Chuyển đến nội dung chính

ĐÔI ĐIỀU ĐÁNG LƯU Ý VỀ TÂM LÝ Y HỌC TRONG LĨNH VỰC TÂM LÝ LÂM SÀNG

Trong lĩnh vực tâm lý học lâm sàng, quá trình tiếp xúc với thân chủ (TC) luôn là "cánh cửa" đầu tiên và cực kỳ quan trọng. Quá trình này đòi rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm và không thể bỏ qua về những đòi hỏi về chuyên môn của chuyên viên tâm lý (CLTL) hoạt động chuyên ngành tâm lý lâm sàng, kiến thức từ các lĩnh vực tâm lý khác bổ trợ cho công việc.

Việc thu thập thông tin cần thiết như các triệu chứng, lý do tìm đến chuyên viên tâm lý, những ghi nhận trong quá trình tiếp xúc ban đầu cũng như trong suốt quá trình can thiệp - trị liệu như cảm xúc, hành vi, giao tiếp, tình trạng nhận thức...bên cạnh đó, còn một lĩnh vực cần được chú trọng và làm rõ đó là tiền sử cá nhân, gia đình, và cả tiền sử về vấn đề y khoa mà thân chủ đã được chẩn đoán trước đó hoặc có thể đề xuất nếu cần thiết cho việc chẩn đoán và thiết lập kế hoạch điều trị. Vậy những yếu tố về thực thể, tâm lý tác động như thế nào đến thân chủ ? Để trả lời câu hỏi này, ta cần xem xét các khía cạnh tâm lý của thân chủ trên hai bình diện:
    1. Mối quan hệ tương hỗ giữa các hiện tượng tâm lý với bệnh tật, các triệu chứng thực thể.
    2. Mối liên hệ giữa tâm lý của thân chủ và môi trường xung quanh (các mối quan hệ xã hội, môi trường tự nhiên). 

