Chuyển đến nội dung chính

NHỮNG VIỆC NÊN LÀM THAY VÌ ĐÁNH MẮNG CON



Kathryn Kvols

Các nghiên cứu cho thấy nhiều bậc phụ huynh không muốn phải đánh con khi con không nghe lời, nhưng họ không biết làm gì khác. Nghiên cứu mới nhất của tiến sĩ Murray Straus ở Viện nghiên cứu gia đình khẳng định rằng việc đánh đòn dạy cho trẻ dùng những hành động gây gổ và bạo lực để giải quyết vấn đề. Nó chỉ truyền dạy và làm đứa trẻ nhớ mãi hành vi bạo lực, là điều mà xã hội chúng ta thật sự quan tâm. Nghiên cứu mới cho thấy những đứa trẻ bị đánh khi lớn lên thường có khuynh hướng tự ti, buồn chán và chấp nhận làm những công việc lương thấp. Vậy bạn nên làm gì thay cho việc đánh con?

1. Giữ bình tĩnh                                   
Đầu tiên, nếu bạn cảm thấy giận và mất bình tĩnh và bạn muốn đánh hoặc tát con, hãy bỏ ra ngoài nếu có thể. Lắng dịu xuống và kiềm chế. Trong thời gian lắng dịu, thường thì bạn sẽ tìm ra được cách giải quyết khác hoặc là giải pháp cho vấn đề. Đôi khi các bậc phụ huynh không thể làm được điều đó vì họ đang căng thẳng. Nồi canh trào ra trên bếp, những đứa trẻ đánh nhau, chuông điện thoại reo, và con bạn làm đổ đồ đạc… tất cả làm bạn nổi cáu. Nếu bạn không thể bỏ đi, thì hãy dừng lại và nhẩm đếm đến 10.

2. Hãy dành thời gian cho mình
Các bậc phụ huynh có khuynh hướng sử dụng roi vọt khi họ không có thời gian cho riêng mình và họ cảm thấy kiệt sức và bận rộn. Vì vậy, việc quan trọng cần làm là các bậc phụ huynh cần dành thời gian cho mình như tập thể dục, đọc sách, đi bộ v.v..

3. Ân cần nhưng cứng rắn
Tình huống bực mình khác mà các bậc phụ huynh có khuynh hướng đánh con là khi con họ không nghe lời. Họ đánh con để nó nhớ. Một giải pháp khác cho những tình huống này là bạn ngồi xuống và nhìn con, vuốt ve con dịu dàng và nói bằng giọng ân cần nhưng cứng rắn cho con biết những việc bạn muốn con làm. Ví dụ, “mẹ muốn con chơi trong yên lặng”.

4. Đưa ra sự chọn lựa
Cho đứa trẻ quyền chọn lựa là một biện pháp thay thế hiệu quả hơn đánh đòn. Nếu con bạn nghịch thức ăn, hãy hỏi con “Con muốn tiếp tục đùa nghịch thức ăn hay con muốn ăn tiếp?” Nếu con bạn tiếp tục chơi, hãy nhẹ nhàng nhưng cương quyết mang đĩa thức ăn của con ra khỏi bàn. Rồi bảo con rằng con có thể quay trở lại bàn khi con sẵn sàng ăn mà không nghịch nữa.

5. Dạy con sửa chữa lỗi lầm
Ví dụ, con bạn làm vỡ cửa sổ nhà hàng xóm và bạn phạt con bằng cách đánh đòn. Con bạn sẽ học được gì từ việc đó? Con bạn có thể sẽ học là không bao giờ làm lại việc đó, nhưng cũng có thể điều con bạn học được là giấu nhẹm lỗi đi, đổ thừa cho ai đó, nói dối hoặc đơn giản là không để bị bắt. Nó có thể lựa chọn nó là người xấu hoặc nó cảm thấy tức giận và trả thù cha mẹ. Khi bạn đánh một đứa trẻ, nó có thể vâng lời vì sợ bị đòn một lần nữa. Tuy nhiên, bạn muốn con bạn làm thế vì nó sợ bạn hay vì nó tôn trọng bạn?
Thử so sánh tình huống của một đứa trẻ làm vỡ cửa sổ hàng xóm và lời nói nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ của bố mẹ nó “Mẹ thấy con làm vỡ cửa sổ, con sẽ làm gì để sửa lỗi?”. Đứa trẻ quyết định cắt cỏ cho nhà hàng xóm và rửa xe cho người ta vài lần để trả lại chi phí sửa cửa sổ. Đứa trẻ sẽ học được gì trong tình huống này? Nó sẽ học được rằng phạm lỗi là việc thường xảy ra trong cuộc sống và việc mình phạm lỗi không quan trọng bằng việc mình chịu trách nhiệm sửa chữa lỗi lầm. Điều cần làm là bỏ qua sai lầm và giao cho trách nhiệm sửa chữa sai lầm. Như vậy đứa trẻ sẽ không cảm thấy tức giận hay trả thù bố mẹ. Và điều quan trọng nhất là lòng tự trọng của đứa trẻ không bị tổn thương.

