Chuyển đến nội dung chính

RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN Ở TRẺ EM - NÊN HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ QUAN ĐIỂM CHO RẰNG NHỮNG RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN Ở TRẺ MẮC PHẢI LÀ DO CÁCH GIÁO DỤC VÀ TIẾP XÚC TỪ PHIÁ GIA ĐÌNH CỦA TRẺ

Hiện nay với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, nhiều người tin rằng những rối loạn phát triển như tự kỷ, ADHD, chậm phát triển tâm thần, chậm phát triển ngôn ngữ, khó khăn trong học tập… không phải do cách giáo dục của gia đình, thì cũng không ít người lên án cho rằng nguyên nhân chính gây ra những rối loạn trên là do cách giáo dục, tiếp xúc với trẻ của gia đình (cưng chìu, ít tương tác, ít tiếp xúc với trẻ, bỏ bê trẻ..) điều này nên được nhìn nhận như thế nào ?
Ngày nay, với sự phát triển của đời sống hiện đại, bên cạnh những lợi ích của những thành quả vượt bậc ấy là những hệ lụy đi kèm theo. Khi chúng ta nhìn ở một góc độ tổng thể khách quan, những hệ lụy này có ảnh hưởng đến chất lượng đời sống cũng như là sự phát triển về cả tâm lí – thể chất của con người. Tiếp cận ở một phương diện cụ thể hơn, sự phát triển của các phương tiện truyền thông cũng góp phần không nhỏ đối với đời sống xã hội. con người được tiếp cận nhiều hơn với tri thức khoa học, tiện lợi và nhanh chóng. Nhưng mặt hạn chế chính là chất lượng của nguồn thông tin, một số thông tin bị sai lệch hoặc thiếu cơ sở chuyên môn, thông tin đa chiều chưa có sự thống nhất, thông tin chỉ là những nhận định mang tính cá nhan chủ quan mà chưa được tiến hành khảo sát hay nghiên cứu một cách khoa học… nên gây ra nhiều tranh cãi. Hệ lụy là ở một số người xuất hiện “niềm tin phi lý”, điều quan trọng hơn hết là niềm tin ấy đã làm cản trở về mặt nhận thức một cách đúng đắn mang tính chuyên môn có liên quan như: hiện nay với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, nhiều người tin rằng những rối loạn phát triển như tự kỷ, ADHD, chậm phát triển tâm thần, chậm phát triển ngôn ngữ, khó khăn trong học tập. Không phải do cách giáo dục của gia đình, thì cũng không ít người lên án cho rằng nguyên nhân chính gây ra những rối loạn trên là do cách giáo dục, tiếp xúc với trẻ của gia đình (cưng chìu, ít tương tác, ít tiếp xúc với trẻ, bỏ bê trẻ..). Với vấn đề này, ta cần phải nhận thức rằng, phương tiện truyển thông đã bổ trợ kiến thức cho quý phụ huynh, cho mọi người được hiểu thêm về những  rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ hiện nay. Nhưng không ít người sau khi tìm hiểu đã hình thành nên một nhận thức chưa thật chính xác về những rối loạn như kể trên. Thực tế, vai trò và chức năng của gia đình, sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình, nét truyền thống văn hóa riêng của mỗi gia đình, sự gắn bó và “đường ranh giới” giữa các cá nhân trong một gia đình…đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của từng cá nhân nằm trong mối liên hệ “liên cá nhân”, đặc biệt là sự phát triển của trẻ nhỏ. Mốc phát triển quan trọng ở 6-7 năm đầu đời có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển hoặc là sự hình thành những cơ chế rối loạn phát triển ở trẻ. Vì trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu hình thành và dần tiến tới hoàn thiện các chức năng cần thiết đáp ứng cho cuộc sống như : khả năng nhận diện bản thân, giao tiếp với xã hội và mọi người xung quanh, khả năng tư duy, hình thành nên những hình tượng xã hội thông qua cơ chế bắt chước…từng bước hình thành và tiến đến việc hoàn thiện nhân cách.
