Chuyển đến nội dung chính

LÀM GÌ KHI BẠN BUỒN VÀ CẢM THẤY CÔ ĐỘC

Sự thay đổi về không gian sẽ không thể giúp ta tìm lại chính mình. Có thể khi gặp một vấn đề nào đó đối với một số cá nhân sẽ tìm đến một chốn bình yên nhưng điều đó có thể là sự lẫn tránh. Cái tôi của mỗi chúng ta sẽ không đứng đợi ở một góc đường xa xôi để ta tìm kiếm. Nó luôn tồn tại bên trong sâu thẳm con người có thể sâu lắng ở tầng tiềm thức mà vô tình không nhận ra. Có một điều trăn trở, khi mà cuộc sống quanh mình luôn luôn thay đổi nhưng, dường như ta vẫn cứ hành xử theo những cách cũ tưởng chừng như nó đã được lập trình mãi mãi trong mổi con người. Điều đó không có nghĩa rằng ta hoàn toàn bị động. Bản thân mỗi cá nhân con người sẽ đóng vai trò chủ động, khi biết cách thay đổi lối sống trở nên lành mạnh, phù hợp với cuộc sống xung quanh . 

Một phản ứng cảm xúc mà gần như là một phản xạ tự nhiên khi bản thân cảm thấy mình trở nên trống trải và không trọn vẹn, sẽ ngay lập tức tìm cách sửa đổi những thói quen xấu hoặc cố gắng lắp đầy khoảng trống sâu thẳm bên trong tâm hồn mình. Tuy nhiên, chính sự sắp xếp lại cuộc sống ấy lại không mang đến điều mà mình mong muốn tìm thấy ? câu trả lời ấy chỉ đơn thuần là những công việc mình cần làm lúc này là sắp xếp cuộc sống nội tại đang chiếm chổ trong khoảng sâu ý nghĩ và một phần tiềm thức. Do đó, ta có thể nhận ra rằng hạnh phúc và sự tự tin chính là những sản phẩm của trạng thái tinh thần, đó là hệ quả của cả một quá trình trải nghiệm cuộc sống của mỗi người. Có biết bao thăng trầm trong cuộc sống, đó có thể là những bi kịch, sự thất vọng hay những mất mát đau thương có thể là một kẻ thù sẽ làm ta gục ngã. Điều này có thể được xem là một rào cản tâm lý làm cho ta cảm thấy bất lực, chán nản khó vượt qua dẫn đến cảm giác thiếu tự tin vào cuộc sống. Nhưng rồi những cảm giác ấy cũng sẽ qua đi, và cũng có thể lãng quên vào tầng tiềm thức – một trong những tầng ý thức sâu thẳm để chất chứa những điều được cho là không nên nhớ. Hoặc những cảm giác ấy sẽ được xoa dịu bởi phương thuốc kì diệu của thời gian.

Bất luận là đang say sưa đắm chìm trong danh vọng hay đang nếm trải vị đắng của cuộc đời, đến một lúc nào đó tâm trạng ta sẽ bị gậm nhấm bởi cảm giác tuyệt vọng, nhưng rồi cũng sẽ quay về với giới hạn cảm xúc của chính mình. Và đến lúc trở lại với cuộc sống thực tại, trải dài những bước chân đầy tự tin để chiếm lĩnh cuộc sống, vững vàng chinh phục những nốt thăng trầm của đời người. Nhưng vấn đề được đặt ra ở đây là có rất nhiều người trong xã hội đang lạc lõng với lối sống thu mình lại, điều đó đồng nghĩa rằng chính mình đang tự hủy hoại bản thân. Điều đó có thể là hệ quả từ lối suy nghĩ sai lệch, tự họ đã tạo cho mình một lớp bao bọc vững trải cách biệt với mọi người, tự tạo nên một khoảng cách tâm lý mà họ tự cho rằng mình không thể xóa bỏ, lắp đầy khoảng trống ấy. Điều này làm cho con người trở thành một tù nhân của ý nghĩ: cuộc đời mình đã được định sẵn, nó chẳng khác nào tự mình khẳng định “mình chẳng có thể quyết định cuộc đời mình”. Vì vậy, để có được chiếc chìa khóa để mở cánh cửa tâm lý và tự giải thoát cho mình, mỗi cá nhân cần học cách ưu tiên cho cuộc sống nội tại. Chính điều đó sẽ cho ta được “ủy quyền” được tự do lựa chọn quyết tâm tự mình làm chủ mình, có khả năng tự kiểm soát cuộc đời.

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c