Chuyển đến nội dung chính

KỸ NĂNG SỐNG....TIẾN TRÌNH TÁC ĐỘNG HIỆU QUẢ NHƯ THẾ NÀO ?

Kỹ năng sống hiện nay được xem như  là một hoạt động kiểu “phong trào”, là “miếng cơm manh áo” của không ít cá nhân và không ít đơn vị. Nhưng dưới góc nhìn của chúng tôi, những người trực tiếp tham gia vào hoạt động hỗ trợ - kích thích  - định hướng cho trẻ trong hoạt động kỹ năng sống, ứng dụng tâm lý vào lĩnh vực kỹ năng nhằm hỗ trợ - phát hiện - can thiệp cho cá nhân trẻ, gia đình những trẻ có vấn đề về phát triển tâm lý..., tư vấn phương pháp giáo dục chủ động, định hướng giáo dục và giao tiếp ứng xữ trong gia đình. Đây là một góc nhìn mà cũng tôi đã nghiên cứu, cảm nghiệm về những tác động cũng như phương pháp tác động trong hoạt động kỹ năng sống dành cho trẻ.
Phương pháp hoạt động và giảng dạy được ứng dụng vào quá trình giảng dạy kỹ năng sống thật không đơn giản chút nào ! Dạy kỹ năng sống không phải là đọc sách hay đem tài liệu ra đọc cho học viên ngồi chép, hay nhồi nhét một chiều mà không để tâm đến những phản ứng từ phía học viên hay kiểm tra bằng cách “trả bài” một cách rành mạch nội dung đã được học. Đối với kỹ năng sống, chúng tôi thiết nghĩ để đánh giá hoạt động giảng dạy một cách tốt nhất là đánh giá thông qua những thay đổi về mặt hành vi, nhận thức của học viên. Thông qua quá trình rèn luyện học viên sẽ được truyền đạt – rèn luyện – thực hành để trở thành kỹ năng, mà kỹ năng ấy được hình thành từ một chuổi những hành vi tích cực, một khi có sự thay đổi hành vi và được duy trì một cách tích cực thì học viên sẽ dần thay đổi được những suy nghĩ không phù hợp hay kém thích ứng và đích đến cuối cùng là thay đổi nhận thức bản thân. Đó là kết quả tuyệt vời mà bản thân hoạt động kỹ năng sống mang lại. Để có sự thay đổi từ hành vi – suy nghĩ – cảm xúc – nhận thức…bản thân những cá nhân làm công tác giáo dục kỹ năng phải trao dồi không ngừng nghĩ, trải nghiệm từ bản thân. Giảng dạy kỹ năng sống là một quá trình vừa mang tính giáo dục và  bên cạnh đó là chất nghệ thuật tạo sự kích thích, định hướng và hướng dẫn. Dạy không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức mà là một quá trình tạo mối tương quan giữa người dạy, người học và tư liệu giảng dạy. Như vậy việc giảng dạy giúp học viên thay đổi : nâng cao kiến thức, thay đổi nhận thức, thay đổi thái độ và từ đó thay đổi hành vi. Khi người hướng dẫn tạo được cảm xúc, sự ham thích thì động cơ khám phá và thay đổi sẽ được thuận lợi hơn, điều đó cũng có thể là một chuỗi các hoạt động nhận thức – chấp nhận – đối diện với vấn đề, tác động và hình thành những kinh nghiệm mới tích cực đưa đến sự khám phá cái mới phù hợp hơn nhằm đáp ứng – thích nghi với môi trường sống góp phần phát triển bản thân, ý thức tự giác, suy nghĩ tích cực…cùng một số kỹ năng mềm, kiến thức văn hóa xã hội, khoa học công nghệ mà học viên được tiếp thu. 


Popular Posts

VAI TRÒ CỦA GIÁM SÁT TRONG THAM VẤN – TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Công việc tham vấn - trị liệu tâm lý luôn là một lĩnh vực đầy bí ẩn, đầy cuốn hút khi bạn sử dụng chính “con người của nhà tham vấn/nhà trị liệu” để làm việc với thân chủ - những người đang có những vấn đề khó khăn về tâm lý, rối loạn về chức năng về tâm lý. Dựa trên những kỹ thuật đặc trưng tác động đến tâm lý con người thông qua tiến trình trao đổi/chia sẻ, cung cấp thông tin…xin tạm được gọi là “điều trị thông qua lời nói”. Chính bản thân những nhà chuyên môn về tâm lý, nhà thực hành tâm lý cũng là con người. Đôi lúc, họ trở nên mệt mỏi với khó khăn trong những ca can thiệp, những trường hợp mà bản thân nhà tham vấn/trị liệu thấy “con người của chính mình” trong những rắc rối bản thân TC (thân chủ) đang gặp phải, đó là những vấn đề rắc rối trong công việc, các mối quan hệ, việc vận dụng các liệu pháp can thiệp…chính những vấn đề này, đòi hỏi có sự can thiệp và hỗ trợ từ những người giám sát (NGS). Một nhà trị liệu/hay một nhà tham vấn với những kỹ năng thực hành tu...

CỐ VẤN KỸ NĂNG SỐNG TRUNG TÂM RỒNG VIỆT VŨNG TÀU. THẦY LÊ ĐÌNH BÌNH NÓI VỀ CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG SỐNG KỸ NĂNG SỐNG

CỐ VẤN KỸ NĂNG SỐNG TRUNG TÂM RỒNG VIỆT VŨNG TÀU. THẦY LÊ ĐÌNH BÌNH NÓI VỀ CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG SỐNG KỸ NĂNG SỐNG

LÒNG NGƯỜI LÀ GIẤY

Lòng người ta là giấy, chứ không phải vàng đá ! Vì là giấy, nên sao ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nângniu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời? Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng con người là giấy.  Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần ?  Ai vô cảm bởi một lời khen?  Ai vắng nhau lâu ngày mà không nhớ ?  Chẳng phải lòng mình cũng vậy ư ?  Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một chút nghi kỵ đã là thừa.