Chuyển đến nội dung chính

TRẺ EM VÀ CÔNG NGHỆ

 Viện Nghiên cứu Y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Canada cảnh báo rằng không nên cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào. Còn với trẻ từ 3-5 tuổi thì hạn chế 1 tiếng/ngày, và từ 6-18 tuổi thì thời gian tiếp xúc chỉ nên ở mức 2 tiếng mỗi ngày.

Thực tế thì giới trẻ hiện nay đang dành quá nhiều thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử, có thể gấp 4-5 so với cường độ cho phép, và điều này thường để lại những hậu quả nghiêm trọng – theo báo cáo của Kaiser Foundation 2010, Active Healthy Kids Canada 2012.
Các thiết bị cầm tay như điện thoại di động, trò chơi điện tử, ipad đang làm gia tăng một cách nghiêm trọng thói quen và tác động của việc sử dụng công nghệ, đặc biệt với thanh thiếu niên.
1. Kích thích não bộ phát triển
Từ 0 đến 2 tuổi, não của trẻ phát triển gấp 3 lần về kích cỡ và tiếp tục phát triển nhanh chóng cho đến 21 tuổi. Sự phát triển sớm não bộ của trẻ được quy định bởi những kích thích môi trường.Sự kích thích sớm đối với phát triển của não bộ đến từ việc không kiểm soát các thiết bị công nghệ (điện thoại di động, internet, iPad, TV), và được cho là có liên quan đến những rối loạn về khả năng chú ý, nhận thức, học hỏi, gia tăng sự bốc đồng và suy giảm khả năng tự điều chỉnh.
2. Chậm phát triển
Do các thiết bị công nghệ đòi hỏi những vận động hạn chế nên có thể khiến cho quá trình phát triển của trẻ chậm đi. Cứ 1 trong 3 trẻ ở độ tuổi tới trường hiện nay bị chậm phát triển về khả năng đọc viết và các khả năng học tập khác. Chỉ khi có sự vận động mới làm tăng cao khả năng chú ý và học tập của trẻ. Chính vì vậy mà trẻ dưới 12 tuổi sử dụng thiết bị công nghệ với cường độ quá nhiều sẽ không có lợi cho phát triển cơ thể và khả năng học tập.
3. Bệnh béo phì
Do thiếu sự vận động nên những trẻ chơi điện tử hoặc xem TV quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng béo phì. Cũng theo khảo sát trên, nếu trẻ được phép chơi ít nhất một thiết bị điện tử trong phòng ngủ của chúng thì nguy cơ béo phì sẽ tăng 30%. Trung bình, có 1 trong 4 trẻ ở Cananda và 1 trong 3 trẻ tại Mỹ bị béo phì. Trong số này, 30% trẻ béo phì có nguy cơ đái tháo đường và hứng chịu các nguy cơ về tim mạch và đột quỵ sớm.
4. Mất ngủ
60% phụ huynh không giám sát việc sử dụng thiết bị điện tử của con, và 75 % trẻ được cho phép chơi thiết bị điện tử trong phòng ngủ (báo cáo Kaiser Foundation 2010). Trong khi đó, 75% trẻ độ tuổi 9- 10 bị mất ngủ dẫn tới việc học bị ảnh hưởng rất lớn (báo cáo của Boston College 2012).
5. Các chứng bệnh về tinh thần
Việc dùng quá nhiều thiết bị công nghệ có thể làm gia tăng số trẻ bị trầm cảm, lo lắng, rối loạn gắn bó, giảm khả năng chú ý, bị tâm thần, rối loại lưỡng cực, và các vấn đề về thần kinh khác (số liệu từ các báo cáo:Bristol University 2010, Mentzoni 2011, Shin 2011, Liberatore 2011, và Robinson 2008). Cứ một trong 6 trẻ em Canada bị chẩn đoán có vấn đề về tâm lý, và nhiều trong số này phải dùng thuốc trị liệu gây tác động nguy hiểm (báo cáo Waddell 2007).
6. Gây hấn
Các nội dung bạo lực trên phương tiện truyền thông có thể khiến cho trẻ có xu hướng gây hấn nhiều hơn. Không những thế, chúng còn phải đối mặt với rất nhiều các nội dung về bạo lực tình dục và bạo lực thể chất được chiếu đầy rẫy trên TV.
7. Chứng mất trí nhớ kỹ thuật số
Những nội dung trên các phương tiện truyền thông được phát với cường độ cao có thể làm giảm khả năng tập trung và trí nhớ do não bộ phải điều bớt nơron thần kinh ra ngoài vỏ não. Trẻ không tập trung được thì đương nhiên là chúng sẽ không thể học tập tốt được. 
8. Nghiện kỹ thuật số
Nếu các bậc phụ huynh cũng sử dụng thiết bị kỹ thuật số ở cường độ quá thường xuyên thì họ dễ có xu hướng lơ là con cái. Và khi đó, trẻ thiếu sự quan tâm sát sao của phụ huynh sẽ gắn bó với các thiết bị điện tử rồi hơn và rồi dần dẫn tới nghiện ngập. Cứ 1 trong số 11 trẻ này trong độ tuổi từ 8-18 bị nghiện thiết bị điện tử.
9. Bức xạ
Tháng 5 năm 2011, Tổ chức sức khỏe Thế giới đã xếp điện thoại di động (và các thiết bị không dây khác) vào danh mục 2B trong những thứ có khả năng tạo bức xạ ảnh hưởng tới sức khỏe. Chuyên gia James McNamee của Hội Y khoa Canada cảnh báo: “Trẻ em dễ chạy cảm với các nhân tố tác động hơn người lớn bởi não và hệ thống miễn dịch của chúng vẫn đang phát triển. Chính vì vậy, chúng ta không thể nói nguy cơ đối với người lớn và trẻ em là như nhau”.
10. Thiếu bền vững
Cách thức giáo dục và nuôi dạy trẻ bằng các thiết bị điện tử xem ra không mang tính bền vững. Trẻ em chính là tương lai nhưng tương lai đó sẽ rất bất định với những trẻ lạm dụng và sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử dẫn tới tình trạng nghiện ngập (nghiện kỹ thuật số) và hàng loạt nguy cơ tiềm ẩn khác.
Ea-nuol
Theo CNET

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c