Chuyển đến nội dung chính

HIỆU ỨNG WERTHER - MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG VÀ NHỮNG HỆ LỤY

Ngày nay, không thể phủ nhận những giá trị lợi ích tích cực từ sách, báo, các phương tiện truyền thông (PTTT) mang lại cho cuộc sống ngày một hiện đại hóa hơn: tiếp cận và chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng, những tác động từ các trở ngại mang tên khoảng cách địa lý cũng dần được cải thiện, nhu cầu giao tiếp được đáp ứng, nhu cầu đời sống như mua sắm, giải trí cũng trở nên đơn giản hóa khi chỉ cần một quyển tạp chí, một máy vi tính, ipad, iphone, smart phone được kết nối internet là có thể tiết kiệm được thời gian, sức lực, việc học tập cũng trở nên dẽ dàng hơn khi công nghệ ngày một hiện đại. Có thể thấy, phương tiện truyền thông đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Nhưng "nói đi" thì cũng nên “nhìn lại” bên cạnh những hữu ích không nhỏ ấy là tiềm ẩn vô vàn vấn đề, những hiểm họa đến từ các phương tiện truyền thông. Có rất nhiều minh chứng điển hình, dưới đây là một trong những tác động “không ngờ” mà chính những công nghệ hiện đại, sự phát triển của truyền thông mang lại. Mối liên hệ có nhiều tranh cãi : sự tác động của PTTT đối với các hành vi khuôn mẫu trong xã hội như hiện tượng tự sát hàng loạt, những hành vi bạo lực, những ám ảnh đi kèm trong nhận thức và hành vi được hoạt hóa dưới sự tác động từ các khủng hoảng, sang chấn tâm lý, rối loạn phát triển có liên quan. 

Bắt chước tự sát một cách mù quáng (thuật ngữ tiếng Anh: copycat suicide) là khái niệm dùng để chỉ hành vi bắt chước tự sát do ảnh hưởng từ các mô tả chi tiết về các vụ tự tử trước đó dựa trên truyền hình và các được cho là có liên quan đến cuốn tiểu thuyết Nỗi đau của chàng Werther (The Sorrows of Young Werther) của tác giả Goethe đã được xuất bản năm 1774. Sau đó, chính tác phẩm này được cho là “ngòi nổ” của hội chứng tự sát hàng loạt trong thanh niên thời bấy giờ.
Để ngăn ngừa kiểu tự sát này, một số quốc gia hạn chế các phương tiện truyền thông đưa tin tiêu cực một cách quá chi tiết trừ trong một số trường hợp đặc biệt. Có bằng chứng cho rằng nhiều hành vi khác hơn là tự sát được xem tương tự như "sự truyền nhiễm". Bạo lực đối với người khác được nghiên cứu trong mối liên hệ tác động của phương tiện truyền thông tạo nên các ảnh hưởng lây lan . Tác hại của bạo lực, bạo lực đặc biệt là giết người như giết người, giết người cùng với hành vi hiếp dâm hay giết nạn nhân sau đó tự tử, ngày một nhiều hơn so với hành vi tự sát đơn thuần.

Vậy tác phẩm Nỗi đau của chàng Werther (The Sorrows of Young Werther) có gì đặc biệt ?

Sau khi tác phẩm được ra đời đã tạo nên một cơn sốt vào giữa thập niên 1970. Đó là sự xuất hiện của một xu hướng thời trang dành cho nam ở Châu Âu, được chào đón và tiếp nhận một cách thành công trên khắp Châu Âu trong thế kỷ 18 với phong cách quần vàng kết hợp với chiếc sơ mi hở cổ, bên ngoài khoác chiếc áo Jacket xanh. Phong cách được xem là “dị hợm” này được lây lan từ vùng này qua vùng khác một cách kỳ lạ.  
Trong tác phẩm này, nam nhân vật chính tên là Werther đã có một tình yêu nồng nàn với nàng Charlotte, trớ trêu thay hoàn cảnh tuyệt vọng của Werther được xem như một điểm nhấn cho tác phẩm, một thanh niên vô vọng trong tình yêu cuồng dại với một người phụ nữ đã có được hạnh phúc trong hôn nhân. Trong câu chuyện dữ dội và lãng mạn này , Goethe (tác giả của tiểu thuyết) đã mô tả sở thích khá đặc biệt Werther đó là phong cách thời trang như một sự pha trộn đầy màu sắc của áo khoác màu xanh, quần màu vàng và áo sơ mi hở cổ. Khi nhận ra rằng không có bất cứ hy vọng nào cho một mối tình lãng mạn, những nỗ lực vụng về với cảm giác chân thành, đau đớn, nam diễn viên chính đã quyết định tự kết liễu cuộc đời của chính mình với một khẩu súng lục nhằm giúp bản thân giải thoát khỏi tình yêu cuồng dại, nổi buồn xen lẫn đau thương, tuyệt vọng và có phần oán trách trước sự từ khước từ của nàng Charlotte.  Đây được xem như là một trong những tài liệu mang đậm tính "cảm xúc văn học" đầu tiên ở châu Âu.