Khi xét đến những chế dẫn đến các rối loạn phát triển ở trẻ, ta cần chú ý đến nhứng nguyên nhân cốt lõi như di truyền, môi trường xã hội, giáo dục, các yếu tố có liên quan đến sinh lí cơ thể, rối loạn chức năng thần kinh nếu có…để cần có một nhận thức đúng đắn hơn về nguyên nhân dẫn đến các rối loạn ở trẻ được kể như trên, tôi xin liệt kê những nguyên nhân dẫn đến co chế phát sinh rối nhiễu của một số rối loạn về phát triển thường gặp:
1.      NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỰ KỶ Ở TRẺ
1.1  TÂM LÝ: Trong thực tế thì không có sự khác biệt có ý nghĩa trong kỹ năng nuôi dưỡng, sự lệch lạc trong hoạt động gia đình có thể dẫn đến bệnh tự kỷ. Các triệu chứng tăng : sự bất hòa của cha mẹ, sự di chuyển nơi ở, sự mất mát người thân, sự ra đời của 1 thành viên mới trong gia đình….giống như mọi trẻ bình thường khác.
1.2  DI TRUYỀN : Tỷ lệ anh chị em cùng bị tự kỷ là 2%-4%, cao gấp 50 lần so với dân số
Tỷ lệ bị tự kỷ trên trẻ sinh đôi cùng trứng cao hơn rất nhiều so so với trẻ sinh đôi khác trứng. Các thành viên không bị tự kỷ trong các gia đình có người bị tự kỷ có các trục trặc về ngôn ngữ hoặc nhận thức nhưng ít trầm trọng hơn.
1.3 MIỄN DỊCH : Sự không tương hợp về miễn dịch giữa mẹ và phôi thai có thể góp phần gây rối loạn tự kỷ. Lympho bào của trẻ tự kỷ phản ứng với kháng thể của Mẹ gây nên những tổn thương mô thần kinh trong thai kỳ.
1.4  Về yếu tố thần kinh thì đối với bệnh động kinh: người tự kỷ bị động kinh chiếm khoảng 4%- 32% và 10%-83% có điện não đồ bất thường.
Các sang thương thần kinh kèm theo: Rubella bẩm sinh, PKU, xơ củ não, rối loạn Rette.
Bất thường trên cấu trúc não: giãn rộng não thất trên CT chiếm 20-25%, bất thường vỏ não lan tỏa, giảm số lượng tế bào Pukinjie tiểu não( số lượng nhánh ít hơn, hình dạng nhánh ngắn, thân tế bào nhỏ hơn bình thường).
1.5  Tăng lượng Serotonin trong huyết tương chiếm khoảng 30% bệnh tử kỷ, tuy nhiên sự gia tăng này còn gặp ở những trẻ mắc chứng  CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN nên điều này không đặc trưng ở bệnh tử kỷ. Tăng HVA( Homovanilic acide) là chất chuyển hóa chính Dopamin trong dịch não tủy.
Như vậy ta có thể nhận thấy quan điểm được nêu ở trên là hoàn toàn không chính xác, có rất nhiều nguyên nhân và nguy cơ gây nên tự kỷ ở trẻ. Khi ta xem xét trên các biểu hiện lâm sàng của trẻ ta thấy rằng : sự suy giảm chất lượng trong các mối tương quan xã hội không đạt được các mốc phát triển của Spizt: không cười ở tháng thứ 3 hay thiếu phản ứng với người lạ vào tháng thứ 8…nếu ta nói gia đình thiếu quan tâm, chất lượng giáo dục của gia đình là thiếu, vậy những điều mà trẻ không đạt được ở trên có ai dạy trẻ đâu (vì những mốc phát triển này là quá trình tự hình thành ở trẻ) ? thực tại, có rất nhiều gia đình, vì công việc, vì lo cho con mà không ít gia đình đã “giảm” chức năng chăm sóc trẻ, vấn đề này có thể ảnh hướng đến trẻ như một rối loạn gắn bó…ngoài ra, một gia đình khắc phục tình trạng này bằng cách gửi con vào nhà trẻ…ở đây, trẻ cũng có những tương tác với trẻ khác, với cô giáo…nhưng tại sao cũng có một số trẻ vẫn mắc bệnh tự kỷ…còn rất nhiều điều ta cần phải xem xét lại về những nguyên nhân cũng như nguy cơ dẫn đến RLPT ở trẻ. Ta không thể vỗi vàng đưa ra một quan điểm rằng những rối loạn phát triển như tự kỷ, ADHD, chậm phát triển tâm thần, chậm phát triển ngôn ngữ, khó khăn trong học tập… Không phải do cách giáo dục của gia đình, thì cũng không ít người lên án cho rằng nguyên nhân chính gây ra những rối loạn trên là do cách giáo dục, tiếp xúc với trẻ của gia đình (cưng chìu, ít tương tác, ít tiếp xúc với trẻ, bỏ bê trẻ..). Tôi không đồng ý với quan điểm này.