Ta cần đề cập đến lĩnh vực tâm lý y học để làm rõ hơn vấn đề trên. Những tác động đến sự tương quan giữa tạng thái tâm lý và các triệu chứng thực thể mà thân chủ đang có bao gồm: 
  • Các hình ảnh lâm sàng bên trong : đó là nhận thức và thái độ của TC xung quanh ý niệm, cảm xúc, các xung động đau, cảm giác trạng thái cơ thể như mệt mỏi, khó chịu...tất cả tạo nên cảm giác về các triệu chứng thực thể, tâm lý được TC  phản ánh thông qua các lời than phiền, mô tả trong suốt quá trình tiếp xúc. Điều này hình thành nên trí tuệ hình ảnh lâm sàng (bao gồm cảm giác về các triệu chứng, kinh nghiệm, năng lực bản thân, TC sẽ tìm kiến nguồn thông tin bổ trợ như từ sách báo, phương tiện truyền thông, từ người bạn bè, nhân viên y tế, người xung quanh...đặc biệt là tình trạng chú tâm quá mức đến các kết quả mang ý nghĩa lâm sàng từ các xét nghiệm, thăm khám chuyên biệt, các thuật ngữ chuyên môn tất cả như những "mảnh vở" được ghép lại cùng với một số triệu chứng tâm lý do bản thân TC "tự ám thị" mình tạo nên toàn cảnh một "bức tranh" phát họa mô hình tưởng tượng về các triệu chứng bệnh tật của bản thân hệ quả là TC tự đưa ra những chẩn đoán, tiên lượng, tự tìm nguyên nhân những phán đoán về cảm xúc...). Một hậu quả đáng lưu ý là nếu các trí tuệ về hình ảnh lâm sàng bên trong  chiếm ưu thế sẽ gây ra những khó khăn cho tiến trình chẩn đoán và trị liệu tâm lý, hoặc các hình ảnh này trở nên không rỏ ràng thậm chí là không xuất hiện trong ý thức của TC (thường gặp ở bệnh nhân tâm thần và mất trí) . Do đó cần có CVTL cần có kỹ năng thuyết phục, kỹ thuật trò chuyện, kiến thức chuyên môn về tâm bệnh học, thần kinh...nhằm tìm hiểu rõ hình ảnh lâm sàng bên trong một cách thận trọng một cách chính xác, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định triệu chứng đích thực và  các ý nghĩ, lo lắng... Mặt khác, điều này rất cần thiết trong việc cung cấp cho TC về thông tin bệnh cũng như tiến trình điều trị: liệu pháp, các kỹ thuật được sử dụng, việc tuân thủ điều trị  thuốc từ các bác sĩ chuyên khoa trong quá trình trị liệu tâm lý một cách hợp lý, khoa học.
  • Trạng thái tâm lý : ta có thể khẳng định rằng trạng thái tâm lý và trạng thái bệnh lý thực thể có mối quan hệ tương quan sâu sắc. Chính những hoạt động của hệ thần kinh tạo nên cơ sở sinh lý của trạng thái tâm lý (TTTL) của thân chủ. Bên cạnh đó, chiều hướng tác động ngược lại khi những trạng thái biến đổi tâm lý nhẹ trong giới hạn "bình thường" như hơi khó chịu, lo lắng và thiếu nhiệt tình; hay cấp độ biến đổi trạng thái tâm lý nặng nề hơn đó là trạng thái loạn thần kinh chức năng (sự gián đoạn và rối loạn các quá trình hoạt động thần kinh cấp cao được biểu hiện thành các hội chứng như suy nhược, nghi bệnh, ám ảnh, lo âu, phân ly...); và cấp độ mà thân chủ không còn khả năng phản ánh thế giới xung quanh với sự rối loạn, mất kiểm soát hành vi, hạn chế hoặc mất khả năng phê phán với bệnh tật, các hội chứng hoang tưởng và rối loạn nhận thức...Với 3 cấp độ trạng thái tâm lý này, chuyên viên tâm lý lâm sàng cần có sự cân nhắc, theo dõi và chẩn đoán hợp lý vì trong thực tế thì sẽ khó khăn để xác định ranh giới của các ranh giới trạng thái tâm lý này, các dấu hiệu biến đổi này có thể tập hợp thành hội chứng tâm lý không đặc hiệu của bệnh thực thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến tình trạng bệnh lý sẽ được thuyên giảm hay ngày càng trở nên nặng nề hơn.
    Trạng thái tâm lý được xem là trạng thái nhẹ nhát và dễ dàng bắt gặp ở bất kỳ người bệnh nào với những biểu hiện hơi khó chịu, lo lắng và thiếu nhiệt tình...
    Trạng thái loạn thần kinh chức năng: sự gián đoạn và rối loạn các quá trình hoạt động thần kinh cấp cao đặc thù biểu hiện thành các hội chứng như suy nhược cơ thể, nghi bệnh, các rối loạn thuộc phổ rối loạn lo âu, tình trạng phân ly. Với tình trạng này TC vẫn chưa rối bị rối loạn ý thức, họ vẫn còn thái độ phê phán với bệnh tật và tình trạng sức khỏe của mình.
    Trạng thái loạn tâm thần (do các bệnh thực thể gây ra): biểu hiện đặc trưng của trạng thái này là các hội chứng hoang tưởng: ảo giác, ảo thính...và rối loạn ý thức.
    Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý TC như đặc điểm các giai đoạn phát triển và những dấu hiệu đặc trưng của bệnh, đặc điểm nhân cách, yếu tố nhiễm trùng nhiễm độc, môi trường xung quanh, tính chất các mối quan hệ giao tiếp - xã hội. Hệ quả từ các yếu tố này dẫn đến sự biến đổi về tâm lý đặc trưng: thay đổi hứng thú, tư duy ; thay đổi tri giác với thế giới bên ngoài và bản thân; ứng xữ - giao tiếp có chọn lọc quan hệ với người xung quanh, chú ý và tự ám thị vào các triệu chứng thực thể, ích kỷ ; giảm sút ý chí; hồi tưởng về quá khứ, hay xúc động; có thể tạo nên sự thay đổi về nét mặt và giọng nói.
    Bản thân các triệu chứng bệnh tật thực thể và những gì có liên quan đến bệnh mà TC gặp phải trở thành ổ hưng phấn ưu thế trên võ não, lôi cuốn mạnh mẽ sự chú ý của người bệnh kết quả là biến đổi tâm lý TC.
  • Xúc cảm : được hình thành từ các cảm giác về triệu chứng, nhận thức về bản chất của các triệu chứng. Trên thực tế, đi kèm với các triệu chứng là những cảm xúc âm tính ảnh hưởng đến TC với những tác động âm tính như giảm khí sắc, lo âu, ưu tư...một số trường hợp xuất hiện phức hợp các xung cảm dưới dạng stress, lo âu hay sợ hãi quá mức, hoảng loạn.
    Những xúc cảm âm tính vừa và nhẹ có tác dụng bảo vệ TC trong việc làm giảm hoạt tính, bảo tồn sinh lực cho cơ thể. Với những xúc cảm sợ hãi, lo lắng như một phản ứng tự nhên có tác dụng kích thích hệ thần kinh - nội tiêt tạo nên hội chứng thích nghi không đặc hiệu, tạo nên tác động dương tính lên các quá trình bệnh lý trung bình. Xúc cảm người bệnh và tình trạng bệnh tật có sự tương quan sâu sắc: mức độ trung bình có tác dụng bảo vệ và hỗ trợ điều trị bệnh tật; những xúc cảm vui tươi sảng khoái chiếm ưu thế , TC sẽ không đánh giá đúng mức độ và diễn biến bệnh, tỏ ra nông nổi thiếu can đảm...trường hợp khi những xúc cảm âm tính chiếm ưu thế: buồn rầu, sợ hãi, thất vọng, hoảng hốt quá mức...thường kèm theo các triệu chứng thực thể thường dẫn đến những san chấn tâm lý, những xung động tâm lý cũng sẽ dẫn đến khí sắc u ám, đăm chiêu và ý định tự sát. Do đó, trong quá trình trị liệu CVTLTL cần thiết lập hệ thống nâng đỡ hợp lý, nhằm chăm sóc và nâng cao sức khỏe tâm lý nói chung, tăng cường những xúc cảm tiêu cực nói riêng cho TC. 
  •  Hoạt động nhận thức và bệnh tật: 
    Một trong những khía cạnh mà CVTLTL cần phải lưu ý và thật sự thận trọng. Chính những "kẻ thù" mang tên những cảm xúc âm tính chiếm ưu thế tác động và chi phối đến quá trình tư duy và tất nhiên, hậu quả của quá trình tác động này là các yếu tố độc hại sẽ "lên ngôi" kèm với quá trình bệnh tật. TC giảm trí nhớ và tưởng tượng, có thể đãng trí, không tập trung chú ý, sự thuyên giảm về khả năng lao động trí óc và sáng tạo đồng thời là sự tụt dốc các chức năng cấp cao như phân tích, nhận định, tổng hợp. Quá trình liên tưởng bị xáo trộn, dưới dạng mở rộng, hồi tưởng, mong ước do trương lực não bị giảm sút. Tình trạng dễ ám thị "đạt đỉnh" sẽ dẫn đến việc TC bị động, phụ thuộc thậm chí là rơi vào tình trạng vô thần (tìm đến và trở nên ủy mị vào số mệnh, phù phép, thầy lang...). Có thể dễ dàng nhận ra rằng, đây được xem như một cơ chế tự vệ khi những logic cảm xúc không xuất phát từ quy luật tư duy, trong tình trạng hoảng loạn và sợ hãi, thiếu an toàn, mất niềm tin do đó TC muốn thoát khỏi tình trạng của cuộc sống hiện tại, né tránh hoặc cố gắng lãng quên vấn đề của mình, hoặc đề cao quá mức những điều "không có", miễn là điều này có thể ũng cố niềm tin, hy vọng và tác động mạnh mẽ đến nhân cách của TC.

