Chuyển đến nội dung chính

THỰC HIỆN CAN THIỆP TÂM LÝ MỘT CA LÂM SÀNG: TRẦM CẢM


Đây là một trong những ca can thiệp tâm lý lâm sàng mà tôi được tham gia và lên kế hoạc tiến trình điều trị, thực hiện can thiệp trị liệu tâm lý. Liệu pháp mà tôi sử dụng là Nhận thức - Hành vi (CBT). Cám ơn thân chủ cùng gia đình đã đồng ý để tôi ghi nhận thông tin và trình bày ca lâm sàng này. Xin chân thành cảm ơn !

1.      Thông tin ca bệnh:
HỒ SƠ TÂM LÝ
1.      Hành chánh:
Tên                          : Trầm văn T                           Giới tính      : Nam.
Sinh ngày                : 02/3/1991                             Văn hóa       : 12/12.
Dân tộc                   : Hoa                                        Tôn giáo      : Không.
Địa chỉ                    : Ấp chợ - xã Đôn Xuân - huyện Trà Cù – tĩnh Trà Vinh.
Nghề nghiệp           : Cơ khí chế tạo.
Tình trạng hôn nhân: Độc thân.   
2.      Lý do đến khám: 
Nhức đầu, không ngủ được, bứt rứt.
Được bác sĩ giới thiệu lên khoa Tâm lý - Y học thuộc bệnh viện Tâm thần thành phố khám vào lúc: 14 giờ 36 phút, ngày 07/03/2012.
3.      Bệnh sử
l  6 tháng trước : hay nổi mề đay dai dẳng (thường sau 21 giờ). Được bác sĩ chẩn đoán là rối loạn dạng cơ thể chuyển hóa.
l  3 tuần trước   : khám và xét nghiệm máu tại bệnh viện An Bình được tư vấn là có nguy cơ bị bệnh xơ gan, ung thư gan. Hai ngày sau qua bệnh viện nhiệt đới thì được tư vấn là : “nếu có bệnh thì bị ung thư máu”. Lần thứ 3 xét nghiệm tại bệnh viện Y Dược thì được chẩn đoán là viêm gan mãn và bản vẽ da.
l  Một tháng nay : thân chủ có biểu hiện nhức đầu, đau ở vùng đỉnh đầu và phía sau ót, tim đập nhanh, hồi hộp. Cảm giác buồn chán gia đình, cảm thấy mệt mỏi chỉ thích ở một mình, khó ngủ (khó giỗ giấc), hay “giật mình thức giấc nhưng sau đó thì khó để ngủ lại được, có nhiều hôm  thức trắng”. Ăn có cảm giác ngon miệng nếu ăn những món mà thân chủ thích. Thường xuyên có cảm giác không an toàn nếu ăn ở căn tin của trường. Thân chủ nói rằng “ em có cảm giác như có hai con người đang tồn tại trong mình, một người thì luôn chỉ trích em, còn người kia thì nâng đỡ nhưng rất ít”.

4.      Tiền sử:
l  Bản thân :
-         Lớp 6 đến lớp 11       : lên nhà của Cô – Dượng 3 để đi học.
-         Lớp 12                        : thân chủ bị ba “bắt” phải về quê sau khi nghe phàn nàn từ phái gia đình cô và dượng với lý do T không nghe lời hay tranh cãi.
-         Từ 2009 đến nay       : thuê nhà trọ với một người bạn đại học cùng phòng tại thành phố để tiện việc học.

l  Gia đình :
-         Con : 2/2 (1 nữ, 1 nam). Gia đình có 2 người con thân chủ là con út, có một người chị gái lớn hơn 3 tuổi sắp lập gia đình .
-         Ba là phó phòng giáo dục của huyện.
-         Mẹ buôn bán tạp hóa ở gần nhà.
-         Kinh tế gia đình bình thường.
5.      Khám tâm lý:

l  Dáng vẽ bên ngoài       : tiếp xúc được, thể trạng trung bình, ăn mặc gon gàng.
l  Nhận thức                      : thích ở một mình, bi quan chán nãn. Như có 2 người tồn tại trong cùng con người của mình. Cảm giác sợ khi ăn cơm ở căn tin.
l  Cãm xúc – tình cảm  : trầm buồn. Nhiều khi nhắc đến gia đình thì muốn khóc.
l  Giao tiếp                        : hay than phiền về mâu thuẫn giữa thân chủ và ba.
l  Hành vi                          : ngồi yên.