2.      NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN DẠNG : CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN.
CPTT Chậm phát triển trí tuệ là tình trạng ngưng phát triển hoặc không hoàn thiện hoạt động trí tuệ, đặc trưng bởi khả năng nhận thức, ngôn ngữ, vận động và khả năng thích ứng xã hội.
Ta sẽ điểm qua về phương diện dịch tể học, người ta nhận thấy rằng :
l  Nếu sử dụng chỉ số IQ thấp hơn trị số trung bình 1 độ lệch chuẩn thì tần suất mắc bệnh là 15% dân số
l  Nếu nhỏ hơn 2 độ lệch chuẩn thì tần suất mắc bệnh là 3% dânsố
l  Nếu ta xét đồng thời cả 2 tiêu chuẩn  IQ và khả năng thích nghi thì tỷ lệ là 1% dân số.
l  Tần số mới mắc cao nhất gặp ở lứa tuổi đi học là 10-14 tuổi.
l  Tỷ lệ nam/ nữ là 1,5/1.
l  Các bệnh kèm theo như: Rối loạn co giật( 15%- 30%), tàn phế vận động ( 20%-30%), khiếm khuyết giác quan( 10%-20%).
Khi ta xét về nguyên nhân của CPTTT thì ta thấy rằng, rối loạn trên xuất hiện ở hội chứng Down (như là một nguyên nhân thứ phát của Hội chứng Down), và một trẻ mắc phải là do bất thường về di truyền hoặc là sự rối loạn về chuyển hóa di truyền, một số trẻ bị nhiễm độc trong thời kỳ mang thai, nhiễm độc trong và sau khi sanh cũng dẫn đến tình trạng nêu trên. Không phải là đa số, nhưng ở một số trẻ sau khi trải qua một cơn sốt co giật kéo dài cũng mắc phải CPTTT. Như vậy, không có một nguyên nhân nào xuất phát từ quan điểm được đưa ra ở trên.
3.                 Đối với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ:
 Ta thấy rằng Sự phát triển về ngôn ngữ là một dấu hiệu rõ nhất cho thấy sự tiến triển về trí năng, vì thế khi trẻ có những bất ổn về ngôn ngữ cũng có nghĩa là sự phát triển của trẻ đã có vấn đề.
Tuy nhiên, rối loạn ngôn ngữ không đơn thuần là một triệu chứng, mà đó là những biểu hiện rất đa dạng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Các nguyên nhân thực thể dẫn đến rối loạn ngôn ngữ :
- Thiếu hụt thính giác
- Có dị tật ở các cơ quan phát âm.
- Có một tổn thương ở não bộ
- Trí lực chậm phát triển.
- Có hội chứng Tự kỷ.
- Có tình trạng Bại não.
            Bên cạnh những vấn đề trên, với một em bé có những thiếu hụt về tình cảm trong những năm đầu, bé không có được cảm giác an toàn bên cạnh mẹ, khi những xúc cảm âm tính và những huyễn tưởng tràn ngập tâm tư thì bé sẽ có những hạn chế trong việc hình thành ngôn ngữ.  Do sự cách ly với mẹ như trẻ mồ côi, trẻ bị gửi vào các nhà trẻ quá sớm lại thiếu người trò chuyện, những tác động tâm lý đó sẽ làm hạn chế rất nhiều khả năng giao tiếp của trẻ.
