Chuyển đến nội dung chính

KỸ NĂNG SỐNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Kỹ năng là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó trở nên thành thạo. Hiện thực là có một
Kỹ năng sống được hiểu đơn giản là bao gồm các kỹ năng cần thiết nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người, tăng cường khả năng thích ứng và ứng phó với môi trường một cách tích cực. Cần có cho hành vi lành mạnh, tích cực hỗ trợ cho những thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy kỹ năng sống có thể được hiểu như là một năng lực chuyển đổi kiến thức lý thuyết thành hành động cụ thể, được rèn luyện thông qua các hành vi tích cực nhằm thay đổi nhận thức, tình cảm, thái độ...nâng cao chất lượng cuộc sống, khả năng ứng phó - thích ứng với môi trường xã hội, hướng đến và phát triển năng lực cá nhân (học tập, làm việc hiệu quả, tăng cường khả năng tương tác xã hội, sống tích cực hơn). 
"khoảng cách" giữa việc tiếp nhận thông tin, nhận thức và hành động điển hình như biết rằng nước chiếm một lượng lớn - thành phần quan trọng trong cơ thể nhưng một số người lại chư tập được thói quen uống từ 1,5 lít cho đến 2l/ngày, biết rằng thể dục buổi sáng rất tốt cho cơ thể nhưng để thực hiện được điều này là vả một vấn đề.
Có thể nhận ra rằng có một mối quan hệ tương hỗ giữa các giá trị sống và kỹ năng sống, giá trị sống (tôn trọng, yêu thương, đoàn kết, hòa bình, khoan dung, hạnh phúc...) chính là nền tảng để hình thành kỹ năng sống. Thiếu giá trị sống vững chắc, con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những giá trị vật chất, đó là giá trị vật chất lên ngôi, trở thành mục đích sống và vô vàn điều kéo theo: thiếu trung thực, chống đối, vị kỷ. Vì vậy giá trị sống giúp ta căn bằng lại những mục tiêu của cuộc đời trước những biến động, một khó khăn được xem như một "rào cản" - sẽ chẳng dễ dàng gì với những trải nghiệm "đắng cay' của cuộc sống mà ta không hề cảm thấy bị thua thiệt, mất mát. Mặt khác, nếu con người không có nền tảng giá trị sống rõ ràng và vững chắc thì dù cho được học nhiều kỹ năng đến đâu chăng nữa, chúng ta sẽ không biết ứng dụng sao cho hợp lý, thiếu sự tôn trọng với bản thân và mọi người, thiếu hợp tác, rắc rối với những mối quan hệ xã hội, sẽ là một thảm họa với tính tham lam và cao ngạo. Ta khổng thể phủ nhận rằng, kỹ năng sống là công cụ hình thành và thể hiện, cảm nghiệm các giá trị sống. Một điều thực tế là, bản chất của kỹ năng sống là một quá trình thay thế và cũng cố các hành vi tích cực thay đổi nhận thức dựa trên các tác động về cảm xúc, tư duy và mục đích cuối cùng là tạo nên các kết quả tích cực nhằm cũng cố các nền tảng về giá trị sống. Do đó, một tiến trình song song với giáo dục giá trị, cần trang bị cho  học viên cách tiếp cận và chuyển tải các giá trị sống. 
Do đó, việc mang kỹ năng sống đến với học viên cần chú ý đến ba khía cạnh: tư duy tích cực, đẩy mạnh phát triển - quản lý cảm xúc - giao tiếp xã hội  trên nền tảng giáo dục chủ động. 
Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để dạy kỹ năng sống, lại vừa truyền được cảm hứng, đam mê cho học viên dựa trên nền tảng các giá trị sống tốt đẹp ? Câu trả lời là cần phải thực hiện thật hiệu quả các phương pháp được khuyến khích ứng dụng trong các hoạt động sinh hoạt kỹ năng sống, bên cạnh đó cần phải kể đến  năng lực và phẩm chất của người giảng dạy: sự nêu gương - mô hình mẫu: "dùng nhân cách để giáo dục nhân cách", đòi hỏi người Thầy - Cô là một tấm gương mẫu mực trong hành vi - nhận thức, phải luôn biết căn nhắc và rèn luyện bản thân. Cần lưu ý một số vấn đề sau:
  • Tin tưởng vào học viên (phẩm chất - năng lực ) . Không vội vàng phê phán hay dán nhãn. 
  • Kiên nhẫn và lắng nghe tích cực.
  • Tự tin, tôn trọng...cần tạo bầu không khí tin tưởng, thân thiện, vui vẻ, sáng tạo và kích thích sự khám phá cho học viên, sự thoải mái và dân chủ tạo điều kiện cho học viên thể hiện bản thân.
  • Trao dồi kinh nghiệm sống, linh động và sáng tạo bám sát quy trình phát triển của cá nhân, nhóm sinh hoạt.
  • Có kiến thưc về tâm lý phát triển, luôn tìm tòi học hỏi về khoa học sáng tạo, kiến thức khoa học - xã hội, kỹ năng hoạt náo - sinh hoạt tập thể.
  • Nắm vững về : cấu trúc, phương pháp giảng dạy kỹ năng sống. Điều cốt lõi và các giá trị sống, tính năng động của nhóm.
Có rất nhiều cách phân loại kỹ năng sống, thông qua quá trình ứng dụng WHO đã xác định một danh sách 10 kỹ năng cơ bản có thể sử dụng và chấp nhận ở những nền văn hóa khác nhau. Còn UNICEF thì phân chia theo 3 nhóm: nhóm kỹ năng truyền thông và giao tiếp, nhóm thứ hai là lấy quyết định và suy nghĩ có phán đoán, kỹ năng ứng phó và làm chủ bản thân là nhóm thứ 3. Với tổ chức ESCAP phân loại hoạt động kỹ năng sống làm 3 dạng là: những kỹ năng sống để phát triển cá nhân, nhóm kỹ năng sống để tạo mối quan hệ với người khác, còn lại là nhóm kỹ năng về công nghệ. Một cách phân loại  mang tính phổ quát hơn là: nhóm kỹ năng về tâm lý, nhóm kỹ năng về tâm lý - xã hội, và nhóm kỹ năng về giao tiếp.

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c