Làn sóng mang tên hiệu ứng Werther có sự kết nối đặc biệt với tác phẩm này ra sao?
Một điều mà chính tác giả và giới quan chức, xã hội châu Âu không thể nào ngờ được là có hơn 2000 trường hợp các vụ tự tử của lứa tuổi thanh niên được báo cáo có đặc điểm chung như: đã từng xem qua tác phẩm, cảm nhận được cảm xúc tuyệt vọng trong tình yêu như một cảm hứng và càng tệ hại hơn tình hình trở nên mất kiểm soát khi một làn sóng bắt chước hành vi tự sát của nam nhân vật chính trong tác phẩm với cùng một phong cách thời trang, cách thức kết liễu cuộc đời bởi súng lục vì tình yêu tan vỡ. Sau một thời gian ngắn được xuất bản, ở một số khu vực tại Châu Âu đã ra lệnh cấm đối với tiểu thuyết The Sorrows of Young Werther. Đây được xem như là một nổ lực của giới chức trách nhằm ngăn ngừa làn sóng ảnh hưởng của tác phẩm đến giới trẻ với hành vi tự kết liễu cuộc đời. Những hậu quả xã hội ngày một nghiêm trọng hơn, khi mà các con số báo cáo về số ca tự sát ngày một tăng lên của những người đàn ông trẻ khi bắt chước hành động tuyệt vọng của Wether. Chính điều này đã làm cho tác giả Johann Wolfgang von Goethe trở nên ám ảnh nặng nề, mặc cảm tội lỗi với những suy nghĩ ám ảnh, khi tự thuyết phục bản thân của ông rằng chính tác phẩm của ông là ngòi nổ cho tất cả hành vi tự sát một cách tuyệt vọng bằng súng lục của thanh niên thời bấy giờ.   

Hiểu như thế nào về hiệu ứng Werther ?
Hiệu ứng Werther là một thuật ngữ được đặt ra bởi nhà xã hội học người Mỹ Dave Phillips vào năm 1974 để mô tả các hiện tượng mà trong đó sự bắt chước (sao chép) hành vi mang tính tự hủy hoại bản thân xuất phát từ những ý tưởng thể hiện trong ngôn ngữ (ví dụ: văn học, âm nhạc), đây là một yếu tố ngoài di truyền . Được đặt theo tên nhân vật chính trong The Sorrows of Young Werther , quan sát này có liên quan chặt chẽ với hiệu ứng lây lan hành vi con người, bao gồm các rối loạn nhân cách, nhớ nhà bệnh lý và tự sát.
Phillips đã đưa ra một chương trình nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định mối liên hệ mang tính tác động giữa phương tiện truyền thông và sự tăng lên về tỉ lệ của hành tự sát. Trong hơn một thập kỹ nghiên cứu, ông đã đưa ra được những chứng cứ quan trọng góp phần hỗ trợ cho giả thuyết rằng trong thực thế các hành vi khuôn mẫu trong xã hội có thể gây nên những tác động hiệu lực lan truyền về cảm xúc mang tính tiêu cực.
Hiện nay, với một cách tiếp cận mới theo quan điểm của khuynh hướng lý thuyết trung lập được xem như một lĩnh vực lý tưởng cho những hiểu biết toàn diện hơn về vấn đề này. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, đã có xu hướng khẳng định rằng những dự án nghiên cứu được nhân rộng, các giả thuyết đã quan tâm đến bảng đo lường về tỉ lệ tác động của hiện tượng này (Gould và cộng sự. 1989 1990). Stack (1990), trong một đánh giá về kết quả nghiên cứu ông đã kết luận rằng mức độ mô tả nội dung chi tiết về các ca tự sát do các phương tiện truyền thông đưa tin thật sự là một biến số quan trọng trong mối tương quan giữa các tỉ lệ tự tử khác nhau. Kết quả là, chính phủ Hoa Kỳ đã ủng hộ trong việc thiết lập một hệ thống nhằm giảm thiểu sự lây lan của hiệu ứng Werther, có thêm một dự án tương tự được thiết lập tại Úc.

--> To be continuos: Can thiệp khủng hoảng tự sát.



