Chuyển đến nội dung chính

HOẠT ĐỘNG DÃ NGOẠI, CẮM TRẠI, TRÒ CHƠI...VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG HOẠT ĐỘNG KỸ NĂNG SỐNG

HOẠT ĐỘNG DÃ NGOẠI, CẮM TRẠI..VÀ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VỚI TRẺ NHỎ TRONG HOẠT ĐỘNG  KỸ NĂNG SỐNG.

Những "đứa con tinh thần"..hoạt động kỹ năng sống ngoài các trò chơi mang tính phản xạ, tập trung sáng tạo, các trò chơi mang tính tập thể, trò chơi định hướng thì hoạt động dã ngoại, cắm trại  là rất cần thiết. vì thông qua các hoạt động này trẻ sẽ thể hiện một cách "tự nhiên" nhất bản thân của trẻ, cách ứng phó với môi trường cũng  như một phần nào đó, giáo viên kỹ năng cũng sẽ có thể quan sát và lượng giá những kỹ năng mà trẻ đã học, cách tác động để có thể cho trẻ tiếp nhận tốt hơn và gần gũi với trẻ hơn. Ngoài ra đối với một số trẻ nhút nhát, chưa tự tin thể hiện bản thân hay chưa hòa nhập với các bạn, chưa thích nghi với môi trường xung quanh hoặc khả năng thích nghi kém, các kỹ năng tự chăm sóc bản thân - tự giác và tự lập...sẽ được trẻ thể hiện và ngày một tiến bộ hơn. Với các trò chơi mang tính tập thể - team building trẻ sẽ cảm nghiệm các giá trị sống như sự đoàn kết, yêu thương, lòng tự trọng, giá trị bản thân, sự tôn trọng, tình bạn....
Những trải nghiệm về cảm xúc thú vị mà trẻ cảm nhận được trong các hoạt động sinh hoạt vui chơi dã ngoại, cắm trại sẽ mang lại  nhiều bài học và hình thành nên một thế giới quan cho trẻ tự tin hơn, năng động hơn và mục đích cuối cùng là nâng cao các kỹ năng xã hội - phát triển bản thân của trẻ: nhận biết giá trị bản thân, thể hiện bản thân...một cách phù hợp giúp cho trẻ thích nghi và phát triển tốt hơn về mặt tâm lý.















TEAM BUILDING 












HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI 
Bên cạnh việc nâng cao tính kỹ luật, tinh thần đồng đội, khả năng tập trung chú ý, định hướng không gian...các trò chơi cá nhân chính là cách mà trẻ thể hiện một cách "tự nhiên" nhất tính cách và những nhu cầu của bản thân, bộc lộ một phần nào đó một số thông tin gợi mở để giáo viên kỹ năng có thể tiếp cận tốt hơn...và nó cũng là sự "mắt xích" quan trọng trong việc nhận ra và can thiệp cho những trẻ có vấn đề về rối loạn phát triển, rối loạn hành vi, những khó khăn mà trẻ đang đối diện với những vấn đề xung quanh mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình..có ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của trẻ. 




Ném còn - trò chơi dân gian. Trẻ được trải nghiệm thú vị về nét văn hóa truyền thống dân tộc, kích thích  và phát triển sự tập trung, định hướng không gian...thông qua đó là sự bộ lộ tự nhiên của trẻ về tính cách, khả năng kiềm chế - ứng phó cảm xúc, kỹ năng giao tiếp....những kỹ năng cá nhân - xã hội cần thiết để trẻ có thể thích nghi và phát triển hoàn thiện hơn.


Bịt mắt đập quà - tập trung, khả năng định hướng không gian và sự khéo léo.



HOẠT ĐỘNG TRANH VẼ - THỦ CÔNG


Thiệp chúc Tết
                           

Không chỉ đơn thuần là hoạt động mỹ thuật, mà thông qua đó những tình cảm và "thế giới quan" mà trẻ đã và đang trải nghiệm sẽ được thể hiện qua cách trang trí: hình vẻ, biểu tượng, màu sắc..và một chút những trải nghiệm về tình cảm trong gia đình (môi trường gia đình) mà trẻ trải qua được bộc lộ. Đây cũng là một trong những phương pháp quan trọng để chuyên viên tâm lý, nhà giáo dục... có những nhận định và tìm hiểu về thế giới quan của trẻ một cách tốt hơn...nhằm hỗ trợ cho tiến trình can thiệp -nâng đỡ  tâm lý cho trẻ có vần đề về tâm lý.



Nguồn ảnh: TRUNG TÂM RỒNG VIỆT VŨNG TÀU
https://www.facebook.com/media/set/?set=a.603438936393085.1073741868.531261430277503&type=1

Popular Posts

VAI TRÒ CỦA GIÁM SÁT TRONG THAM VẤN – TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Công việc tham vấn - trị liệu tâm lý luôn là một lĩnh vực đầy bí ẩn, đầy cuốn hút khi bạn sử dụng chính “con người của nhà tham vấn/nhà trị liệu” để làm việc với thân chủ - những người đang có những vấn đề khó khăn về tâm lý, rối loạn về chức năng về tâm lý. Dựa trên những kỹ thuật đặc trưng tác động đến tâm lý con người thông qua tiến trình trao đổi/chia sẻ, cung cấp thông tin…xin tạm được gọi là “điều trị thông qua lời nói”. Chính bản thân những nhà chuyên môn về tâm lý, nhà thực hành tâm lý cũng là con người. Đôi lúc, họ trở nên mệt mỏi với khó khăn trong những ca can thiệp, những trường hợp mà bản thân nhà tham vấn/trị liệu thấy “con người của chính mình” trong những rắc rối bản thân TC (thân chủ) đang gặp phải, đó là những vấn đề rắc rối trong công việc, các mối quan hệ, việc vận dụng các liệu pháp can thiệp…chính những vấn đề này, đòi hỏi có sự can thiệp và hỗ trợ từ những người giám sát (NGS). Một nhà trị liệu/hay một nhà tham vấn với những kỹ năng thực hành tu...

CỐ VẤN KỸ NĂNG SỐNG TRUNG TÂM RỒNG VIỆT VŨNG TÀU. THẦY LÊ ĐÌNH BÌNH NÓI VỀ CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG SỐNG KỸ NĂNG SỐNG

CỐ VẤN KỸ NĂNG SỐNG TRUNG TÂM RỒNG VIỆT VŨNG TÀU. THẦY LÊ ĐÌNH BÌNH NÓI VỀ CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG SỐNG KỸ NĂNG SỐNG

LÒNG NGƯỜI LÀ GIẤY

Lòng người ta là giấy, chứ không phải vàng đá ! Vì là giấy, nên sao ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nângniu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời? Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng con người là giấy.  Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần ?  Ai vô cảm bởi một lời khen?  Ai vắng nhau lâu ngày mà không nhớ ?  Chẳng phải lòng mình cũng vậy ư ?  Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một chút nghi kỵ đã là thừa.