Chuyển đến nội dung chính

GỮI ĐẾN NHAU...LỜI NHẮC NHỞ TRONG TÌNH YÊU - MỞ ĐẦU

Có lẽ hình phạt khủng khiếp nhất đối với con người đó là “bất tử trong cô độc”. Trải qua lịch sử hình thành dài lâu từ thưở sơ khai cho đến ngày hôm nay, con người không ngừng phát triển những cách thức và công nghệ phát triển sự giao tiếp ngày một tinh vi hơn. Lúc con người cảm thấy cô độc trong vỏ ốc của chính mình là khoảng thời gian tệ hại nhất, khi đó ý thức con người chìm ngập trong những cảm xúc: buồn bả, chán nản, thất vọng, tức giận…bên cạnh những cảm xúc này là những ý nghĩ lệch lạc và méo mó.
Và có lẽ chính vì thế mà từ cái thế giới vốn dĩ chất chứa vô vàn sự phức tạp, tâm lý con người vẫn luôn có những “bức màn bí ẩn” này lại nảy sinh một thứ tình cảm đa dạng và cao cấp, phức tạp đó chính là tình yêu. Từ những khoảng khắc rung động “..cái thưở ban đầu lưu luyến ấy…” , rồi những lần gặp gỡ tựa hồ như “..ta nhìn nhau, bốn mắt biết làm sao” hay “ sự ngại ngùng rồi bao lần e thẹn, em mỉm cười khẻ bảo tại vì anh”, nhiệt huyết nồng cháycủa tình yêu rồi càng không thể thiếu những cuộc chia xa, những hiểu lầm tan vỡ được nhà thơ Xuân Diệu khắc khọa như sau:
“…Cho đến bây giờ ruột anh vẫn thắt
Tim anh vẫn đập như vâp thời gian
Nhớ bao nhêu yêu mến nồng nàn
Nhớ đoạn đời hai ta rạng rỡ
Ôi! Xa em anh rơi vào vực không cùng
Đời anh không em lạnh lùng tê buốt
Nhưng còn anh, còn em, mà đôi ta đã khác
Ta: hai người xa lạ - phải đâu ta…”
Để rồi khủng hoảng cùng những ý nghĩ điên cuồng, không thể cân bằng và kiểm soát cảm xúc. Những ý nghĩ điên cuồng lệch lạc như sự chiếm hữu, sự phản bội…, được góp phần cũng cố từ những cảm xúc tiêu cực: tuyệt vọng, giận dữ, bi thương…để rồi một lần nữa cố nhà thơ Xuân Diệu đã “giết người yêu” trong “thơ” !
“ …Anh đã giết em,, anh chôn em vào trái tim anh
Anh vẫn ước được em tha thứ
Anh vẫn yêu em như thưở ban đầu
Thế mà tại sao ta vẫn xa nhau ?
Tại em cố chấp
Tại anh đã mất
Con đường đi tới trái tim em
Anh đã giết em rồi, anh vẫn ngày đêm yêu mến
Em đã giết anh rồi, em vứt xác anh đâu ?”
Tình yêu như một bức tranh muôn màu sắc, gam màu tối ảm đạm với những giận hờn tan vỡ, gam màu sáng với những cảm xúc nồng nàng chợt nồng cháy thăng hoa. Có thể nói rằng tình yêu dẫn con người đi qua hết khu vườn tâm hồn, từ những “góc khuất” cho đến nơi nắng vàng rực rỡ.
Một khi bước vào mãnh vườn tâm hồn này, có lẽ không ai trong chúng ta lại không băn khoăn trăn trở với những câu hỏi có phải đây chính là tình yêu của cuộc đời mình ? Anh ấy/ Cô ấy là người yêu của mình đây sao ? Làm thế nào khi cuộc tình này tan vỡ hay làm sao tôi có thể chịu nổi…Rất nhiều và rất nhiều…
Thật sự, dù là trong cuộc sống hay trong tình tình yêu. Giới hạn và những nguyên tắc không đơn thuần chỉ là “rào cản tâm lý” trong giao tiếp, mà nó còn giúp ta có được bản lĩnh vững vàng cùng một lập trường cuộc sống vững mạnh, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Điều cần thiết là ta sử dụng như thế nào đế những nguyên tắc này trở nên linh hoạt và hợp lý đến mức “không có quy tắc nào cả”, “bất quy tắc trong quy tắc” vì không có một quy tắc bất biến cho tình yêu. Quan trọng hơn, những quy tắc này chẳng phải là những lời hoa mỹ hay những lời khuyên mang tính sáo rỗng mà đó là những quy tắc chân thực, giúp cho chúng ta sáng suốt nhằm đưa ra những chọn lựa chính xác hơn trong giai đoạn tìm hiểu và xây dựng mối quan hệ vững bền hơn. Ai trong chúng ta cũng có thể hiểu rằng tình yêu là một phạm trù rộng lớn không đơn thuần bó hẹp trong mối quan hệ tình cảm với người yêu hay người bạn đời, mà rộng hơn gần gũi hơn đó là bạn bè và những người thân, gia đình đây cũng là những mối quan hệ xã hội, gắn bó mật thiết góp phần nâng đỡ cho ta trong đời sống. Vì thế, mong rằng khi bạn đọc đến đây có thể “ lắng đọng, và suy tư…đủ hiểu và để cảm” về bản thân, về những người xung quanh để rồi ta cố gắng vun đắp những tình cảm cho các mối quan hệ, cũng chính là nuôi dưỡng cho khu vườn tâm hồn của bản thân ngày một xanh tươi hơn.
Có lẽ ai cũng có cách nhìn, cách thể hiện cho riêng mình điều đó mang đậm bản sắc cá nhân, một nét đặc trưng về tính cách. Những quy tắc này không đâu xa lạ, chỉ là tập hợp một số cách ứng xữ trong giao tiếp mà điều này sẽ góp phần làm cho chúng ta “yêu và được yêu” một cách trọn vẹn nhất có thể, nhưng chắc hẳn nhiều lúc chúng ta sẽ dễ lãng quên trong cuộc sống đầy tranh đua và mệt mỏi. Dù là vô tình hay hữu ý xin hãy trân trọng từng giây phút khi yêu, một sự chú tâm dù là rất nhỏ đến từng suy nghĩ, hành động, cử chỉ, cảm xúc…có thể vun đắp cho tình yêu ngày một tốt hơn hoặc tổn thương nhau một cách để rồi “tình chỉ đẹp khi tình dang dở”. Xin hãy để cuộc tình đẹp ấy được tiến đến giây phút lung linh và ảo diệu, giây phút mà hai con người được trọn vẹn yêu thương, sự hòa hợp từ kết quả một cuộc tình trọn vẹn đó là tiến đến hôn nhân.



