Chuyển đến nội dung chính

HY VỌNG MỚI CHO BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM LÝ SAU CHẤN THƯƠNG


(KhoaHoc.com.vn) - Các nhà khoa học đã tìm thấy tế bào thần kinh ngăn chặn việc hình thành các kí ức sợ hãi trong bộ não của chuột mang tên “Hippocampus”.


Các tế bào thần kinh ức chế này cho phép tạo ra một bộ nhớ về bối cảnh và địa điểm mà không bị ảnh hưởng bởi chính sự kiện khó chịu diễn ra cùng lúc với bối cảnh đó.

Trong một bản báo cáo đăng trên tạp chí Science, nhóm nghiên cứu cho biết, công trình này giúp họ hiểu rõ hơn về cơ sở thần kinh của các bệnh rối loạn tâm lý sau chấn thương ở người.

Attila Lonsoczy, giảng viên đại học Colombia, New York cùng các đồng nghiệp đã chú trọng vào nghiên cứu cách Hipocampus lưu giữ những bối cảnh cụ thể cũng như việc tách chúng ra từ những sự kiện gây sợ hãi.

Hi vọng mới cho những bệnh nhân rối loạn tâm lý sau chấn thương

Khi nhìn vào những tế bào thần kinh riêng lẻ trong não chuột, người ta nhận thấy các tế bào ức chế thần kinh gọi là “Interneuron” đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các ký ức của nỗi sợ hãi trước khi chúng di chuyển đến các vùng khác trong não.
Trả lời kênh Khoa học của BBC, Tiến sĩ Lonsoczy cho biết: “các tế bào Interneuron được kích hoạt bởi những sự kiện gây sợ hãi, chúng hoạt động như những bộ lọc nhằm ngăn chặn sự xâm nhập các thông tin không mong muốn liên quan đến sự kiện đó”. Bằng cách này, vùng tế bào Hipocampus có khả năng xử lí và lưu trữ những thông tin bối cảnh một cách độc lập mà không có sự can thiệp của những sự kiện gây ảnh hưởng xấu.
Những con chuột thí nghiệm được tạo điều kiện để bộc lộ nỗi sợ hãi, sau đó, chúng được đặt vào các bối cảnh cụ thể để theo dõi. Khi các nhà khoa học vô hiệu hóa các tế bào thần kinh ức chế, những con chuột này đã không còn biểu hiện sự sợ hãi nữa. Kết quả này chứng tỏ rằng nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc ngăn chặn sự hình thành các kí ức sợ hãi ở chuột.
Qua đó, nhấn mạnh tầm quan trọng vai trò của các tế bào Interneuron trong việc mã hóa bộ nhớ lưu trữ nỗi sợ trước khi nó được thông qua và di chuyển đến những vùng khác.
“Ngữ cảnh của sự kiện được phát ra từ những vùng Hippocampus, chuyển đến các vùng khác của não nơi mà các bối cảnh thực sự kết hợp với các sự kiện diễn ra nỗi sợ”.
Hiểu được cách các tế bào thần kinh tiếp nhận các bối cảnh cũng như sự kiện gây sợ hãi có thể giúp các nhà khoa học giúp đỡ bệnh nhân điều trị những tổn thương tâm lý sau chấn thương.
Tiến sĩ Xu Liu, đại diện Viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ nhận định rằng: “Nghiên cứu này đã giải quyết được câu đố về cách Hippocampus mã hóa thành công các bối cảnh mà bỏ qua mọi sự tác động tiêu cực đang diễn ra tại thời điểm đó. Đây sẽ là một nghiên cứu mang ý nghĩa y học trong nhiều năm tới”.
Nguyễn Thị Hương Giang (BBC)

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c