Trong quá trình giao tiếp, thân chủ T trình bày khá tốt, rõ ràng nhưng còn chút e ngại, giọng nói trầm. Tuy nhiên sự tập trung giao tiếp bằng mắt và chú ý trong giao tiếp kém. Thân chủ T cho biết đã sụt 1,6 kg cân nặng. Trước đó, ba mẹ hứa mua cho T một chiếc xe máy, yêu cầu T chờ để lấy biển số đẹp, nhưng chờ lâu mà không thấy mua xe nên T đã lớn tếng và yêu cầu mua xe ngay, sau khi nhận xe thì nghĩ rằng “gia đình em cố ý không muốn mua, nên cố ý làm như vậy. Chứ biển số xe này đã có lâu rồi mà…” chính sự việc này đã làm cho mâu thuẫn giữa thuẫn giữa T và cha càng trở nên căng thẳng khi T lớn tiếng tranh cãi với gia đình. Trước khi sự việc này xảy ra thì vào thời điểm trước Tết  thân chủ T liên tục trải qua nhiều mất mát khi bạn gái chủ động chia tay, ông ngoại (80 tuổi), người yêu thương T nhất trong gia đình cũng đã qua đời.
Dưới đây là bảng chi tiết cá nhân và danh sách các vấn đề:

Bảng chi tiết cá nhân và danh sách các vấn đề thân chủ Trầm Văn.T
Các khu vực chủ yếu
Các chi tiết

Nguồn gốc gia đình







Tình trạng hôn nhân

Học vấn






Các sự kiện vừa mới xảy ra








Nghề nghiệp


Những chi tiết y học liên quan



Hứng thú/ sở thích

Các bảng đánh giá:
Thang lượng giá trầm cảm Hamilton

Danh sách vấn đề







Gia đình có 2 người con thân chủ là con út, có một người chị gái lớn hơn 3 tuổi sắp lập gia đình .
Ba là phó phòng giáo dục của Huyện, mẹ buôn bán tạp hóa gần nhà.
Hay có mâu thuẫn với người cha.

Độc thân.

Thi đại học trượt hai lần à cảm thấy mặc cảm tự ti, đang là sinh viên năm nhất ngành cơ khí chế tạo, sa sút trong kết quả học tập, hạn chế về khả năng thiết lập mối quan hệ tốt với bạn cùng lớp.

Chia tay với người yêu (yêu nhau trong khoảng thời gian 3 năm).
Ông ngoại (người thương yêu thân chủ nhất trong gia đình) đã chết.
Gia đình hứa mua xe cho T nhưng kéo dài “cảm nhận như không muốn mua xe”, nên T đã lớn tranh cãi với ba và gia đình.

Chưa có.

Hay nổi mề đay dai dẳng (thường sau 21 giờ). Được bác sĩ chẩn đoán là rối loạn dạng cơ thể chuyển hóa.
Viêm gan mãn và bản vẽ da.
Cầu lông, hoạt động đoàn hội của trường.


Kết luận: Trầm cảm nặng.

1.      Trầm cảm.
2.      Mặc cảm tự ti, mặc cảm tội lỗi.
3.      Tự cho rằng mình thất bại, bị mọi người xa lánh.
4.      Tránh né mọi người.
5.      Những ý nghĩ và cảm giác guận dữ về người cha.
6.      Sao lãng bản thân (ăn mặc).
7.      Thờ ơ.



