Chuyển đến nội dung chính

PHÂN CHIA CÁC GIAI ĐOẠN LỨA TUỔI TRONG SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ TRẺ EM – TÂM LÍ LỨA TUỔI THEO QUAN NIỆM CỦA PHÂN TÂM HỌC.


1.      GĐ môi miệng (0-2 tuổi)
Trẻ dùng miệng để nhận biết sự vật, những đặ thù tâm lí cũng được nảy sinh liên quan trực tiếp đến những khoái cảm xoay quanh vào vùng môi miệng, sự sung sướng của trẻ khi được bú – mút có liên quan đến nhu cầu sinh lí và dần trở thành nơi thỏa mãn tình dục. Trẻ chưa phân biệt bản thân với đối tượng, trẻ rất hòa mình và gắn bó với mẹ.
Một số vấn đề về có liên quan đến tâm bệnh học trẻ em khi khủng hoảng giai đoạn chưa được giải quyết thỏa mãn:
·        Rối loạn mối quan hệ mẹ-con: bỏ ăn, ói, quấy khóc.
·        Cai sữa sớm: hẫng hụt mút tay, tật xấu trong ăn uống.
·        Cai sữa muộn: lười ăn.
Quan hệ mẹ con là chính (quan hệ mang tính thụ động).
2.      GĐ hậu môn (2-3 tuổi)
Ở giai đoạn này trẻ bớt dần đi sự thụ động trong mối quan hệ, vì đi lại được nên tự đáp ứng những nhu cầu bản thân: dần dần tách mẹ. Hay chống đối đặc biệt những nguyên tắc vệ sinh., chuyển dần khoái cảm sang hành động tiêu tiện vì trẻ xem đây như là một sản phẩm đầu tiên đem lại khoái cảm đặc biệt mang tính chủ động. Và cũng chính giai đoạn này, tình cảm mẹ con mang tính hai chiều vì nếu mẹ thỏa mãn khoái cảm của trẻ thì trẻ sẽ yêu thương và thích thú, nhưng ngược lại nếu mẹ cấm đoán thì trẻ sẽ rất căng thẳng – khó chịu…
Một số biểu hiện hành vi thể hiện sự hụt hẫng lứa tuổi ở trẻ là : bướng bỉnh, hung hăng, tấn công người khác.
Mối quan hệ mẹ con vừa mang tính thụ động và chủ động.
3.      GĐ dương vật (3- 6 tuổi)
Trẻ bắt đầu nhận thức về giới tính của mình và tình cảm của trẻ bắt đầu hướng về đối tượng thân tình có giới tính đối lập. Con trai thường thân thiết và yêu mẹ hơn, còn co gái thì quấn quýt và yêu bố hơn chính điều này đã thôi thúc trẻ ghét người còn lại (mặc cảm Edip). Theo S. Freud thì một trong những nguyên nhân chính tạo nên sự thay đồi tâm lí là do những lo lắng mình sẽ bị thiến. Chấp nhận sự cấm đoán của cha mẹ, người lớn. Yêu ghét cực đoan. Đặc điểm chính về tâm lý của lứa tuổi này là tình cảm ái kỷ.
4.      Giai đoạn ẩn lắng (7-11 tuổi)
Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu thể hiện những dục vọn của mình một cách ngầm hơn thông qua những biến đổi bên trong như: trẻ phát triển từ hư- ngoan, dại-khôn, chỉ biết bản thân mình – nhận biết vị trí mình trong gia đình, ngoài xã hội. Biết bình tĩnh, biết tự kiềm chế. Thích các hoạt động tại nhà trường, thích làm việc tốt. Tuy nhiên những biểu hiện này cũng thật sự mãnh liệt và sâu sắc.
Hụt hẫng trong giai đoạn này được biểu hiện qua kết quả học tập.
5.      GĐ sôi động (12-15 tuổi).

Đây là gian đoạn bùng nổ khi mà những biêu hiện cơ thể phát triển là nổi trội, trẻ bắt đầu quan tâm đến cơ thể mình hơn. Trẻ hình thành những khái niệm và có cho mình sự “sở hữu” về lý tưởng và tình cảm của riêng bản thân. Muốn thoát khỏi sự kiểm soát của người lớn, muốn tự khẳng định mình như người lớn. Sự bùng nổ để khẳng định cái tôi “đang lớn” và “như một người lớn”. Ở giai đoạn này trẻ có thể xuất hiện một số biểu hiện của rối loạn hành vi.

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c