NGUỒN THAM KHẢO

  1. Bandura, A., Ross, D., and Ross, S. (1963) "Imitations of Aggressive Film-Mediated Models," in Journal of Abnormal and Social Psychology, Vol. 66: 3-11
  2. Barkow et al. (1992) The Adapted Mind New York OUP
  3. Baron, J.N., Reiss, P.C. (1985) "Same Time Next Year: Aggregate Analyses of the Mass Media and Violent Behaviour" in American Sociological Review 50 (Jun): 347-363.
  4. Brodie, R. (1996) Virus of the Mind: The New Science of the Meme. USA; Integral Press
  5. Centers for Disease Control and Prevention (1988) "Recommendations for a Community Plan for the Prevention and Containment of Suicide Clusters" in Morbidity and Mortality Weekly Review 37(S-6): 1-12.
  6. Centers for Disease Control and Prevention (1994) "Suicide Contagion and the Reporting of Suicide: Recommendations form a National Workshop" in Morbidity and Mortality Weekly Review 43 (RR-6).
  7. Charlton, J. et al (1993) "Suicide Deaths in England and Wales 1982-1992: Trend Factors associated with Suicide Deaths" in Population Trends 71: 10-16.
  8. Dennett, D.C. (1991) Consciousness Explained. UK. Penguin.
  9. Douglas, J. (1967) The Social Meaning of Suicide
  10. Durkheim, E. [1897] (1952) Suicide: A Study in Sociology London. Routledge.
  11. Gould, M.S., Wallenstein, S., and Davidson, L. (1989) "Suicide Clusters: A Critical Review" in Suicide and Life Threatening Behavior 19: 17-29.
  12. Gould, M.S. (1990) "Suicide Clusters and Media Exposure" in Blumenthal, S.J., Kupfer D.I.(Eds.), Suicide Over the Life Cycle. Washington, DC. American Psychiatric Press.
  13. Habermas, J. (1979) Communication and the Evolution of Society. London. Heinemann
  14. Lynch, A. (1997) Thought Contagion: How Belief Spreads Through Society. The New Science of Memes. Basic Books.
  15. McGuire, W. (1964) "Inducing Resistance to Persuasion: Some Contemporary Approaches" in Berkowitz, L. (Ed.), Advances in Experimental Social Psychology Vol. 1: 191-229
  16. Mazur, A. (1982) "Bomb Threats and the Mass Media: Evidence for a theory of Suggestion" in American Sociological Review 47 (Jun): 407-411.
  17. Phillips, D.P. (1974) "The Influence of Suggestion on Suicide: Substantive and Theoretical Implications of the Werther Effect" in American Sociological Review 39 (Jun): 340-354
  18. Phillips, D.P. (1977) "Motor Vehicle Fatalities Increase Just after a Publicised Suicide Story" in Science 196: 1464-65.
  19. Phillips, D.P. (1978) "Airplane Accident Fatalities Increase Just after Newspaper Stories about Murder and Suicide" in Science 201: 748-750.
  20. Phillips, D.P. (1979) "Suicide, Motor Vehicle Fatalities, and the Mass Media: Evidence towards a Theory of Suggestion" in American Journal of Sociology 84: 1150-1174.
  21. Phillips, D.P. (1980) Airplane Accidents, Murder, and the Mass Media: Towards a Theory of Imitation and Suggestion in Social Forces 58 No. 4 (Jun): 1000-1024.
  22. Phillips, D.P. (1982) "The Impact of Fictional Television Stories on U.S. Adult Fatalities: New Evidence on the Effect of the Mass Media on Violence" in American Journal of Sociology 87 No. 6: 1340-1359.
  23. Phillips, D.P., Bollen, K.A. (1982a) "Imitative Suicides: A National Study of the Effects of Television News Stories" American Sociological Review Vol. 47 (Dec): 802-809
  24. Phillips, D.P. (1983) "The Impact of Mass Media Violence on US Homicides" in American Sociological Review 48 (Aug): 560-568.
  25. Phillips, D.P., Bollen, K.A., (1985) "Same Time Last Year: Selective Data Dredging for Negative Data Findings" in American Sociological Review Vol. 50 (Jun) 364-371
  26. Phillips, D.P., Carstensen, L.L. (1986) "Clustering of teenage Suicides after Television News Stories about Suicide" in New England Journal of Medicine 315 (Sep): 685-694.
  27. Platt, S. (1984) "Unemployment and Suicidal Behaviour" in Social Science and Medicine 19: 93-115
  28. Stack, S (1990) "Media Impacts on Suicide" in Lester, D. Current Concepts of Suicide 107-120. Philadelphia. Charles Press
  29. Tarde, G [1903] (1962) Laws of Imitation. Mass. Peter Smith
  30. Thorlindsson, T., Bjarnason, T. (1994) "Manifest Predicators of Past Suicide Attempts in a Population of Icelandic Adolescents" Suicide and Life Threatening Behavior 24: 350-58
  31. Thorlindsson, T., Bjarnason, T. (1998) "Modeling Durkheim on the Micro Level: A Study of Youth Suicidality" in American Sociological Review 63 (Feb) 94-110
  32. Wasserman, I.A. (1984) "Imitation and Suicide: A Re-examination of the Werther Effect" in American Sociological Review 49 (Jun): 427-436
  33. Other researchers have subsequently adopted Phillips' quasi-experimental approach to demonstrate that other traits and practices may operate as social contagions transmitted via the mass media (e.g. Mazur 1982 on bomb threats)
  34. http://www.health.gov.au/hsdd/mentalhe/nysps/projects/13.htm
  35. http://www.wikipedia.com







Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c