Chuyển đến nội dung chính

MỘT SỐ MẸO ĐỂ ĐOÁN BIẾT TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA BÉ

Khi cơ thể bé có bất thường nhất ở đường tiêu hóa, thì phân là một trong những biểu hiện đầu tiên tin cậy. Vì thế theo giõi phân hàng ngày của bé sẽ giúp mẹ kịp thời đoán biết tình trạng sức khỏe của bé yêu nhà mình.

1/ Phân bình thường là như thế nào?

Với bé bú mẹ, phân "hoa cà hoa cải" không thối có thể có mùi chua nhẹ. Với bé lớn hơn phân bé thường mềm mịn và khá đồng nhất, thường có màu vàng sẫm hoặc nhạt, mùi không quá thối hoặc không thối khắm.

Phân của bé có màu xanh đen và có mùi tanh là biểu hiện của việc cơ thể bé hấp thu nhiều chất sắt, hoặc do sắc tố mật chưa tiêu hóa hết nên không có vấn đề gì nếu phân vẫn ra khuôn mềm và bé vẫn tăng cân đều không kèm triệu chứng gì khác.

2/ Khi bé đi tiêu các loại phân dưới đây, mẹ cần chú ý đến tình trạng sức khoẻ của con và đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời:

- Phân có chất nhầy trắng hoặc xanh, đây là dấy hiệu báo bé có rối loạn tiêu hóa hoặc bé bị sổ mũi, viêm Mũi họng. Nếu đường hô hấp bé vẫn bình thường, cần đưa bé đến bác sĩ vì có thể bé bị rối loạn màng nhầy ở ruột.

- Phân có mủ có thể kèm theo mùi thói khắm. Bé bị viêm ở đường ruột hoặc ở bộ phận nào đó ở cơ quan tiêu hóa. Nếu khi đại tiện bé quấy khóc, đau bụng buồn nôn, đại tiện nhiều lần, phát sốt là bé bị kiết lị.

- Phân có máu. Trong bất kỳ trường hợp nào, khi thấy phân của bé có máu hoặc nghi nghờ có máu, mẹ cần đưa bé đi khám ngay.

- Phân có màu xanh. Nếu phân có màu xanh cỏ úa, lỏng, hoặc phân không thành hình màu vàng nhạt hoặc màu vàng sẫm có chút thức ăn chưa tiêu hóa, mùi hôi thối là do bé ăn quá nhiều, phải giảm lượng ăn đi. Khi phân có màu xanh sẩm, lượng ít có dính nhầy, khi bú hoặc sau khi bú bé bị quấy khóc quằn quại thì đó là bé bị đói ăn. Cần tăng lượng Sữa thích hợp thì sẽ trở lại bình thường.

- Phân có màu xám thường gặp ở những bé được nuôi bằng Sữa bò. Cha mẹ nên theo dõi sự biến chuyển của phân. Nếu ngày càng xám và rắn lại, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ vì có thể sữa đang dùng không phù hợp với bé.

- Phân sống, thường lỗn nhộn Sữa hoặc thức ăn chưa tiêu hóa, có pha chút màu trắng nhạt hoặc màu trắng. Khi phân có bọt lại có ít phân sống đó là hiện tượng ăn quá nhiều chất đường, chất bột, nên giảm lượng đường và chất bột, cho ăn cháo ngó sen hoặc cháo nước gạo, chỉ 1-2 ngày sẽ khỏi.

- Phân màu nâu nhạt, vón hạt thường do bé uống quá ít nước hoặc trời nóng, hoặc trong chế độ ăn ít tinh bột và chất xơ.

- Phân có dạng như hồ loãng màu vàng nhạt, không có chất nhầy, ngày đi 3-4 lần, nguyên nhân có thể do bé ngủ để bụng bị lạnh. Cải thiện bằng cách, đắp ấm bụng giảm thức ăn dầu mỡ, rang gạo vàng lên nấu nước uống hoặc dùng pha vào Sữa cho bé ăn một vài ngày là khỏi. Phân có màu sắc theo thức ăn mà bé ăn vào, ví dụ khi bé ăn nhiều cà rốt hoặc rau quả có màu vàng, phân thường có biểu hiện vàng sẫm.

- Phân nửa thành hình, nữa như nước. Thì đó là bé bị bệnh cảm cúm, lên sởi... Nếu phân lỏng như nước, ngày đại tiện trên 10 lần đó là ngộ độc.

- Phân cứng, lượng it, mặt ngoài có nhầy hoặc màu là táo bón. Nếu bé bị táo bón nặng có thể cho uống 60-70ml mật ong (chỉ với 1 tuổi trở lên) hoặc 5-10ml vừng dầu, dầu lạc đã nấu chín là được.

- Phân như nước vo gạo, số lần đại tiện và số phân nhiều lại kèm theo nôn mủa đó là bị bệnh tả.

- Phân như bả đậu hoặc phân loảng có màu vàng xanh lẫn chất nhầy là bị viêm nhiễm cầu trùng xâu chuỗi màu trắng ở đường ruột hoặc bị viêm ruột do nấm.

Lưu ý, khi thấy phân của bé bất thường, mẹ có thể theo dõi và lấy một ít mẫu phân của bé bằng que hoặc bông gòn đựng trong lọ thủy tinh đã rửa sạch và đậy kín. Khi đưa bé đi khám bệnh cần mang theo để các bác sĩ có thể làm xét nghiệm nếu có thể cần thiết.

Chúc các Mẹ luôn khỏe và tự tin, chăm con tốt nhé ! ^^

Bài viết được sưu tầm từ nguồn Bacsi - Bác sĩ nhi

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c