2.      Triệu chứng và  giả thuyết:
2.1 Triệu chứng:
·        Cảm xúc trầm cảm: thân chủ thấy buồn chán, trống rỗng “muốn buông xuôi tất cả”.
·        Mất hứng thú trong hoạt động ưa thích, không muốn đi chơi với bạn, không muốn gặp ai, không còn thấy vui trong hoạt động thể thao nữa, ngưng không tham gia sinh hoạt đoàn của trường.
·        Người mệt mỏi, chán nãn, không còn sức, cảm giác mất sinh lực.
·        Giảm cảm giác ngon miệng ngon, sụt cân.
·        Rối loạn tâm thần vận động: suy nghĩ chậm chạp, đáp ứng chậm, giọng nói chậm và trầm. Khi trả lời câu hỏi mắt hay nhìn xa xăm, tránh giao tiếp bằng mắt.
·        Mặc cảm tự ti và mặc cảm tội lỗi, tự trách, đánh giá tự hạ thấp bản thân.
·        Tập trung và trí nhớ giảm, sa sút trong học tập.
·        Lo lắng, tim đập nhanh.
·        Triệu chứng cơ thể: mất ngủ, ăn ít, chậm chạp, đau đầu.
Ở TC đã biểu hiện đầy đủ yếu tố chẩn đoán trầm cảm theo ICD-10 hoặc DSM-IV).

2.2  Một số giả thuyết:
        l   Cách mà thân chủ T diễn giải và phản ứng trước những sự kiện xảy ra như là một khủng                              hoảng cực kỳ nghiêm trọng. Các sự kiện diễn ra một cách dồn dập và T đã không đũ khả                             năng để chấp nhận và chống đỡ, giải quyết vấn đề.
-        Sự kiện 1 : Mâu thuẫn với người cha trong gia đình. Mâu thuẩn với Dì và Dượng từ khi thân chủ rời xa gia đình lên thành phố học lớp 11.
-        Sự kiện 2: chia tay với người yêu, cuộc tình 3 năm bị đỗ vỡ. Chính lúc này thân chủ cảm thấy hụt hẫng, “em luôn muốn níu kéo lại”.
-       Sự kiện 3: ông ngoại (80 tuổi) người yêu thương Văn. T nhất trong gia đình đã chết. Thân chủ kể lại rằng : “em qua thăm ông, lúc đó ông rất mệt, không nói chuyện được, hơi thở thì khò khè…em hỏi : ông có muốn khạc đàm trong miệng không ?...ông đều lắc đầu. Nên em đã đi về nhà. Được một lúc thì em hay tin ông ngoại… qua… đời…tại em tất cả (khóc)…nếu lúc đó em không về nhà mà ở lại với ông, điện thoại gọi cấp cứu thì ông đã không chết rồi !” . Ở đây, trong sự kiện này T đã xuất hiện mặc cảm tội lỗi, “vì em không gọi cấp cứu kịp mà ông ngọai mới chết”. Thân chủ luôn ray rứt, tự dằn vặt chính mình, nhận hết trách nhiệm về bản thân trước nguyên nhân cái chết của ông ngoại mình.
-         Sự kiện 4: cảm thấy giận, hận và căm thù cha của mình vì “ba mẹ hứa mua cho T một chiếc xe máy, yêu cầu T chờ để lấy biển số đẹp, nhưng chờ lâu mà không thấy mua xe nên T đã lớn tếng và yêu cầu mua xe ngay, sau khi nhận xe thì nghĩ rằng “gia đình em cố ý không muốn mua, nên cố ý làm như vậy. Chứ biển số xe này đã có lâu rồi mà…”

Các sự kiện trên tạo nên một cú sốc tâm lý rất lớn, một trải nghiệm đau thương mất mát mà T không thể vượt qua, trong khi các yếu tố nâng đỡ như chia sẽ với bạn bè, người thân, hay là sự động viên từ phía gia đình, người yêu… những người mà T tin tưởng gần như là không có…Điều này cũng đồng nghĩa với việc “rạn nứt trong các mối quan hệ”, các sự kiện tạo nên một “dòng xoáy cảm xúc” mà T không thể vượt qua, gây nên tổn thương tâm lý dẫn đến trầm cảm.

