Chuyển đến nội dung chính

VƯỢT QUA BIẾN CỐ TRONG CUỘC SỐNG - BÀI HỌC TỪ HÌNH ẢNH CHIM ĐẠI BÀNG

Bao nổi lo toan bộn bề cuộc sống…có bao giờ bạn dành chút thời gian lắng lòng mà suy nghĩ về những biến cố mà mình đã trải qua, những khó khăn mà mình đã nếm trải. Có khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi trong việc tìm câu trả lời cho câu hỏi: tại sao lại là tôi ? Tại sao họ luôn vui vẻ hạnh phúc, còn tôi thì luôn chịu đựng những bất hạnh ? cứ loay hoay mãi mà không có lối thoát trong mê cung suy nghĩ tiêu cực ấy.
Trong cuộc đời người, dù sớm hay muộn ai cũng vấp phải những biến cố, được xem như là một cơ hội có trong biến cố. Như một bước ngoặc đánh dấu sự trưởng thành của mỗi người. Sẽ có lúc vấp ngã, sẽ có lúc chùn chân. Nhưng rồi ta lại trở nên mạnh mẽ, đạp đổ chông gai mà tự tin tiến bước. Cũng không ít trường hợp, luôn mang trong mình nổi đau và mặc cảm vì không thể đủ mạnh để vượt qua, cứ mãi vật vả trứơc những rắc rối trong quá khứ mà chưa được giải quyết ổn thỏa. Ta cùng tưởng tượng nhé, hành trình cuộc đời ta như một người thợ xây đang gây dựng bức tường cho chính mình, nếu những viên gạch ngày qua ngày được đặt lên với sự chặt chẻ và vững mạnh “bức tường” ấy sẽ trở nên hùng vĩ. Nhưng nếu một ngày nào đó, các biến cố xảy đến được ví von như cách mà người thợ đặt và xây viên gạch. Một bức tường với các viên gạch không chắc chắn và bị rạn nứt...thì qua thời gian đến một lúc nào đó nó sẽ đổ vỡ xuống…lúc đó đồng nghĩa với việc một con người chất chứa quá nhiều vấn đề, quá nhiều sự tổn thương về tâm lý mà không được giải quyết. Với cơ chế dồn nén, các vấn đề được tạm thời lắng xuống và chìm vào tầng vô thức. Đến thời điểm thích hợp nó sẽ thức tỉnh, đeo bám và nhấn chìm con người trong hố sâu tiêu cực, những vòng xoáy cảm xúc và suy nghĩ mà ta không cách nào thoát ra được. Đây là lúc ta cảm thấy tệ hại nhất.
Thế thì vượt qua tình trạng tệ hại đó như thế nào. Điều đó đã đề cập đến trong bài viết “Làm gì khi bạn buồn và cảm thấy bế tắc”. Với bài viết này, sẽ đề cập đến một hình ảnh mà có lẻ rất quen thuộc đó là chim đại bàng và bài học từ loài chim này. 

Có một số điều kỳ thú đó là loài chim có tuổi thọ cao nhất trong chủng loại của mình. Chúng có thể sống tới 70 tuổi. Nhưng để sống được tới tuổi này, chúng phải trải qua một quyết định khó khăn vào năm 40 tuổi. Khi đó, những móng vuốt dài và linh hoạt không còn đủ sức tóm giữ con mồi làm thức ăn. Chiếc mỏ dài và sắc nhọn trở nên cong yếu. Đôi cánh nặng nề và già cỗi, do bộ lông dày, trở nên dính chặt vào ngực và khiến cho chúng khó bay lượn. Vì thế, đại bàng chỉ còn hai sự lựa chọn: chết hoặc trải qua một quá trình thay đổi đau đớn kéo dài 150 ngày. Quá trình này đòi hỏi đại bàng bay lên đỉnh núi và ngồi trên tổ của mình. Tại đây đại bàng sẽ đập mỏ vào đá cho đến khi mỏ gãy rời. Sau khi mỏ gãy, đại bàng sẽ đợi cho mỏ mới mọc ra rồi sau đó bẻ gãy hết các móng vuốt của mình. Khi những móng vuốt mới mọc lại, đại bàng bắt đầu nhổ hết những chiếc lông cũ già cỗi. Và sau 5 tháng, đại bàng lại có thể tiếp tục những chuyến bay lượn tuyệt vời của sự hồi sinh và sống thêm 30 năm nữa.
Hãy học từ đại bàng…
Hãy trở nên thật dũng cảm và kiên cường để trải qua một giai đoạn thay đổi đầy khó khăn, chịu đựng nhiều đau khổ và thử thách để được hồi sinh và tiếp tục bay cao, bay xa hơn nữa…Bên cạnh những thử thách – nguy cơ luôn ẩn chứa một cơ hội. Mong rằng bạn sẽ tự tin đối diện nhìn nhận vấn đề của chính mình để rồi có đủ nội lực vượt qua nó. Để cho bản thân ngày một “lớn hơn – trưởng thành hơn” và khéo léo hơn trong giao tiếp, mạnh mẽ hơn trong việc đối diện và xử lý, quyết định các vấn đề.
Đối với các họa sĩ, nghệ thuật hội họa đòi hỏi sự hòa quyện thật hài hòa, để vẻ được một bức tranh hoàn hảo nhất thiết cần phải có một vài gam màu tối. Và cuộc sống cũng thế, một bức tranh muôn màu và sinh động…để thành công cần được rèn luyện qua mỗi giai đoạn trong cuộc đời, những gam màu tối đó là những biến cố, những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực sẽ dẫn đến những hành vi tiêu cực. Mong rằng hình ảnh chim đại bàng, có thể giúp bạn mạnh mẽ hơn. Hãy tự xây cho chính mình một bức tường vững chắc, tạo cho chính bản thân hính ảnh một thợ xây tuyệt vời.
Chúc bạn thành công!

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c