Chuyển đến nội dung chính

VAI TRÒ CỦA GIÁM SÁT TRONG THAM VẤN – TRỊ LIỆU TÂM LÝ



Công việc tham vấn - trị liệu tâm lý luôn là một lĩnh vực đầy bí ẩn, đầy cuốn hút khi bạn sử dụng chính “con người của nhà tham vấn/nhà trị liệu” để làm việc với thân chủ - những người đang có những vấn đề khó khăn về tâm lý, rối loạn về chức năng về tâm lý. Dựa trên những kỹ thuật đặc trưng tác động đến tâm lý con người thông qua tiến trình trao đổi/chia sẻ, cung cấp thông tin…xin tạm được gọi là “điều trị thông qua lời nói”.
Chính bản thân những nhà chuyên môn về tâm lý, nhà thực hành tâm lý cũng là con người. Đôi lúc, họ trở nên mệt mỏi với khó khăn trong những ca can thiệp, những trường hợp mà bản thân nhà tham vấn/trị liệu thấy “con người của chính mình” trong những rắc rối bản thân TC (thân chủ) đang gặp phải, đó là những vấn đề rắc rối trong công việc, các mối quan hệ, việc vận dụng các liệu pháp can thiệp…chính những vấn đề này, đòi hỏi có sự can thiệp và hỗ trợ từ những người giám sát (NGS).
Một nhà trị liệu/hay một nhà tham vấn với những kỹ năng thực hành tuyệt vời, điều này chưa chắc rằng đây là một người giám sát tuyệt vời. Những kỹ năng được rèn luyện thông qua quá trình hành nghề tạo nên những kinh nghiệm mang tính chuyên môn cao là một điều kiện tiên quyết, nhưng bên cạnh đó NGS cần phải có sự nhạy cảm cần thiết – chắc chắn hữu ích trong công việc giám sát. Mục đích của hoạt động giám sát là thông qua quá trình tương tác để đảm  bảo sự cân bằng nơi nhà tham vấn/nhà trị liệu tâm lý trong việc can thiệp (đối với TC đang được hỗ trợ) và sự đối đầu (quá trình này được xem như là 1 tiếng vọng nơi con người của nhà tham vấn/trị liệu gặp phải tạo nên những tác động ảnh hưởng đến việc tiếp cận và trị liệu/tham vấn nơi người thực hành hỗ trợ/trị liệu tâm lý). Ngoài ra, còn đảm bảo tính chính xác, khoa học về chuyên môn cũng như cách tiếp cận/thực hiện kỹ thuật tác động đến tâm lý thân chủ một cách hiệu quả và tối ưu.
Giống như tiến trình tham vấn/trị liệu tâm lý thì hoạt động giám sát này được thực hiện trong một khung làm việc được thiết lập. Trong quá trình giám sát, người giam sát có đôi lúc sẽ phải đối mặt với các tình huống mang tính “đối kháng”, “xung đột” với người được giám sát trong việc đánh giá vấn đề nơi TC, về kỹ thuật và cách tiếp cận mà người được giám sát tiến hành với thân chủ mình đã thật sự phù hợp chưa, còn hạn chế về điều gì…do đó, bên cạnh những đòi hỏi mang tính sống còn đó là kinh nghiệm thực hành lâm sàng đó chính là đạo đức của người giám sát. Một khi họ lạm dụng quyền giám sát thì hậu quả sẽ trở nên nghiêm trọng khi mà các kết quả được đánh giá trở nên “méo mó” so với tiêu chuẩn thực tế, báo cáo một cách gay gắt hay thiếu trung thực về sự tiến bộ, bị tác động bởi các thành kiến cá nhân không chỉ ảnh hưởng đến người được giám sát mà tệ hại hơn đó chính là tác động tiêu cực quá trình “chửa lành” từ thân chủ.
Nhiệm vụ đầu tiên mang tính tiên quyết và đóng một vai trò quan trọng đó chính là tạo nên một môi trường học tập an toàn từ những kiến thức chuyên môn khoa học kết hợp với những kinh nghiệm tực tiễn lâm sàng nhằm tạo nên sự phát triển tích cực, thúc đẩy “sự lớn lên – trưởng thành về mặt chuyên môn” nơi người được giám sát. Một khung làm việc cho quá trình giám sát được thiết lập với những giới hạn rõ ràng, mục tiêu rõ ràng dựa trên sự bình đẳng và thân thiện. Với quá trình chuyển tiếp này, những thách thức dành cho giám sát viên thật sự không hề nhỏ đó chính là: luôn có những tình huống mang tính đối kháng và xung đột về quan điểm về hệ quy chiếu…giữa giám sát viên và người được giám sát; bên cạnh đó là sự trao dồi không ngừng nghĩ kiến thức chuyên môn, cập nhật những thông tin mới, kỹ thuật mới lấp đầy những khoảng trống chuyên môn với một tinh thần cầu tiến không xấu hổ từ giám sát viên; thông qua tiến trình làm việc giám sát viên sẽ truyền đạt và lưu ý với người được giám sát về đạo đức nghề nghiệp, tính nhân văn trong công việc….
Vậy những phẩm chất nào cần có từ những con người chính danh với tên gọi giám sát viên ?
Đây cũng chính là vấn đề được nghiên cứu bởi De la Torre và Applebaum (1974). Bên cạnh đạo đức nghề nghiệp, những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn lâm sàng thì người giám sát cần có được sự khéo léo, nhạy cảm trong quá trình làm việc. Sự đồng cảm với thân chủ và người thực hành công việc hỗ trợ và can thiệp tâm lý được giám sát. Thái độ tôn trọng tính chất công việc, đạo đức cũng như con người. Cam đảm trước những thách thức, thẳng thắn trong việc đối phó với những khó khăn (của riêng mình và cả những khó khăn từ những người được giám sát). Người giám sát như một chiếc gương phản chiếu, điều này có một ý nghĩa quan trọng giúp cho người được giám sát sẽ nhìn nhận được bản chất vấn đề đang xảy ra là gì ? có những sai lầm hay thách thức nào xuất phát từ chính con người mình không ? Hay chiến lược can thiệp tâm lý này đã phù hợp chưa ? kỹ thuật kia được sử dụng đã tạo nên những thay đổi tích cực mang tính tối ưu trong tiến trình tham vấn/ hay trị liệu ?. Không chỉ là một người giám sát mà đó là hình ảnh một người thầy dẫn dắt, và cả một học sinh cùng học, cùng trao dồi thêm kiến thức với người được giám sát.
Giám sát không phải là phân tích, khi lắng nghe với sự phân tích sẽ đòi hỏi sự chú ý, quá trình đối phó với những tưởng tượng vô thức cũng như nguồn gốc lịch sử của cuộc xung đột…được cung cấp từ thân chủ. Nhưng cũng là một quá trình lắng nghe, với vai trò là một giám sát viên thì đòi hỏi lắng nghe có sự chọn lọc từ những mục tiêu được định hướng rõ ràng cần được học tập với những khoảng thời gian được giới hạn nhất định.  Giúp người được giám sát thấu hiểu về những quy trình vô thức đang xảy ra nơi người được giám sát và cả thân chủ. 

 Tiếp theo --> 

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c