Popular Posts

VAI TRÒ CỦA GIÁM SÁT TRONG THAM VẤN – TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Công việc tham vấn - trị liệu tâm lý luôn là một lĩnh vực đầy bí ẩn, đầy cuốn hút khi bạn sử dụng chính “con người của nhà tham vấn/nhà trị liệu” để làm việc với thân chủ - những người đang có những vấn đề khó khăn về tâm lý, rối loạn về chức năng về tâm lý. Dựa trên những kỹ thuật đặc trưng tác động đến tâm lý con người thông qua tiến trình trao đổi/chia sẻ, cung cấp thông tin…xin tạm được gọi là “điều trị thông qua lời nói”. Chính bản thân những nhà chuyên môn về tâm lý, nhà thực hành tâm lý cũng là con người. Đôi lúc, họ trở nên mệt mỏi với khó khăn trong những ca can thiệp, những trường hợp mà bản thân nhà tham vấn/trị liệu thấy “con người của chính mình” trong những rắc rối bản thân TC (thân chủ) đang gặp phải, đó là những vấn đề rắc rối trong công việc, các mối quan hệ, việc vận dụng các liệu pháp can thiệp…chính những vấn đề này, đòi hỏi có sự can thiệp và hỗ trợ từ những người giám sát (NGS). Một nhà trị liệu/hay một nhà tham vấn với những kỹ năng thực hành tu...

CỐ VẤN KỸ NĂNG SỐNG TRUNG TÂM RỒNG VIỆT VŨNG TÀU. THẦY LÊ ĐÌNH BÌNH NÓI VỀ CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG SỐNG KỸ NĂNG SỐNG

CỐ VẤN KỸ NĂNG SỐNG TRUNG TÂM RỒNG VIỆT VŨNG TÀU. THẦY LÊ ĐÌNH BÌNH NÓI VỀ CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG SỐNG KỸ NĂNG SỐNG

LÒNG NGƯỜI LÀ GIẤY

Lòng người ta là giấy, chứ không phải vàng đá ! Vì là giấy, nên sao ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nângniu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời? Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng con người là giấy.  Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần ?  Ai vô cảm bởi một lời khen?  Ai vắng nhau lâu ngày mà không nhớ ?  Chẳng phải lòng mình cũng vậy ư ?  Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một chút nghi kỵ đã là thừa.