Chuyển đến nội dung chính

TẢN MẠN VỀ TÌNH YÊU

Tình yêu cũng giống như một ly cà phê sữa, nếu quá nhiều cà phê nó sẽ trở nên chát đắng. Yêu nhau là học cách chia sẻ, chấp nhận và thay đổi bản thân để đạt đến sự hòa hợp. Đôi lúc ta có thể đau đớn, ngã quỵ cùng những giọt nước mắt lăn dài…ta khóc ư ?…khóc không có nghĩa là yếu đuối, mà chỉ là bản thân tôi và bạn đủ mạnh mẽ để cảm nhận, trải lòng và sống thật với cảm xúc của bản thân.

Sự ích kỷ, tính chiếm hữu, sự so sánh là điều không thể tránh khỏi trong tình yêu. Trong mỗi con người đều có một góc khuất cho riêng mình, con người trở nên lạnh lùng và vô cảm chỉ vì những trải nghiệm đau thương trong cuộc đời đã trải qua, đó chính là cách mà họ chọn hoặc học được nhằm bảo vệ bản thân thoát khỏi những tổn thương, cảm giác thiếu an toàn luôn chực chờ nuốt chững, những vết sẹo mang tên “niềm tin” trượt dài trong một quá khứ không thể nào vứt bỏ. Một tâm hồn cô độc trở nên chông chênh vì cô đơn, vì sợ hãi, hoang mang trong thực tại và cứ mãi lạc lối trong quá khứ mà nội lực bản thân không đủ mạnh để rồi cảm thấy bất lực trước hiện tại. Vì thế, khi bạn yêu một người với “chằng chịt những vết thương” xin hãy yêu bằng cả sự chân thành gấp tỷ lần có thể. Xin đừng trách nhau nếu một trong hai người trở nên xa cách, vì đôi lúc cuộc sống cay đắng muôn phần, trong sâu thẳm con người trở nên nhỏ bé và dễ dàng vấp ngã cần lắm thứ tha và xích lại gần nhau. Hãy đặt mình vào vị trí của nhau để nhận định, lắng nghe, thấu hiểu.
Luôn có những biến cố mang tính thử thách trong tình yêu xuất phát từ niềm tin, từ sự tôn trọng, giao tiếp và quan trọng hơn là sự hòa hợp cái Tôi của mỗi người. Không thể tránh khỏi những lúc giận dỗi, những phút yếu lòng, cảm giác bất lực muốn buông xuôi, những khoảng lặng để cảm nhận rằng mình yêu và cần được yêu, cần có nhau đến thế nào. Đó là lúc tâm hồn cần lắng đọng...đủ để cảm...đủ để hiểu nhưng dù ít hay nhiều cũng đủ để thứ tha. Xin hãy ôm nhau vào lòng và giữ chặt. Xin đừng trách mắng nhau.
Có đôi khi, điều mong đợi nhất không phải là câu nói “anh yêu em hoặc em yêu anh” mà đó là một chất giọng trầm đầy ấm áp “anh ở đây” hoặc một sự im lặng, vòng tay rất khẽ ôm thật chặt từ phía sau, tựa đầu như gửi gắm thông điệp “em ở đây”. Chạm khẽ vào nhau và sau đó là một cái nắm tay thật chặt sau mổi lần giận nhau thay vì những món quà đắt tiền sang trọng. Xin đừng trách nhau nếu sự bất cần và lạnh lùng bao trùm trên gương mặt, thái độ dửng dưng lạnh nhạt khi nhận thấy sự vụng về và đôi chút hoang mang vì thật sự để yêu một ai đó không phải là một điều đơn giản.
Dường như luôn muốn ôm lấy nhau sau tất cả...ta lại quay về duy nhất trong nhau. Biết bao nhiêu người đến và yêu nhau… có ngờ đâu chuyện cổ tích chưa bao giờ có thật. Nghiệt ngã thay, đau đớn thay khi cả hai rơi vào không gian vô định nơi mà cả hai không thể níu giữ nhau và kỳ diệu thay đó cũng chính là lúc cố gắng hết mình cho những điều ta yêu thương và trân quý nhất, nổ lực vượt qua cảm giác bất an, không khỏi mệt mỏi với những cảm xúc: thất vọng, mất kiểm soát, cô đơn, sợ hãi trước những suy nghĩ tiêu cực, thỉnh thoảng ta mất cân bằng và không thể tự thích ứng. Như là một sàn lọc mang tính tự nhiên trong tình yêu, nếu cả hai không thể chịu đựng, vượt qua thì có lẽ sẽ không bao giờ tìm thấy một kết quả lung linh và huyền diệu nhất của tình yêu đó là tiến tới hôn nhân. Do đó, cả hai không chỉ “biết hứa” cần thiết hơn là động viên, giúp đỡ nhau và “âm thầm” phấn đấu mà cả hai đều có thể nhìn và cảm nhận thấy sự cố gắng của nhau từng ngày, trân quý thời gian hiện tại nhằm có những bước tiến vững chắc ở tương lai.
Đi đến tận cùng của nổi đau là tình yêu bất diệt !

  KHOẢN TRUNG TÍN 
Vũng tàu, ngày 13/3/2014


Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c