Chuyển đến nội dung chính

NUÔI ĐỘNG VẬT SẼ GIÚP TRẺ TRƯỞNG THÀNH HƠN

Các nhà khoa học Mỹ cho rằng, việc nuôi một thú cưng trong nhà sẽ giúp cho những đứa trẻ phát triển được các mối quan hệ xã hội và tăng khả năng kết nối cộng đồng.

Tiến sĩ Megan Mueller – một nhà tâm lý học phát triển và là trợ lý giáo sư của trường Thú y Cummings, tại Đại học Tufts bang Massachusetts đã phát biểu rằng:“Phát hiện này của chúng tôi cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ giữa con người và động vật nuôi”.

Nuôi thú cưng là phương pháp hữu hiệu để tăng tính hòa nhập xã hội của những người trẻ.

Tiến sĩ Mueller đã tiến hành khảo sát trong hơn 500 người có độ tuổi từ 18 đến 26 về thái độ và sự tương tác của họ với động vật. Cuộc khảo sát này phục vụ cho việc nghiên cứu được đưa ra trong tạp chí trực tuyến Ứng dụng phát triển khoa học.
Các phản ứng của những người tham gia được so sánh với câu trả lời cho những câu hỏi được thiết kế để đo lường các đặc điểm phát triển của thanh niên tích cực như: năng lực, sự chăm sóc, sự tự tin, khả năng kết nối và tính cách, có cả cảm giác chán nản.
Nghiên cứu cho thấy, những người trẻ tuổi có nuôi thú cưng có sự khác biệt so với những người không nuôi động vật. Họ có nhiều đóng góp cho hoạt động xã hội, chẳng hạn như cung cấp dịch vụ cộng đồng, giúp đỡ bạn bè hoặc gia đình và bộc lộ khả năng lãnh đạo.
Có thể thấy, họ càng tích cực chăm sóc vật nuôi bao nhiêu thì họ càng có gần gũi và năng động với xã hội bấy nhiêu.
Tiến sĩ Mueller chia sẻ: “Chúng tôi tin đây là điểm khởi đầu đầy hứa hẹn để hiểu rõ hơn vai trò của động vật trong cuộc sống của con người, đặc biệt là khi chúng ta còn trẻ”.
Ea-nuol
Theo khoahoc.com.vn

Popular Posts

VAI TRÒ CỦA GIÁM SÁT TRONG THAM VẤN – TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Công việc tham vấn - trị liệu tâm lý luôn là một lĩnh vực đầy bí ẩn, đầy cuốn hút khi bạn sử dụng chính “con người của nhà tham vấn/nhà trị liệu” để làm việc với thân chủ - những người đang có những vấn đề khó khăn về tâm lý, rối loạn về chức năng về tâm lý. Dựa trên những kỹ thuật đặc trưng tác động đến tâm lý con người thông qua tiến trình trao đổi/chia sẻ, cung cấp thông tin…xin tạm được gọi là “điều trị thông qua lời nói”. Chính bản thân những nhà chuyên môn về tâm lý, nhà thực hành tâm lý cũng là con người. Đôi lúc, họ trở nên mệt mỏi với khó khăn trong những ca can thiệp, những trường hợp mà bản thân nhà tham vấn/trị liệu thấy “con người của chính mình” trong những rắc rối bản thân TC (thân chủ) đang gặp phải, đó là những vấn đề rắc rối trong công việc, các mối quan hệ, việc vận dụng các liệu pháp can thiệp…chính những vấn đề này, đòi hỏi có sự can thiệp và hỗ trợ từ những người giám sát (NGS). Một nhà trị liệu/hay một nhà tham vấn với những kỹ năng thực hành tu...

CỐ VẤN KỸ NĂNG SỐNG TRUNG TÂM RỒNG VIỆT VŨNG TÀU. THẦY LÊ ĐÌNH BÌNH NÓI VỀ CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG SỐNG KỸ NĂNG SỐNG

CỐ VẤN KỸ NĂNG SỐNG TRUNG TÂM RỒNG VIỆT VŨNG TÀU. THẦY LÊ ĐÌNH BÌNH NÓI VỀ CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG SỐNG KỸ NĂNG SỐNG

LÒNG NGƯỜI LÀ GIẤY

Lòng người ta là giấy, chứ không phải vàng đá ! Vì là giấy, nên sao ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nângniu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời? Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng con người là giấy.  Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần ?  Ai vô cảm bởi một lời khen?  Ai vắng nhau lâu ngày mà không nhớ ?  Chẳng phải lòng mình cũng vậy ư ?  Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một chút nghi kỵ đã là thừa.