l  Thân chủ T có suy nghĩ và niềm tin tiêu cực, phải chịu đựng hậu quả của việc xử lý các nhận thức âm tính, kém thích nghi :
-         Xu hướng có những suy nghĩ tiêu cực.
-         Hệ thống niềm tin tiêu cực không đúng với thực tế .
-         Khuynh hướng trung thành với những giá trị mà gia đình đã đặt ra mặc dù bản thân cảm thấy ấp lực và mệt mỏi.
Những trải nghiệm thời niên thiếu của thân chủ Trầm Văn T đã tạo nên những niềm tin, những suy nghĩ tự động tác động đến suy nghĩ, cảm xúc cũng như hành vi cũng cố, né tránh, bảo vệ, bù đắp… Do đó cần phải có sự tác động đến suy nghĩ đễ thay đổi niềm tin không hợp lý này.
Cảm xúc và hành vi của thân chủ T là kết quả của những suy nghĩ tiêu cực được vẽ nên từ sự nhận nhận của người khác, và suy nghĩ của bản thân T về môi trường xung quanh (từ người cha, mẹ, bạn bè, người thân, mối quan hệ xã hội khác…). Chính những suy nghĩ tiêu cực, kém thích nghi này đã hướng Trầm Văn T đến tiêu cực, những suy nghĩ bóp méo trong tư duy, gây nên những san chấn tâm lý, tâm lý dễ tổn thương dẫn đến tình trạng trầm cảm hiện tại.
l  Theo thuyết ABC (ABC theory) thì sự tác động lẫn nhau giữa hai yếu tố sinh học (hệ thống não, nền tảng di truyền sinh học ảnh hưởng mạnh mẽ đến các kiểu mẫu suy nghĩ, góp phần làm rối nhiểu khả năng tư duy nên vì thế tác động đến nhân cách của chúng ta) và yếu tố thứ hai là tương tác xã hội (bao gồm gia đình, bạn bè, nhóm đồng đẳng, công việc, tôn giáo…từ những tương tác này mà ta có thể đánh giá nhìn nhận mình) hình thành nền tảng cơ bản về phát triển nhân cách, tiến trình tư duy được Ellis hình thành gồm 3 thành tố: một sự kiện kích hoạt ( A: Activating events) là hoạt động xảy ra bên ngoài tác động đến chúng thân chủ T (bao gồm 4 sự kiện được nêu ở trên), dẫn đến việc hình thành nên hệ thống niềm tin tiêu cực, không hợp lý rằng : “Mình là người thất bại”, “chịu đựng, nhịn không tranh cãi là cách tốt nhất để vượt qua những chuyện không vui”. Trên thực tế, chính sự kiện làm cho thân chủ T không khó chịu, mà chính niềm tin của Văn T với những gì đã xãy ra là nhân tố chính gây nên khó chịu. Cuối cùng yếu tố C , hậu quả của cảm xúc là “dòng xoáy cảm xúc” mà T đã không vượt qua được với cảm giác buồn, nản, hụt hẩng, bất lực với bản thân và những sự kiện xảy ra dẫn đến trầm cảm.

