Chuyển đến nội dung chính

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN TÂM VẬN Ở TRẺ VÀ MỘT SỐ BIỂU HIỆN BẤT THƯỜNG CẦN LƯU Ý


1. Để theo dõi về sự phát triển thể chất nơi trẻ, sau đây là các chỉ số thể chất đánh giá về chiều cao:
      ·        Trẻ sơ sinh : 50- 55cm
·        1 tuổi:       75cm
·        2 tuổi:       85 cm
·        3 tuổi:       95 cm
·        4 tuổi:       100cm
·        6 tuổi:        115cm
Sau đó mỗi năm trẻ sẽ tăng chiều cao trung bình là 5cm, đỉnh điểm của lứa tuổi dậy thì trẻ có thể phát triển đến 8cm/năm.
2. Với chỉ số về cân nặng: được tính theo công thức
CNLS  x2 =  CN khi bé  5 tháng .               (CNLS: cân nặng lúc sinh).
                        x3                       12 tháng.
                        x4                        24 tháng.        Sau 2 tuổi tăng 2kg/năm.
3. Phát triển vận động – Giao tiếp và kỹ năng phối hợp vận động ở trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi.
Tháng
Vận động
Giao tiếp
Kỹ năng phối hợp vận động
Vận động thô
Vận động tinh
0-1
Cử động chân tay ngẫu nhiên.
- Bàn tay nắm.
- Bú tay vô thức
Khóc ngay sau khi sinh
Phản xạ bú
3 - 4
- Tập lật.
- Giữ được đầu.
- Ngóc đầu 45o tư thế nằm xấp.
- Lật.
- Nhìn theo đồ vật chuyển động.
- Mở và nắm bàn tay.
- Cười thành tiếng, nụ cười xã hội.
- Phản ứng với âm thanh
- Phát ra các âm:  “oa oa-aa aa-oo oo”
- Giao tiếp bằng mắt,
Đưa tay vào miệng
6-8
- Có thể ngồi với sự trợ giúp.
- Ngồi chống tay.
- Nắm bàn chân chơi.

- Quan sát, với tay và túm lấy đồ chơi.
- Chuyền đồ chơi từ tay này sang tay kia.
- Đập đồ chơi vào nhau.
- Hướng về âm thanh
- Lắng nghe âm thanh

Đưa tất cả các đồ vật vào miệng
9

- Ngồi vững.
- Tập bò.
- Tập đứng.


- Chuyền đồ vật từ tay này sang tay kia.
- Nhặt những đồ vật nhỏ
- Bàn tay cầm giữ đồ vật lâu hơn
- Biết ném
- Lắng nghe lời nói
- Hiểu “không” - “bye bye”
- Tạo ra nhiều âm thanh đa dạng

Tập nhai thức ăn
Bắt đầu tự ăn
12 - 15
- Đứng chựng
- Lần đi
- Leo cầu thang
- Đi chập chững


- Chỉ đồ vật xa tầm tay (chỉ ngón trỏ)
- Nhón lấy bằng hai ngón tay
- Chồng hai khối

- Hiểu được lời nói và những chỉ dẫn đơn giản
- Phát âm rõ từ“ ba ba, ma ma, cha cha”

Uống nước bằng ly
18
- Đi tốt
- Xuống cầu thang
- Chạy

-Thích chơi với hình ảnh
- Xếp chồng 3 khối gỗ
- Vẽ nguệch ngoạc


- Hiểu được câu đơn giản
- Nói nhiều từ đơn
- Biết sử dụng động tác: “ạ, bye bye”.
Biết cởi quần áo
3 tuổi
- Nhảy bật hai chân.
- Đứng một chân trong vài phút.

- Xâu hạt, cầm viết
- Vẽ lại hình tròn, chữ thập.

-         Lắng nghe kể chuyện
-         Nói câu đơn giản
-         Biết luân phiên trong đối thoại và chơi.
-         Dùng các câu có từ 3 tới 5 chữ
-         Hỏi những câu hỏi ngắn
-         Biết khái niệm số ít, số nhiều (1 con kiến, 1 đống kiến)
-         Lập lại được các giai điệu/vần điệu đơn giản
-         Biết ít nhất tên một màu
-         Chơi giả vờ (tưởng tượng và phân vai về gia đình..)
Kiểm soát được tiêu tiểu
5 tuổi
- Nhảy lò cò
- Chơi đá bóng tốt.
Tập viết chữ

-         Phát âm chuẩn tất cả các từ.
-         Nói và hiểu gần như người lớn.

