Chuyển đến nội dung chính

CHĂM SÓC GIẤC NGỦ CHO TRẺ



Mỗi bé chào đời đó là sự kết hợp tuyệt vời giữa các gen di truyền của bố mẹ, bên cạnh đó còn nhiều điều thú vị làm cho bé trở nên độc nhất giữa thế giới này! Dù cho vô vàn khác biệt, tất cả các bé vẫn có những nhu cầu chung cần được đáp ứng nhằm đảm bảo sự phát triển cũng như khai mở những tiềm năng “búp trên cành”. Giấc ngủ là một trong những nhu cầu thiết yếu nhất. Tuy nhiên, mặc dù là quan trọng và cơ bản cho sức khỏe, tại sao rất nhiều bé lại không chịu ngủ ? Bố mẹ boăn khoăn không chắc cách nào là tốt nhất để dỗ bé ngủ và liệu rằng cách chăm sóc đó có phù hợp với con mình hay không ? Điều này có thể gây nên ảnh hưởng tác động đến những trẻ kém thích ứng và nhạy cảm hơn những trẻ khác. 
Câu "cửa miệng" thường được ông bà ta dùng khi nói về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ: 
" Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan" .
Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển tâm sinh lý của trẻ. Các bậc cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình có một giấc ngủ thật tốt, nhưng vô tình điều này lại trở thành một "áp lực" vô hình cho những kiểu "đòi hỏi" trong việc chăm sóc trẻ : "con phải ngủ nhiều cho mẹ, thức dậy ăn no rồi ngủ con nhé..!" những đòi hỏi vô cùng dễ thương với mong ước cho con mình phát triển tốt nhất, và mặt trái của vấn đề là những đòi hỏi này có phù hợp cho trẻ hay không ? 
Để trả lời các băn khoăn lo lắng này, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin khoa học về giấc ngủ nhằm hỗ trợ cho quý vị có những cách nhìn đúng về giấc ngủ, qua đó chăm sóc con em mình được tốt hơn.

Như thế nào là ngủ "đủ giấc" ở trẻ: 
Tùy vào từng độ tuổi, sự xáo trộn về thể lý, mối quan hệ tương tác với môi trường xung quanh mà trẻ sẽ có những thơi gian ngủ khác nhau.
  • Trẻ từ 1 – 4 tuần: cần ngủ từ 15 – 18 tiếng mỗi ngày
Với trẻ sơ sinh cần phải ngủ 15 – 18 giờ mỗi ngày, mỗi giấc ngủ thường kéo dài từ 2 – 4 giời. Tuy nhiên, với trẻ sinh non thì thời lượng ngủ có thể lâu hơn còn những trẻ bị đau bụng thì có thể ngủ ít hơn. Ở giai đoạn này, trẻ chưa hình thành đồng hồ sinh học riêng, nên giấc ngủ thường không theo chu kỳ ngày đêm. Đây là giai đoạn mà trẻ cần được ngủ nhiều nhất.
  • Trẻ từ 1 – 4 tháng: cần ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày. Khi trẻ được từ 6 tuần tuổi trở đi, trẻ thường ngủ ít đi một chút. Tuy nhiên, mỗi giấc ngấc ngủ lại dài hơn và thường kéo dài từ 4 – 6 tiếng và có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối.
  • Trẻ từ 4 tháng tới 1 tuổi: cần ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày. Ở giai đoạn này, lý tưởng nhất là trẻ ngủ được 15 tiếng mỗi ngày, nhưng thực tế ở trẻ dưới 11 tháng tuổi thường chỉ ngủ được 12 tiếng mỗi ngày. Đây là giai đoạn quan trọng nhất để tập cho trẻ hình thành một thoái quen ngủ lành mạnh vì lúc này trẻ đã bắt đầu hòa nhập nhiều với xã hội và chu kỳ ngủ cũng bắt đầu giống người lớn.
  • Ở trẻ dưới 6 tháng thường ngủ khoảng 03 lần vào ban ngày, và giảm xuống còn 2 khi trẻ được 6 tháng tuổi. Buổi sáng, trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 9 giờ và kéo tới khoảng mười giờ. Buổi trưa, bắt đầu từ khoảng giữa trưa tới khoảng 2 giờ chiều và ngủ kéo dài khoảng một hoặc hai tiếng. Buổi chiều, trẻ có thể bắt đầu ngủ từ khoảng 3 – 5 giờ. Khi được 6 tháng tuổi(ở một số trẻ có thể sớm hơn), thể chất của trẻ đã phát triển và có khả năng ngủ được qua đêm.
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: cần ngủ từ 12 – 14 tiếng mỗi ngày. Khi trẻ được 1 tuổi thì giấc ngủ buổi sáng sẽ dần mất đi, và thường chỉ có một giấc ngủ ngắn buổi trưa vào ban ngày.
  • Khi trẻ biết đi, lý tưởng cần có 14 tiếng ngủ mỗi ngày, nhưng thực tế thì chúng chỉ được ngủ khoảng 10 tiếng.
  • Ở phần lớn trẻ từ 21 – 36 tháng, vẫn cần ngủ trưa và thời gian kéo dài khoảng từ 30 phút tới một tiếng. Buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ 7 – 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 6 – 8 giờ sáng.
  • Trẻ từ 3 – 6 tuổi: cần ngủ 10 – 12 tiếng mỗi ngày. Ở giai đoạn này, buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 7 – 9 giờ tối và dậy khoảng từ 6 – 8 giờ sáng. Từ 3 tuổi trở đi, hầu hết trẻ vẫn còn ngủ trưa, tuy nhiên khi được 5 tuổi thì hầu như không còn ngủ trưa nữa. Thời gian ngủ trưa càng ngắn thì sẽ tốt cho trẻ. Từ 3 tuổi trở đi, phần lớn trẻ đã hình thành được thói quen ngủ của mình. 
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: cần ngủ 10 – 11 tiếng mỗi ngày. Ở giai đoạn này, trẻ đã có những hoạt động ở trường, xã hội và gia đình, nên buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ trẻ hơn. Buổi tối, chúng thường ngủ bắt đầu ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 7 – 10 giờ sáng. Giai đoạn này, trẻ cần được ngủ đủ từ 9 – 12 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày trẻ ngủ được trung bình khoảng 9 tiếng thì cũng vừa đủ.
  • Trẻ từ 12 – 18 tuổi: cần ngủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày. Ở giai đoạn này, các em có nhiều hoạt động hơn nên giấc ngủ rất quan trọng để lấy lại sức khỏe. Tuy nhiên, với áp lực học hành, nhiều em đã không ngủ đủ giấc mỗi ngày. Do đó, phụ huynh cần để ý nhiều hơn tới giấc ngủ của các em.
Một số vấn đề giúp trẻ ngủ ngon giấc:

Chất lượng giấc ngủ của trẻ phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhịp sinh học thức - ngủ, cách thức cho ăn và điều kiện môi trường. Khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ, nên kiểm tra để tác động vào các yếu tố đó hơn là dùng thuốc an thần.
Giấc ngủ của trẻ nhỏ rất khác với người trưởng thành và trẻ lớn, Vì vậy, để biết trẻ có bị rối loạn giấc ngủ hay không, cần dựa vào các đặc điểm sinh lý, tính chất và nhịp sinh học của trẻ nhỏ.
Trẻ sơ sinh ngủ trung bình mỗi ngày tới 16-17 tiếng đồng hồ và chia thành những chu kỳ "thức-ngủ" cứ 3 tiếng một, không kể ngày đêm. Lên 3 tháng tuổi, trẻ ngủ 15 tiếng/ngày nhưng nhịp "thức-ngủ" có thay đổi: giấc ngủ về đêm kéo dài hơn (có thể liên tục tới 7 tiếng) và thời gian thức ban ngày nhiều hơn. Tới 4 tháng tuổi, trẻ ngủ ngày ít dần và số giờ ngủ cũng giảm dần. Trẻ 1 tuổi chỉ còn ngủ 13 tiếng/ngày và trẻ 3-5 tuổi ngủ 12 tiếng/ngày.
Giấc ngủ của trẻ nhỏ tuy không trải qua nhiều giai đoạn như người lớn nhưng cũng gồm có 2 giai đoạn rõ rệt:
   - Giai đoạn ngủ yên tĩnh: Nhịp thở trở nên đều đặn dần (tương ứng với các giai đoạn từ ngủ nông đến ngủ sâu ở người lớn).
   - Giai đoạn ngủ xáo động: Có các cử động như ngọ nguậy chân tay, mếu, cười trong khi ngủ (tương ứng với giai đoạn xuất hiện mộng mị ở người lớn).
Các nhà nghiên cứu cho rằng giai đoạn ngủ yên tĩnh giúp trẻ phục hồi năng lượng tiêu hao cho các hoạt động khi thức và tăng trưởng về thể chất (các hoóc môn tăng trưởng được tiết ra nhiều trong giai đoạn này). Còn giai đoạn ngủ xáo động lại giúp trẻ tái tạo các hình ảnh nhìn thấy lúc thức để hình thành các hoạt động tâm trí. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần hết sức quan tâm đến giấc ngủ của con mình ngay từ khi lọt lòng.
Việc trẻ nhỏ ngủ được tốt hay không liên quan tới 3 nhân tố sau:
    - Nhịp sinh học "thức - ngủ" của trẻ có được tôn trọng hay không. Nhiều bà mẹ nuôi con quá cứng nhắc về giờ giấc cho bú, cho ăn nên đã vô tình quấy rối giấc ngủ của trẻ. Nên nhớ rằng trẻ mới đẻ đã có chu kỳ "thức -ngủ" phân bố đều đặn, trẻ sẽ bú khi thức giấc.
   - Cách thức cho trẻ bú, trẻ ăn đã hợp lý chưa: Cho trẻ nhỏ bú hoặc ăn quá no cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
  - Điều kiện môi trường có tốt cho giấc ngủ không: Ánh sáng mạnh, tiếng ồn nhiều cũng làm cho trẻ nhỏ khó ngủ hoặc dễ thức giấc. Ở gia đình mà bố mẹ thức quá khuya, xem tivi quá muộn, trẻ sẽ bị lôi cuốn vào nhịp sinh học của người lớn, nếu sáng hôm sau phải dậy sớm để đi nhà trẻ, mẫu giáo... thì sẽ bị thiếu ngủ trường diễn!
Đối với trẻ nhỏ, việc thiếu tương tác tốt mẹ - con (mẹ hay vắng mặt hoặc ít quan tâm, thiếu ấp ủ, vỗ về, ru nựng con...) cũng dễ làm cho trẻ lo hãi, thiếu cảm giác an toàn trong đêm tối và mất ngủ.

Nguồn tham khảo: http://www.webmd.com
                             http://www.healthysleep.med.harvard.edu
                             GS Phạm Kim, Sức Khỏe & Đời Sống

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c