2.3  Sơ đồ công thức trầm cảm:
Tất cả triệu chứng của trầm cảm bao gồm các yếu tố biểu hiện theo sinh học có thể được hiểu như đang bắt nguồn từ ý nghĩ mang nội dung âm tính liên quan đến bản thân, thế giới và tương lai. Bộ ba nhận thức âm tính này được duy trì bởi một số lệch lạc nhận thức thiên về âm tính như: trừu tượng hóa chọn lọc, suy luận độc đoán, tổng quát hóa quá mức, sự phóng đại về mặt âm tính , cá nhân hóa…
Trong trầm cảm, mô hình nhận thức của trầm cảm này được dựa trên mô hình stress thể tạng Beck về những rối loạn cảm xúc (mô hình nhận thức của trầm cảm), được hình dung như “lý thuyết lâm sàng” và “giả thuyết của nhà trị liệu”. Với việc  hình thành mô hình này đã phát họa nên một “bức tranh” như là một “mô hình giả thuyết” về trường hợp thân chủ T, mô hình này gợi ra rằng :
l  Với những khó khăn trong quá khứ của T: sống xa gia đình từ lớp 6, chia tay người yêu, mất người thân (ông ngoại).
l  Sự “trục trặc” trong mối quan hệ cả về gia đình, cụ thể là sự mâu thuẫn giữa thân chủ và người cha,  “ranh giới xa cách” với các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó là sự yếu kém trong việc thiết lập về mối quan hệ xã hội: bạn bè.
l  Sự khó khăn và bế tắt, hiệu quả kém trong chiến lược đối phó.
l  Yếu kém về kỹ năng giải quyết vấn đề.
l  Sự hình thành niềm tin cốt lõi : “mình là người thất bại”. “Sống thì phải tốt và được yêu mến của mọi người mới hay !”
Tất cả các yếu tố này  đã góp phần cho sự  hình thành và phát triển khu vực “dễ tổn thương”  nguy cơ đưa đến tình trạng trầm cảm. Sự hình thành niềm tin cốt lõi là trung tâm cho cách thức T tự nhìn nhận về bản thân một cách âm tính.. Từ đó, thân chủ T đã hình thành và phát triển một số giả định, quy tắc cuộc sống như “chịu đựng, nhịn không tranh cãi là cách tốt nhất để vượt qua những chuyện không vui”, và chiến lược hành vi để chống đỡ, điều này đã giúp T duy trì được những niềm tin, T có khuynh hướng đi đến những nhận thức âm tính như : cá nhân hóa về kết cục âm tính “mọi người đã bỏ mặt và xa lánh mình, không ai quan tâm đến mình nữa cả”, mặc cảm tội lỗi . Trong một thời điểm tức giận, người cha đã quát thẳng vào T “mày là thằng con không ra gì, đồ ăn hại” trước mặt mẹ và người chị gái. Điều này đã khởi phát cho nổi sợ hãi tồi tệ,  phá vở đi hình ảnh bản thân mà lâu nay T đã cố gắng xây dựng, và như vậy có nghĩa rằng T trở nên vô nghĩa, rất ít triển vọng cho tương lai. Thêm vào đó , vì “dòng xoáy cảm xúc” mà T đang trải nghiệm, bế tắt trong cách giải quyết, T trở nên trầm cảm, tức gận, tội lỗi.
Và dưới đây là sơ đồ khái niệm hóa ban đầu của thân chủ:

3.      Kế hoạch điều trị & tiên lượng tiến trình hỗ trợ nâng đỡ.
3.1  Phát đồ điều trị:
·        Tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ trị liệu.
·        Xác định thân chủ trầm cảm có nguy cơ tự tử hay không ? Bằng các câu hỏi thăm dò, kết hợp với bác sĩ điều trị, nếu có thông báo với bác sĩ điều trị người thân của thân chủ, cho thân chủ viết bản cam kết.
·        Cung cấp thông tin giúp thân chủ hiểu rõ về rối loạn của mình cũng như tiến trình điều trị.
·        Tiến hành tiến trình nâng đỡ và Thiết lập khung trị liệu.
·        Tập trung giải quyết vấn đề, tái cấu trúc nhận thức.
-         Nhận diện, chấp nhận và giải tỏa cảm xúc.
-         Điều hòa cảm xúc cho thân chủ: nhận biết các yếu tố kích hoạt cơn nóng giận, cảm xúc không ổn định dễ bùng nổ, kiểm soát cơn nóng giận…
-         Tái cấu trúc nhận thức, khẳng định giá trị bản thân. Thành lập mô hình nhận thức và giải thích các cơ chế hình thành nên niềm tin tiêu cực, không hợp lý. Những lỗi nhận thức trong suy nghĩ, suy nghĩ theo hướng mở.
-         Xây dựng mô hình nhận thức lành mạnh về bản thân, về thế giới.
·        Hướng dẫn thân chủ bài tập thư giãn: điều hòa, điều chỉnh hơi thở, thư giãn cơ hay tưởng tượng theo hướng dẫn.
·        Cùng  với thân chủ đưa ra các bài tập về nhà (tự chăm sóc bản thân, hoạt động thể thao, sinh hoạt xã hội, sinh hoạt cộng đồng, lên kế hoạch đi chơi, thư giản, viết nhật ký cảm xúc). Kiểm tra việc thực hiện các bài tập về nhà của thân chủ.
·        Kiểm tra, đánh giá sự thay đổi của  tiến trình điều trị bằng thang lượng giá Hamilton.
·        Thân chủ tự đánh giá bản thân, những gì đã làm được.
·        Tổng kết, kết thúc tiến trình trị liệu. Hỗ trợ nếu cần thiết.