  • Nhân cách của người bệnh: đây là một trong những tác động bao giờ cũng được phản ánh vào tình trạng của TC tác động đến sự phát sinh, phát triển của bệnh đóng vai trò như một thành tố vô cùng quan trọng. Đáng để lưu ý khi một trạng thái bệnh bệnh mản tính, trải qua một thời gian dài có thể trở thành thuộc tình nhân cách và quá trình bệnh lý có thể tác động đến toàn bộ nhân cách, làm biến đổi nhân cách của TC. Một số thuộc tính nhân cách tác động lên tâm lý cũng như trạng thái triệu chứng thực thể như thế nào. Ta cùng xem xét ở nhiều khía cạnh dưới đây.
    Khí chất của người bệnh: có liên quan trực tiếp đến các kiểu hoạt động thần kinh cấp cao. Ngày nay với sự phát triển của xã hội, đời sống tâm lý ngày càng trở nên phức tạp hơn đã tạo nên những tác động đến nững kiểu khí chất thuần nhất, ngày nay mỗi cá nhân sẽ là một kiểu khí chất chủ đạo và có sự pha trộn với nó là đặc điểm của các kiểu khí chất khác.
    Với một số bệnh như nhiễm trùng, có sốt cao, co giật sẽ dễ có những xung động với các phản ứng mạnh mẽ, nóng nảy và thiếu cân bằng. Một số bệnh nhân thiểu năng tuyến giáp thường có biểu hiện ù lì, phản xạ chậm chạp...
    Những kiểu khí chất có đặc trưng không cân bằng, không linh hoạt, yếu rất dễ bị tổn thương do tác động của triệu chứng thực thể, bệnh tật hơn những loại khí chất khác. Và chính những biến đổi này lại tác động mạnh mẽ đến các phản xạ thần kinh, sự lưu thông hệ thống tuần hoàn khí huyết.
    Xu hướng nhân cách: bao gồm quan điểm, niềm tin, khát vọng, khuynh hướng và thế giới quan, sự say mê hứng thú...tác động ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ hoạt động của con người, càng trở nên đặt biệt hơn đối với người bệnh.
--> To be continuous...


Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c