Chuyển đến nội dung chính

CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ ĐỂ CÓ KỸ NĂNG HỌC TẬP HIỆU QUẢ CHO TRẺ - PHẦN I

Thói quen học tập đúng đắn là một trong những điều chủ yếu mà trẻ phải vật lộn suốt những năm ngồi trên ghế nhà trường. Tạo ra một thói quen có thể mất 2 tuần, nếu kiên nhẫn, và thực hiện những lời khuyên dưới đây sẽ giúp con bạn học tập tốt hơn.
1.      Góc học tập và thời gian học cố định là tốt nhất. Nếu con bạn có bàn học, trẻ cần phải học vào các giờ thường lệ mỗi ngày. Nếu con bạn không có bàn học, bạn hãy tạo ra một góc nào đó để bé ngồi học mỗi ngày.
2.      Con bạn cần bắt đầu học ngay sau khi ngồi vào bàn. Đừng để bé làm các việc hấp dẫn khác như trả lời email cho bạn bè hoặc viết nguyệch ngoạc. Con bạn có thể làm những thứ đó sau, coi như các hoạt động đó là một phần thưởng dành cho trẻ, khi trẻ đã học xong. 
3.      Giúp con lập kế hoạch những việc cần hoàn thành. Mỗi khi bắt đầu buổi học, hãy giúp trẻ viết ra chính xác những việc mà trẻ muốn làm (như hoàn thành 2 trang tiểu luận, hoàn thành một bài báo, viết một câu chuyện ngắn, trả lời 10 câu hỏi toán học, học một chức năng máy tính mới,...) 
4.      Chia các nhiệm vụ lớn thành các nhiệm vụ nhỏ. Ví vụ, nếu con bạn viết một bài tiểu luận, nhiệm vụ cần phải làm là tiến hành lập đề cương, viết mở bài, đưa ra các vấn đề cần thảo luận, nghiên cứu về các vấn đề này, hoàn thành mỗi đoạn,... 
5.      Ghi chép lại các nhu cần cần hoàn thành trong mỗi phần vào một cuốn sổ tay. Con bạn có thể xem lại các ghi chép và nghi nhớ. 
6.      Đồ dùng học tập phải để ở một nơi thuận tiện. Con bạn có thể tổ chức đồ dùng học tập để trẻ có thể lấy khi trẻ cần gấp mà không cần phải lục lọi khắp nơi. 
7.      Chú ý nhắc nhở ngay khi trẻ trẻ bắt đầu mơ mộng. Hãy giúp con tập trung, nhưng bạn phải cho phép trẻ nghỉ ngơi thư giãn sau khi tập trung. Sau khi học 45 phút, hãy cho con nghỉ khoảng 15 phút. 
8.      Ngủ đầy đủ là yếu tố quan trọng đối với học tập và ghi nhớ hiệu quả. Bạn hãy đảm bảo rằng con bạn có giờ đi ngủ cố định mỗi tối. Tránh cho con dùng các đồ ăn, thức uống có chứa caffein trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ để giấc ngủ không bị ngắt quãng. 
9.      Ăn uống tốt cung cấp nhiên liệu cần thiết cho cơ thể và não bộ của con bạn. Trẻ cần ăn 3 bữa trong ngày và không được bỏ bữa sáng. Cố gắng cho con ăn cân bằng các nhóm thực phẩm có lợi cho sức khoẻ và ăn ít thịt ướp muối. 
10. Tập thể dục sẽ tăng cường trí nhớ và khả năng học tập,cũng giống như tập thể dục sẽ làm bạn tự tin hơn. Trẻ lớn cần tập trung vào 3 đến 4 bài tập thể dục mỗi tuần, mỗi bài tập trong vòng 20 phút hoặc nhiều hơn. Bạn hãy luôn luôn thảo luận với bác sĩ của con bạn trước khi bắt đầu bất kỳ một chương trình luyện tập nào.
Khi con bạn trở thành người lớn, điều quan trọng là các bậc cha mẹ cần cung cấp cho con cái những kỹ năng và các thói quen mà trẻ cần trong cuộc sống. Ngay từ bây giờ, bạn hãy thiết lập các thói quen học tập tốt, điều đó sẽ giúp con cái thành công trong tương lai.

Nguồn: Myjellybeen.com

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c