·        Hoàn thành các mục tiêu:
-         Đánh giá mức độ nguy hiểm của cá nhân và người khác
-         Cung cấp môi trường an toàn
-         Đánh giá nhu cầu sử dụng thuốc và lượng giá về việc nhập viện theo dõi
-         Cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề
-         Cải thiện khả năng ứng phó
-         Phát triển và động viên việc sử dụng hệ thống hỗ trợ
-         Giải quyết những vấn đề về mất mát: nâng đỡ cảm xúc…(cần nhiều buổi)
-         Cải thiện lòng tự tôn
-         Tái cấu trúc nhận thức méo mó
-         Cải thiện việc ăn uống – dinh dưỡng
-         Cải thiện giấc ngủ
-         Phát triển chương trình quản lý trầm cảm
-         Giáo dục việc tuân thủ điều trị thuốc
3.2  Tiên lượng tiến trình hỗ trợ:
Các chiến lược nhận thức – hành vi được áp dụng với nhiều đối tượng và hoàn cảnh khác nhau, tại các trường học, bệnh viện, xí nghiệp, các cơ sở giáo huấn… Liệu pháp “cảm xúc-hợp lý” (RET) có thể không hiệu quả đối với những thân chủ có trình độ học vấn thấp, không đủ khả năng theo đuổi một sự phân tích hợp lý, hoặc những thân chủ quá gắn chặt vào những tình cảm khiến cho họ không thể làm theo những phương thức có tính duy lý. Liệu pháp thực tại (RT) cũng có thể áp dụng được trên rất nhiều loại thân chủ. Liệu pháp CBT của Beck ban đầu có hiệu quả chuyên biệt trên những thân chủ bị trầm cảm, và hiện nay còn được áp dụng trên nhiều loại rối loạn khác. Các loại liệu pháp này đòi hỏi những khả năng diễn đạt bằng lời nói và thân chủ phải có động cơ muốn thay đổi.
·        Ban đầu cần có sự đánh giá nguy cơ liên quan đến ý định tự sát của thân chủ. Thiết lập mối quan hệ hỗ trợ mà thân chủ T có thể tiếp cận ngoài nhà trị liệu bao gồm danh sách các nguồn hỗ trợ, quan tâm đến sự thoái lui của T khỏi hệ thống trợ giúp bao gồm bạn bè thân, mẹ và người “bạn đặc biệt” tên Ngọc. Đồng thời quan tâm đến quá trình hỗ trợ điều trị tâm lí của T: uống thuốc, thực hiện các bài tập về nhà (buổi trị liệu thứ 1- buổi thứ 6)
·        Tái hoạt hóa hành vi của T, cần giúp cho T tăng tính là chủ và sự vui vẻ. Cùng với thân chủ thiết lập và thực hiện danh sách các hoạt động mà mình yêu thích, nhằm mục đích thư giãn, cãi thiện cảm xúc.  (buổi thứ 7- 9)
·        Hỗ trợ và hướng dẫn T một số kỹ năng còn hạn chế : kỹ năng giải quyết vấn đề, thiết lập mối quan hệ. (buổi thứ 9-11).
·        Giai đọan I – Xây dựng quan hệ
-           Bước 1: Khởi đầu quan hệ
-           Bước 2: Làm rõ các vấn đề hiện tại
-           Bước 3: Xác định cơ cấu làm việc / các thỏa thuận
-           Bước 4: Đi sâu khám phá các vấn đề của thân chủ
-           Bước 5: Thiết lập các mục đích và mục tiêu khả thi
·        Giai đọan II: Áp dụng các chiến lược hỗ trợ
-         Bước 1: Đồng thuận về các mục đích và mục tiêu đã đề ra
-         Bước 2: Hoạch định các chiến lược hỗ trợ
-         Bước 3: Áp dụng các chiến lược hỗ trợ
