chọn một lối sống, nhưng trong tôi vẫn còn những cảm xúc trái ngược; tôi sẵn sàng với người khác, nhưng tôi cũng bị xao động vì một cảm giác hiềm thù; tôi nghĩ mình mạnh mẽ, nhưng thỉnh thoảng tôi cũng bắt gặp một nỗi sợ hãi làm lu mờ hình ảnh đẹp mà tôi đã tạo ra cho mình...
·         Hóa giải những xung đột với người hay với những thành phần khác của thực tế, mà tôi thấy là không thể giải quyết bằng cách nào khác: Nếu ý kiến của tôi không đúng với thực tế, tôi phải làm gì? Khi sai lầm của tôi bị phơi bày ra ánh sáng, tôi phải làm gì để khỏi xấu hổ? Nếu bạn đồng nghiệp là đối thủ, tôi phải làm gì để thu phục anh ta mà khỏi phải tranh đấu công khai?...
Tuy rằng cơ chế tự vệ ngự trị nơi vô thức của con người, xong có một đặc điểm chung nơi các cơ chế này đó là: nó tác động một cách trực tiếp và/hoặc một cách giáng tiếp phủ nhận, xuyên tạc và bóp méo thực tại nơi nội tại tâm lý con người, cũng như môi trường bên ngoài. Chúng là những hành vi tự động không phải cố ý và ở khía cạnh khoa học tâm lý cơ chế này hoạt động trong vô thức nhưng chính chủ thể lại không biết những gì đang xảy ra trong vô thức (diễn ra như một dòng chảy ngầm). Thông qua việc sử dụng cơ chế tự vệ một cách vô thức này mà một số cá nhân nhìn nhận con người chủ thể với một đánh giá về tư cách đạo đức. Nhưng điều này sẽ được và cần có sự tự kiểm soát, điều chỉnh trong chính ‘con người’ của CVTL trong tiến trình làm việc cùng TC như là một phiên làm việc với chính con người của mình để trở nên trung dung hơn, nó được xem như là một năng lực, một điểm nổi bật mang tính đặc trưng cho một nhà tâm lý ‘đúng chất’. Một trong các kỹ thuật nhằm để tránh sự thiếu trung dung cho CVTL đó là ‘tự hỏi’ và tự mình nâng cao năng lực chuyên môn bản thân, rõ ràng trong quan điểm và nhận thức về hành vi bị tác động từ các cơ chế tự vệ của TC rằng cần phải phân biệt giữa việc giải thích luân lý và phán đoán giá trị, nhằm hướng đến sự sáng tỏ và tránh các đánh giá mang tính quy chụp gây nên các ấn tượng không tốt về TC, điều này được xem như một ‘viên đạn’ mà nhà tâm lý tự ‘bóp cò kết liểu’ một hệ thống các khuôn khổ, hệ thống trong việc tiếp cận và xây dự mối quan hệ trị liệu (quan trọng cho điều này là sự tin tưởng, tôn trọng, trung thực, trung dung…). Bởi vì cơ chế tự vệ nằm trong vô thức, cho nên không phải lúc nào ta cũng có thể quan sát trực tiếp, mà chỉ có thể quan sát các hậu quả của chúng. Cơ chế tự vệ có thể xem như là ‘con đẻ’ được ‘sinh ra – dưỡng dục’ từ những hình thức bóp méo có hệ thống (từ các suy nghĩ méo mó tự động, các cảm xúc tiêu cực kèm theo một hay nhiều các hành vi tiêu cực), tạo điều kiện cho phong cách tự vệ và biểu hiện qua những đặc điểm như thành kiến và cứng nhắc, nụ cười đặc trưng, hành vi hằn học, diễu cợt và ngạo mạn. Những cơ chế tự vệ này không phải là những đặc điểm đúng nghĩa, nhưng là những cách xử lý nó tạo nên những phong cách tự vệ (style) co mỗi cá nhân. Điều này là một trong các thành tố tạo nên sự khác biệt trong nhân cách của mổi con người mà chúng ta có thể nhận thấy qua một chuỗi những hành vi đặc trưng: cách suy nghĩ, nhận thức, cảm nghĩ tương quan với người khác, phản ứng trước các tình huống…điều này trở nên cứng nhắc – như một cổ máy và lặp lại nhiều lần. Vậy câu hỏi đặt ra là ai là người nhận ra được sự cứng nhắc này ? Câu trả lời, trước hết đó là người quan sát từ bên ngoài. Người quan sát không những phải hiểu rõ nội dung hành vi (chủ thể làm gì), nhưng cả cách hành động (hành động như thế nào). Người quan sát chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ, khi chính mình đã được giải thoát hoàn toàn khỏi xiềng xích của cơ chế tự vệ (điều này luôn là một thử thách không nhỏ cho con người, càng cụ thể và đòi hỏi mang tính sàng lọc hơn đối với những con người làm trong lĩnh vực tâm lý – giáo dục, các nhà tâm lý lâm sàng, chuyên viên xã hội…). Nếu nhận thức được cái phong cách nằm bên trong hành động, đó quả là một sự hiểu biết mới mẻ và kỳ diệu về con người. Tuy nhiên, ngay cả chủ thể cũng có thể nhận ra phong cách tự vệ của mình, cho dù họ không biết hết mọi cơ chế tự vệ cơ bản trong vô thức. Để tự vệ, chủ thể thay đổi nhận thức về thực tại nội tâm và ngoại giới: Họ che đậy những mâu thuẫn, yếu tố tác động mà bản thân không thể chấp nhận bằng những lớp vỏ đôi khi đối chọi với bản ngã. Cuối cùng, chủ thể cảm thấy khó chịu và thiếu tự do nội tâm hay rõ ràng hơn là sự ràng buộc, tự trách, sự mâu thuẫn nội tâm. Điều này như một dự báo rằng bản thân đã nhận thấy vấn đề, nhưng không biết những phạm vi của vấn đề. Đến đây, thay vì tìm hiểu ngọn nguồn của vấn đề, họ có thể phản ứng lại bằng một cơ chế tự vệ khác: đó là không chấp nhận mình đang tự vệ. ( Đây có thể là một rắc rối không hề nhỏ trong tiến trình làm việc với thân chủ, có thể dẫn đến sự chống đối, đỗ vỡ mối quan hệ trị liệu hoặc đơn giản là thân chủ cảm giác thiếu an toàn – thoải mái với CVTL và quyết định từ bỏ quá trình tham vấn hay trị liệu tâm lý).
Tiếp theo :
·        Sự nhìn nhận cơ chế tự vệ như là một hành vi hay đó là một chuỗi hành vi mang tính bình thường hoặc bệnh lý ? (tính thích ứng của cơ chế tự vệ mà thân chủ đang có)
·        Các mức độ tự vệ, các cấp độ méo mó nơi nhận thức được hình thành nơi TC.
·        Những định nghĩa về cơ chế tự vệ của con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO :

1.      Sigmund Freud - Ego và Id, Sigmund Freud (1856-1939)
2.      Tâm phân học nhập môn, Dịch giả Nguyễn Xuân Hiến NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
3.      Cognitive Behavior Therapy Second Edition, Edited by William O’Donohue Jane E. Fisher.
4.   Clinical Supervision Of Psychoanalytic Psychotherapy Edited  by Jill Savege Scharff M.D. 

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c