Chuyển đến nội dung chính

XIN MỘT LẦN CHỜ NHAU ĐẾN CUỐI CON ĐƯỜNG

Mỗi người chúng ta khi sinh ra đã có cho mình một con đường, một số phận riêng để đi. Chúng ta có thể là kẻ đơn độc trong một giai đoạn, một thời kỳ nào đó, song sẽ đến một thời điểm mà ta không ngờ trước được, có người bước chân vào cuộc hành trình của đời mình. Ấy là khi  biết rung động trước một người, biết trao đi yêu thương và nhận lại thương yêu…

Có ai đó đã từng nói, muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau. Quả thật vậy, nếu bước chân ta nhanh chậm do mình ta điều khiển, rõ ràng rất dễ để có thể biết được tiến độ của chính mình và con đường dù dài dù xa sẽ là mục tiêu để ta chinh phục. Nhưng cuộc sống này không chỉ có một mình ta là chiến binh và thử thách không phải chỉ có một mình ta chinh phục. Đó là lý do vì sao chúng ta có thể dễ dàng chấp nhận người khác bước vào cuộc sống của mình, nuôi thương nhớ và cùng họ dìu nhau qua những nỗi đau.

Chờ đợi hẳn luôn có một ý niệm riêng của nó. Đôi khi sự chờ đợi làm chúng ta thấy mỏi mệt, muốn buông xuôi.

Bởi chờ đợi vốn dĩ không đáng sợ, mà điều đáng sợ là không biết phải chờ đợi đến bao giờ. Nhưng nếu có thể, hãy dành cho nhau dù chỉ là khắc khoải đợi mong, để ta biết rằng người cần ta biết bao nhiêu và ta cũng cần người nhiều như thế nào.

Con sâu trong kén phải đủ ngày đủ tháng mới dám trút bỏ mình để hóa bướm bay đi…

Em bé trong nôi phải đến ngày đủ cứng cáp mới cất tiếng bi bô gọi ba gọi mẹ…

Cuộc sống này phải đến lúc ta đủ tự tin với tình yêu mới giăng cho ta sự thử thách của năm tháng đợi chờ…

Liệu ta có đủ can đảm để chờ nhau thêm một chút?

Bản ngã của cuộc đời là xoay vần, là công bằng dành cho tất cả. Nếu chỉ một mình ta độc bước, chỉ một mình ta đơn côi chống chọi, dù mạnh mẽ cũng sẽ thấy mình cô độc biết bao nhiêu.

Thế nên, nếu phải lòng nhau rồi, hãy chờ nhau lâu hơn một chút. Chờ cho sự can đảm dẫn lối trái tim yêu.

Đừng mãi bỏ đi xa xôi để rồi khi quay lại mới nhận ra đã tự ta làm vụt mất đi điều quan trọng. Hãy tận tâm chờ đợi, như khoảng thời gian dành cho một sự thử thách của tuổi xuân, cho một mối tình cần một lời giải đáp.

Để rồi sau tất cả, sau những hoang hoải hay ngỡ ngàng, chúng ta nhận ra rằng mình tin yêu nhau nhiều như thế, đã cùng nhau đi qua những quãng ngày dài như thế, sự chờ đợi có nghĩa lý gì đâu? 

Cuộc sống này có muôn vạn kiếp người, có thể ta sẽ lại tìm tay nắm tay một ai đó xa lạ khác, có thể ta sẽ chọn cách bước đi một mình như tránh né những vết thương… Nhưng trên hết, những bước chân đi chậm lại cũng làm ta cảm thấy thăng bằng và vững chãi hơn đôi chút. 

Vậy nên, ngại ngần chi một lần chờ đợi… 

Chờ nhau một lần trong đời, có được không?

Sưu tầm.

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c