-         Bước 4: Lượng giá các chiến lược đã áp dụng
-         Bước 5: Kết thúc tiến trình hỗ trợ
-         Bước 6: Theo dõi kết quả.
Hai giai đoạn này có tính chất gối đầu lên nhau chứ không hoàn toàn phân định rõ rệt: giai đoạn đầu có tính thiên về nghệ thuật hơn và giai đoạn sau thì có tính khoa học nhiều hơn.
Các chiến lược nhận thức – hành vi là những phương thức cùng một lúc tác động trên cả tiến trình suy nghĩ lẫn các hành vi ứng xử của một con người. Cơ sở lý luận của các chiến lược này dựa trên giả thuyết cho rằng: những suy nghĩ không đúng cần phải được thay đổi trước khi xảy ra sự thay đổi về mặt hành vi. 
4.      Kết quả về mặt lý thuyết:
Trong suốt quá trình trị liệu tâm lý, từng bước một kiểm tra và kết luận các giả thuyết đặt ra về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm của thân chủ. Các yếu tố dễ phát sinh trầm cảm đó là : niềm tin không hợp lý, sự “rạn nứt” và những khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ trong đời sống của thân chủ, đồng thời đó là sự yếu kém về một số kỹ năng cần thiết như giải quyết vấn đề hay thiết lập mối quan hệ…một tình huống hay sự việc xảy ra tạo ra một tổn thương tâm lý lớn mà thân chủ chưa thể “chấp nhận” được, và một “dòng xoáy” cảm xúc cứ lẩn quẩn làm cho thân chủ không thể thoát ra, cảm giác bất lực và bế tắc.
Trong việc nghiên cứu về cơ sở lý luận cũng như những kiến thức chuyên sâu, đã tạo điều kiện cho tôi được bổ sung nhiều kiến thức hơn. Qúa trình nghiên cứu, tôi đã cố gắng xây dựng một phát đồ điều trị không chỉ riêng việc sử dung kỹ thuật CBT trong liệu pháp hành vi mà còn vận dụng việc nghiên cứu, tìm hiểu nên cố gắng tạo nên sự kết hợp với kỹ thuật REBT.
Về mặt lý thuyết cũng gặp không ít khó khăn về nguồn tham khảo, đa số là các tư liệu nước ngoài nên việc nghiên cứu cũng gặp nhiều trở ngại, hạn chế.
5.      Kết quả về mặt thực tiễn:
Đạt được những thành công bước đầu về việc thiết lập mối quan hệ, tạo niềm tin đễ đồng hành cùng thân chủ, chia sẻ, nâng đở và thiết lập khung trị liệu. Thân chủ cũng có những chia sẻ, cố gắng thực hiện theo những thỏa thuận cũng như những bài tập được giao.
Trong tiến trình nâng đỡ, thân chủ đã chủ động và dần có những thay đổi dù là phong cách ăn mặc, cho đến những thay đổi lớn hơn tích cực hơn : thay đổi cách nhìn nhận vấn đề, cố gắng khẳng định giá trị của bản thân.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi cũng không ít những khó khăn như, trong lần tiếp xúc ban đầu, thân chủ trở nên e ngại, ít nói, hạn chế giao tiếp bằng mắt. Vì hiện tại thân chủ đang là sinh viên nên thời gian gặp cũng có nhiều hạn chế. Trong quá trình điều trị, vì lý do cá nhân mà thân chủ từ chối dùng thuốc hỗ trợ nên gây nhiều khó khăn cho việc vận động thân chủ tích cực trong điều trị.

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c