-         Tự tắm và mặc quần áo.
-         Làm được những việc đơn giản.

Vì mỗi bé phát triển theo cách riêng của mình, ta không thể nói được một cách chính xác khi nào bé sẽ hoàn thiện một kỹ năng nào đó, hoặc hoàn thiện nó thế nào ! Chuẩn phát triển cho chúng ta một kiến thức tổng quát về những thay đổi cần lưu ý. Nếu như trẻ lệch chuẩn phát triển một chút thì chuyên viên tâm lý hoặc phụ huynh nên theo dõi, ghi chép cụ thể.
Nên lưu ý các dấu hiệu bất thường sau ở trẻ. Hãy tìm gặp đến các bác sĩ chuyên khoa nhi:
1.      Trẻ 1 tháng tuổi:
·        Bú yếu hoặc chậm
·        Không chớp mắt bị rọi đèn sáng vào mắt
·        Mắt không tập trung hội tụ nhìn và không nhìn theo vật đưa ra trước mặt
·        Có vẻ cứng ngắc, không cử động chân tay
·        Tay chân có vẻ quá lỏng lẻo
·        Hàm dưới thường xuyên rung ngay cả khi không khóc hoặc khi không kích động
·        Không phản ứng với các tiếng động lớn

2.      Trẻ 3 tháng tuổi:
·        Vẫn chỉ có phản xạ Moro (các phản xạ Moro được định nghĩ như giật mình, vung tay ra, co tay lại và khóc ..)
(em bé bung tay ra khi mẹ cho ngã ngửa ra một cách bất ngờ, như là bé tìm nắm một vật gì cho khỏi ngã, giật mình bung tay trog lúc ngủ)
·        Không phản ứng với các tiếng động lớn
·        Không cười khi nghe tiếng mẹ
·        Không nhìn theo vật được đưa ngang qua mắt
·        Không nắm và giữ các vật
·        Không cười với mọi người
·        Cổ vẫn không đủ cứng để giữ đầu không ngã ngửa ra sau
·        Không bi bô nói trong khoảng 3 tới 4 tháng
·        Lúc 4 tháng có bi bô nhưng không bắt trước âm thanh mẹ nói ra.
·        Lúc 4 tháng chân vẫn không trụ xuống chịu lực khi cho đứng trên nền c
·        Không chú ý tới người lạ, hoặc có vẻ rất hoảng sợ khi gặp người lạ hay lúc ra các môi trường lạ.
·        Đến tháng 4, thứ 5 mà vẫn còn phản xạ co cứng cổ.

3.      Bé 7 tháng tuổi với các dấu hiệu bất thường sau:
·        Bắp thịt bé có vẻ quá cứng, hoặc quá lỏng lẻo
·        Đầu vẫn còn ngửa ra sau khi mẹ đỡ cho ngồi
·        Chỉ biết dùng một tay với
·        Không chịu âu yếm với mẹ
·        Không tỏ ra có cảm tình với người chăm sóc mình
·        Có vẻ không thích khi có người khác chung quanh mình
·        Một hay cả hai mắt thường xuyên lé trong hay lé ngoài
·        Thường xuyên chảy nước mắt hay nhạy cảm với ánh sáng
·        Không phản ứng với tiếng động chung quanh
·        Có khó khăn trong việc đưa vật lên miệng
·        Vào lúc 4 tháng mà vẫn chưa quay đầu tìm chỗ tiếng động phát ra
·        Vào lúc 5 tháng mà vẫn không lật sấp hay lật ngửa
·        Không dỗ được vào ban đêm lúc 5 tháng
·        Không cười đáp ứng lúc 5 tháng
·        Không thể ngồi khi được giúp lúc 6 tháng
·        Vào lúc 6 tháng vẫn không cười hay làm ra các âm thanh the thé
·        Không chủ động với lấy đồ vật vào lúc 6, 7 tháng
·        Không nhìn theo vật đưa qua lại trước mắt trong tầm 90 cm và 1,8 mét lúc 7 tháng
·        Chân không chịu được sức nặng vào lúc 7 tháng.
·        Không có những hành động gây chú ý vào lúc 7 tháng .
·        Không bi bô vào  tháng thứ 8.
·        Không thích chơi trò ú à vào tháng thứ 8.
4.      Một số biểu hiện bất thường sau đây với trẻ 1 tuổi cần được theo dõi và kiểm tra:
·        Không bò
·        Biết bò nhưng kéo lê một bên trong thời gian dài (kéo dài khoảng 1 tháng)
·        Có vịn, dựa cũng không thể đứng được.
·        Nhìn thấy mẹ dấu đồ chơi nhưng cũng không tìm
·        Không biết bi bô những chữ căn bản như "đa đa" hay "ma ma"
·        Không biết dùng cử chỉ như là vẫy tay bye-bye hay lắc đầu
·        Không dùng ngón tay, bàn tay hay ngón trỏ chỉ  vào hình ảnh hay đồ vật mà trẻ mong muốn hoặc có nhu cầu.