6. Dạy trẻ biết đền bù
Khi đứa trẻ không nghe lời, các bậc phụ huynh có khuynh hướng muốn phạt chúng. Có thể thay thế việc này bằng việc bắt trẻ đền bù lại. Sự đền bù là điều gì đó mà người ta làm để đưa mọi thứ trở về nguyên vẹn với người mà họ phá vỡ thoả thuận.

7. Rút lui khỏi sự xung đột
Những đứa trẻ hỗn láo với bố mẹ có thể khiến bố mẹ tát chúng. Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn rút lui khỏi đó ngay lập tức. Đừng ở lại trong phòng trong sự giận dữ hoặc bực tức vì thái độ của con. Bạn hãy nhẹ nhàng nói “Mẹ ở phòng bên cạnh, khi nào con muốn nói chuyện lễ phép hơn thì sang gặp mẹ”.

8. Hành động
Thay vì đánh vào tay hoặc mông đứa bé khi nó đụng vào thứ gì đó mà không được phép  bạn hãy nhẹ nhàng nhưng cương quyết đưa đứa bé sang phòng bên cạnh. Đưa cho nó một món đồ chơi hoặc một thứ gì đó để nó sao lãng và nói “Sau này mẹ sẽ cho con chơi cái đó”. Bạn có thể phải đưa con ra ngoài vài lần nếu nó bướng bỉnh không chịu đi.

9. Cho con trẻ thời gian
Trạng thái cáu kỉnh của một đứa trẻ có thể làm cha mẹ nổi nóng. Trẻ thường cáu kỉnh khi chúng cảm thấy bất lực hay không được báo trước trong một hoàn cảnh nào đó. Thay vì bạn bảo con bạn phải rời khỏi nhà bạn nó ngay tức khắc, hãy cho con bạn 5 phút để thu xếp ra về. Điều này cho phép đứa trẻ hoàn tất việc mình đang làm.
Đánh con gây tổn hại đến lòng tự trọng của con, làm nó nhụt chí và là nguyên nhân khiến nó chống đối và bất hợp tác.

Những giải pháp thay thế cho việc đánh con có rất nhiều và người ta nhận thấy là những bậc phụ huynh điềm tĩnh hơn dạy con tốt hơn.

Popular Posts

VAI TRÒ CỦA GIÁM SÁT TRONG THAM VẤN – TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Công việc tham vấn - trị liệu tâm lý luôn là một lĩnh vực đầy bí ẩn, đầy cuốn hút khi bạn sử dụng chính “con người của nhà tham vấn/nhà trị liệu” để làm việc với thân chủ - những người đang có những vấn đề khó khăn về tâm lý, rối loạn về chức năng về tâm lý. Dựa trên những kỹ thuật đặc trưng tác động đến tâm lý con người thông qua tiến trình trao đổi/chia sẻ, cung cấp thông tin…xin tạm được gọi là “điều trị thông qua lời nói”. Chính bản thân những nhà chuyên môn về tâm lý, nhà thực hành tâm lý cũng là con người. Đôi lúc, họ trở nên mệt mỏi với khó khăn trong những ca can thiệp, những trường hợp mà bản thân nhà tham vấn/trị liệu thấy “con người của chính mình” trong những rắc rối bản thân TC (thân chủ) đang gặp phải, đó là những vấn đề rắc rối trong công việc, các mối quan hệ, việc vận dụng các liệu pháp can thiệp…chính những vấn đề này, đòi hỏi có sự can thiệp và hỗ trợ từ những người giám sát (NGS). Một nhà trị liệu/hay một nhà tham vấn với những kỹ năng thực hành tu...

CỐ VẤN KỸ NĂNG SỐNG TRUNG TÂM RỒNG VIỆT VŨNG TÀU. THẦY LÊ ĐÌNH BÌNH NÓI VỀ CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG SỐNG KỸ NĂNG SỐNG

CỐ VẤN KỸ NĂNG SỐNG TRUNG TÂM RỒNG VIỆT VŨNG TÀU. THẦY LÊ ĐÌNH BÌNH NÓI VỀ CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG SỐNG KỸ NĂNG SỐNG

LÒNG NGƯỜI LÀ GIẤY

Lòng người ta là giấy, chứ không phải vàng đá ! Vì là giấy, nên sao ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nângniu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời? Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng con người là giấy.  Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần ?  Ai vô cảm bởi một lời khen?  Ai vắng nhau lâu ngày mà không nhớ ?  Chẳng phải lòng mình cũng vậy ư ?  Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một chút nghi kỵ đã là thừa.