Chuyển đến nội dung chính

RỐI LOẠN ÁM ẢNH CƯỠNG CHẾ (OCD)



Rối loạn ám ảnh-cưỡng chế (OCD - Obsessive-Compulsive Disorder) là một dạng thuộc nhóm Rối loạn lo
âu. Người bị bệnh này có những ý nghĩ (bị ám ảnh) hoặc hành vi lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa nhưng không có khả năng kiểm soát (bị cưỡng chế) chúng – hành vi mang tính nghi thức nhằm chống tạo cảm giác an toàn (với y nghĩ là chống lại hoặc ngăn ngừa).  Những ám ảnh và hành vi cưỡng chế này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân (gây ra cảm giác hoang mang, lo lắng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sống của bệnh nhân như công việc, học tập, đời sống hôn nhân…). Có những lúc, bệnh nhân vẫn nhận ra rằng những ý nghĩ ám ảnh và hành vi của mình là quá mức bình thường trở nên vô lý, bên cạnh đó thông thường là một sự mặc cảm về trách nhiệm – phải làm thế nào để chống lại và làm giảm bớt sự tổn hại từ các suy nghĩ xâm nhập.
- Ám ảnh: Bệnh nhân có xuất hiện những ý nghĩ mang tính ám ảnh hoặc cưỡng chế dẫn đến tình trạng lo lắng quá mức về tình hình hiện tại của bản thân. Những lo lắng này không những là những lo toan thường ngày của cuộc sống mà đôi khi chỉ là những vấn đề rất nhỏ như: sợ bẩn, sợ bệnh…Bệnh nhân cũng biết rằng việc đó là do tự mình suy nghĩ, tự làm chứ không phải là do người khác áp đặt/sai khiến. Bệnh nhân tìm cách phớt lờ, trung hòa hay dẹp bỏ các ý nghĩ đó bằng một hành động khác.
- Cưỡng chế: Bệnh nhân có những hành vi lặp đi lặp lại (rửa tay, kiểm tra, ra lệnh…), cảm thấy mình bị thúc đẩy làm như thế một cách cứng nhắc để ngan cản, xóa tan yếu tố ám ảnh. Ví dụ: Rửa tay liên tục (hành động bị cưỡng chế) vì sợ bẩn sẽ lây bệnh (ý nghĩ ám ảnh).
Các ám ảnh cưỡng bức phổ biến là: sợ bẩn, nghi ngờ quá mức, công kích và các xung động tình dục, các hành vi kiểm tra, làm sạch, rửa và đếm…mà các ý nghĩ ám ảnh và hành vi này không phải là hệ quả của việc lạm dụng một chất (chất kích thích, gây nghiện, thuốc men…) hay 1 bệnh khác gây nên.
Rối loạn OCD chiểm khoảng 2 – 3% dân số, nam nữ bằng nhau, bắt đầu từ sau 10 tuổi hoặc trước 20 tuổi
Quá trình điều trị phối hợp giữa Liệu pháp hóa dược và Liệu pháp tâm lý mang lại hiệu quả khá tốt cho người bệnh. Thông thường, Trị liệu theo cách tiếp cận nhận thức - hành vi (CBT) với việc thách thức lại các suy nghĩ ám ảnh – suy nghĩ tự động méo mó cùng với kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức, và ứng dụng phương pháp Giải cảm ứng hệ thống là hướng đi khá tốt cho những bệnh nhân bị Rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Bên cạnh đó hỗ trợ thông tin về OCD và quan trọng hơn là ý nghĩa của các hành vi cưỡng chế, kỹ thuật thư giãn cùng các kỹ năng mà thân chủ còn thiếu hoặc hạn chế, chăm sóc bản thân như chế độ ăn uống – sinh hoạt thể dục thể thao, tự thưởng…

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế làm cho bệnh nhân rất đau khổ, khó chịu và bệnh có thể kéo dài nhiều năm trong đời sống (mãn tính) và có khuynh hướng tái phát. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ có khuynh hướng trầm trọng hơn và bệnh nhân không thể làm được việc gì ngoài những hành vi mang tính lặp đi lặp lại để xua tan ám ảnh. Tuy nhiên, các bệnh nhân bị OCD thường không thừa nhận mình mắc bệnh vì họ cảm thấy ngại, xấu hổ, bối rối và đôi lúc là nghi ngờ khi phải thừa nhận những ý nghĩ, hành vi mang tính ám ảnh, cưỡng chế này và chính điều này ngăn cản họ tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tinh thần (bác sĩ tâm thần, nhà trị liệu tâm lý)

Nguồn tham khảo :       1. http://www.ocduk.org/
3. DSM IV – TR
4. CBT Aplying Empirically Supported techniques in your practice.

Edit by William T. O’Donohue and Jane E. Fisher.
                                    5. Tâm lý bệnh học (Psychopathology) PGS.TS Nguyễn Văn Thọ.

Popular Posts

VAI TRÒ CỦA GIÁM SÁT TRONG THAM VẤN – TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Công việc tham vấn - trị liệu tâm lý luôn là một lĩnh vực đầy bí ẩn, đầy cuốn hút khi bạn sử dụng chính “con người của nhà tham vấn/nhà trị liệu” để làm việc với thân chủ - những người đang có những vấn đề khó khăn về tâm lý, rối loạn về chức năng về tâm lý. Dựa trên những kỹ thuật đặc trưng tác động đến tâm lý con người thông qua tiến trình trao đổi/chia sẻ, cung cấp thông tin…xin tạm được gọi là “điều trị thông qua lời nói”. Chính bản thân những nhà chuyên môn về tâm lý, nhà thực hành tâm lý cũng là con người. Đôi lúc, họ trở nên mệt mỏi với khó khăn trong những ca can thiệp, những trường hợp mà bản thân nhà tham vấn/trị liệu thấy “con người của chính mình” trong những rắc rối bản thân TC (thân chủ) đang gặp phải, đó là những vấn đề rắc rối trong công việc, các mối quan hệ, việc vận dụng các liệu pháp can thiệp…chính những vấn đề này, đòi hỏi có sự can thiệp và hỗ trợ từ những người giám sát (NGS). Một nhà trị liệu/hay một nhà tham vấn với những kỹ năng thực hành tu...

CỐ VẤN KỸ NĂNG SỐNG TRUNG TÂM RỒNG VIỆT VŨNG TÀU. THẦY LÊ ĐÌNH BÌNH NÓI VỀ CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG SỐNG KỸ NĂNG SỐNG

CỐ VẤN KỸ NĂNG SỐNG TRUNG TÂM RỒNG VIỆT VŨNG TÀU. THẦY LÊ ĐÌNH BÌNH NÓI VỀ CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG SỐNG KỸ NĂNG SỐNG

LÒNG NGƯỜI LÀ GIẤY

Lòng người ta là giấy, chứ không phải vàng đá ! Vì là giấy, nên sao ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nângniu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời? Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng con người là giấy.  Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần ?  Ai vô cảm bởi một lời khen?  Ai vắng nhau lâu ngày mà không nhớ ?  Chẳng phải lòng mình cũng vậy ư ?  Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một chút nghi kỵ đã là thừa.