5.      Đối với các bé 2 tuổi nếu có biểu hiện bất thường như sau cần có sự thăm khám từ phía chuyên môn:
·        18 tháng vẫn chưa đi được
·        Sau khi biết đi vài tháng mà vẫn không đi vững, đặt toàn bộ mặt bàn chân xuống đất, hoặc đi nhón gót
·        18 tháng vẫn chưa nói được ít nhất 15 chữ
·        2 tuổi vẫn chưa nói được các câu có 2 chữ
·        15 tháng vẫn không biết các chức năng vật dụng căn bản trong nhà như bàn chải đánh răng, thìa/muỗng...
·        Không biết bắt chước hành động hay lời nói
·        Không biết làm theo các mệnh lệnh đơn giản
·        Không thể đẩy các đồ chơi có bánh xe
6.      Với những trẻ 3 tuổi có biểu hiện bất thường cần có sự kiểm tra và theo dõi:
·        Thường xuyên ngã .
·        Nói không rõ ràng, thường xuyên chảy nước dãi .
·        Không thể xếp chồng 4 vật lên nhau (ví dụ như 4 cục gỗ đồ chơi hình vuông).
·        Không bắt chước vẽ được hình tròn .
·        Không biết, không tham gia trò chơi tưởng tượng.
·        Không hiểu các mệnh lệnh đơn giản .
·        Không tỏ ra thích thú khi có các trẻ khác ở chung quanh .
·        Phản đối kịch liệt, la, khóc quá đáng khi mẹ đi ra chỗ khác.
7.      Với trẻ 4 tuổi có những biểu hiện bất thường sau, cần có sự theo dõi và thăm khám:
·        Không ném bóng quá khỏi đầu.
·        Không đạp được xe đạp 3 bánh  .
·        Không dùng được ngón cái và các ngón còn lại để cầm bút chì màu .
·        Không thể viết được dù là nguệch ngoạc.
·        Lờ đi những trẻ khác.
·        Không biết chơi tưởng tượng.
·        Không chịu, phản đối khi thay quần áo, đi ngủ, đi vệ sinh .
·        Bùng nổ khi tức giận.
·        Không bắt chước vẽ được hình tròn.
·        Không dùng được các câu có từ 3 chữ trở lên .
·        Không dùng được nhân xưng "con" và "mẹ".  
8.      Đối với một số hành vi bất thường ở trẻ 5 tuổi cần lưu ý và thăm khám:
·        Có thái độ nhút nhát, sợ sệt quá đáng
·        Có thái độ hung hăng quá đáng
·        Chống đối kịch liệt khi cha/mẹ bỏ đi chỗ khác
·        Không thể tập trung vào một hoạt động gì đó trên 5 phút
·        Không thích chơi với trẻ khác
·        Không giao tiếp với ai, hoặc có thì chỉ là làm có lệ (do bố/mẹ bắt)
·        Không chơi trò tưởng tượng
·        Lúc nào cũng có vẻ buồn rầu
·        Luôn xa lánh các trẻ khác, người khác
·        Không lộ ra nhiều loại cảm xúc khác nhau (vui, buồn, giận, thích...)
·        Không làm được mệnh lệnh gồm 2 phần (ví dụ như "cất đồ chơi đi, rồi đi ăn cơm")

·        Không thể chồng 5, 6 vật lên nhau.

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c