4.      Đối với trẻ bị mắc ADHD:
 Khi tìm hiểu về nguyên nhân ta thấy rằng:
Nguyên nhân thực thể và tâm lý cũng có thể gây ra chứng hiếu động không tập trung ở trẻ. Trong số các nguyên nhân thực thể bao gồm: bệnh lý ở da, rối loại thị giác hay thính giác, do phản ứng với một số loại thuốc, ngộ độc chì, .v.v…
Nguyên nhân tâm lý bao gồm: lo lắng, rối loạn tâm thần, bị cưỡng bức, lạm dụng tình dục, gặp khó khăn trong học tập, lục đục trong gia đình.Các nguyên nhân này có thể riêng lẽ hay phối hợp nhau:
Tai biến lúc sanh: như sanh non tháng, thiếu oxi lúc sanh( bị ngạt) làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.
Do di truyền: đa số những trẻ em mắc chứng không tập trung-hiếu động thì trong gia đình của chúng có ít nhất một thành viên mắc chứng này. Hơn nữa, 1/3 số người đàn ông bị chứng hiếu động-thiếu tập trung khi còn nhỏ, thì con họ sau này cũng mắc phải chứng này.
Rối loạn chức năng của não: Các nhà nghiên cứu nhận thấy những vùng não của trẻ em và người lớn mắc chứng không tập trung-hiếu động có sự kém hoạt động trong việc chi phối kiểm soát các cử động và sự tập trung, và cũng nhận thấy rằng những người này có mức dopamine thấp hơn người bình thường. Hay chính xác hơn dopamine là chất  dẫn truyền thần kinh giúp kích thích những vùng não này.
Tiếp xúc với một số độc chất trong thời kỳ mang thai: như thuốc lá, rượu, ma túy, vì những chất này làm giảm sản xuất dopamine ở trẻ em và các độc chất trong môi trường như dioxine, hydrocarbure benzen…cũng làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị hiếu động, kém tập trung.
Tiếp xúc với kim lọai nặng như chì.
Rối loạn giấc ngủ: người ta nhận thấy, trẻ ngủ ngáy dễ bị chứng rối loạn không tập trung - hiếu động gấp 2 lần so với trẻ không ngủ ngáy.
Các nguyên nhân khác: như chấn thương đầu, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
Những trẻ nào dễ có nguy cơ mắc chứng không tập trung – hiếu động?
-    Những trẻ mà trong gia đình chúng có người mắc chứng này.
-    Trẻ sinh non( sanh thiếu tháng).
-    Mẹ hút thuốc lá, uống rượu, lạm dụng chất ma túy trong khi mang thai.
-    Mẹ tiếp xúc với một số chất độc trong lúc mang thai.
-    Biến chứng lúc sanh như: trẻ bị ngạt khi sanh.
-    Trẻ bị chấn thương vào đầu( do tai nạn hay bị đánh).
-    Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
-    Ngộ độc chì.
-    Trẻ ngủ hay ngáy, hoặc có rối loạn giấc ngủ (ngủ nhiều quá hoặc khó ngủ).
Xét một cách tổng quan hơn, những sự sai sót trong giáo dục của gia đình như: ép ăn ép con học, thiếu những món quà cảm xúc để khích lệ trẻ, sự cân bằng giữa đời sống của gia đình và bên ngoài…đều ảnh hưởng đến trẻ. Nhưng ta lại bỏ qua những yếu tố khác như di truyền, yếu tố thần kinh, những san chấn trong thời kì trước, trong và sau khi sinh cũng gây nên những ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ…
Như vậy, ta cần phải có một cách nhìn khách quan hơn, chính xác hơn đối với những RLPT ở trẻ nhỏ. Nhưng không phải vì vậy mà ta lại xem thường những ảnh hưỡng từ giáo dục gia đình, sự quan tâm chăm sóc của gia đình đối với trẻ. Hãy cùng chắp cánh tương lai cho những mầm non đầy triển vọng !

Chuyên viên tham vấn - trị liệu tâm lý Khoản Trung Tín                                                                                    





Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c