Chuyển đến nội dung chính

NHỮNG KHÓ KHĂN, SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI TIẾP XÚC VỚI THÂN CHỦ MẮC PHẢI OCD (RỐI LOẠN ÁM ẢNH CƯỠNG CHẾ) P.1



Trong khi làm việc với thân chủ mắc phải rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD: Obsessive-Compulsive Disorder), có rất nhiều vấn đề mà chuyên viên trị liệu tâm lý (CVTLTL) phải cực kỳ thận trọng và vấp phải những khó khăn ngay từ giai đoạn tạo lập mối quan hệ, xây dựng niềm tin đối với thân chủ (TC) trong tiến trình trị liệu.

Việc thiết lập phát đồ trị liệu, kế hoạch can thiệp và nâng đỡ tâm lý đối với thân chủ cần phải chú ý đến việc lựa chọn, áp dụng liệu pháp trị liệu phù hợp bên cạnh đó là một chiến lược rõ ràng về ngăn ngừa các hành vi nghi thức, việc tiếp theo là lên kế hoạch điều trị cũng như ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Đối với OCD nguy cơ tái phát là khá cao. Việc xác định các nhân tố đe dọa tiềm ẩn hay có thể gọi là tình huống gây ra các nỗi lo âu và ám ảnh cốt lỏi, dẫn đến hạn chế trong chiến lược hỗ trợ thân chủ nhằm thách thức, đối đầu với niềm tin sai lệch sẽ dẫn đến việc cảm nhận sai lầm về các mối đe dọa - ý tưởng ám ảnh và hành vi nghi thức. Đây đực xem như là “một cú trượt dài” vì kéo theo đó là hệ thống các bài tập về cảm xúc được thiết kế nhằm can thiệp cho thân chủ trở nên thiếu xót. Một khi các nổi lo sợ, ám ảnh không được liệt kê một cách chi tiết và đầy đủ theo từng mức độ khác nhau, thì kỹ thuật về hành vi “Giải cảm ứng hệ thống” sẽ không phát huy được hết tác dụng mà kỹ thuật này mang lại. Điều đáng chú ý ở đây là khi thực hiện kỹ thuật trên, cần có sự bổ sung các tình huống tiếp xúc tưởng tượng về những thảm họa hoặc sự tổn hại được lường trước từ TC.

Sẽ gặp không ít những khó khăn khi tiếp xúc những suy nghĩ, hình ảnh hoặc xung động mà chính thân chủ cảm thấy ngượng ngừng, xấu hổ và có thể là tức giận căm ghét bản thân hoặc có thể cao hơn ở mức độ phẩn nộ ám ảnh. Nó có thể là các xung động có nguy cơ gây hại đối với người thân – người mà thân chủ luôn yêu thương và cảm thấy thân thuộc, các suy nghĩ về những nguy cơ tai nạn gây chấn thương hoặc điều đó có thể là hình ảnh về các hoạt động tình dục thô bỉ đối với các đấng thiêng liêng (xét về mặt tôn giáo, những vị anh hùng...mà thân chủ kính trọng). Chính vì điều này, có thể thân chủ sẽ từ chối trình bày hoặc không muốn suy nghĩ và thảo luận cùng với CVTLTL do thân chủ ý thức rằng việc này sẽ làm cho họ cảm thấy thiếu an toàn, mặc cảm bản thân. Đối diện với tình trạng này, chuyên viên trị liệu (CVTL) cần có khả năng thuyết phục và xoa dịu thân chủ, khuyến khích và có thể là đưa ra một các gợi ý, các từ khóa…nhằm hỗ trợ thân chủ “bộc bạch” vấn đề. Đối với các TC có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ, một vấn đề quan trọng và mang tính cần thiết là CVTL cần đảm bảo với TC rằng liệu pháp được tiến hành sẽ không có điều gì chống lại niềm tin tôn giáo của họ.

Quay trở lại với việc thiết lập mối quan hệ trị liệu, kỹ năng thuyết phục thân chủ đóng vai trò cốt lõi. Bên cạnh việc cung cấp thông tin nhằm giúp TC nhận thức và hiểu được cơ chế gây nên hiện trạng mà bản thân mắc phải, CVTL cùng TC xây dựng nên một kế hoạch điều trị với việc đầu tiên là giải thích một cách khái quát về tiến trình trị liệu, liệu phap can thiệp cũng như những kỹ thuật sẽ áp dụng. Bên cạnh đó, một điều không kém phần quan trọng đó là đánh giá tình trạng về các ý tưởng, ám ảnh hoặc xung động mà TC đang có, tình trạng các hành vi cưỡng bức – sự tác động không tốt gay nguy hại đến tình trạng sức khỏe về thể chất hay tinh thần có ảnh hưởng trực tiếp lên cuộc sống của TC, thông qua đó sẽ có thể đưa ra tiên lượng hoặc giới thiệu đến với bác sĩ chuyên khoa tâm thần hỗ trợ về thuốc, làm giảm các ý tưởng ám ảnh cũng như có thể tác động đến mức độ và tần suất thực hiện các hành vi cưỡng bức. Nếu như TC được bác sĩ chỉ định dùng thuốc thì CVTL cần phải thuyết phục TC về tác dụng, theo dõi và khuyến khích về tính tự giác và tin tưởng vào việc dùng thuốc theo chỉ định. Điều này có tác động tích cực hỗ trợ trong tiến trình trị liệu.

Tóm lại, ta có thể nói rằng bên cạnh trình độ chuyên môn cuẩ CVTL cần có rất nhiều những kỹ năng, sự linh hoạt trong tiến trình can thiệp – trị liệu tâm lý nhằm đưa ra các biện pháp hiệu quả nhất đối với các khó khăn bước đầu trong tiến trình thiếp lập mối quan hệ trị liệu như: khó khăn trong việc thảo luận về các tình huống tiêp xúc, trình bày ý nghĩ, hình ảnh hay các xung động mà TC mắc phải. Vượt qua các trở ngại trong việc đưa ra chiến lược can thiệp, kế hoạch điều trị vì điều này trực tiếp có ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả điều trị và khả năng ngăn ngừa nguy cơ tái phát với những sai lầm, thiếu xót hoặc có thể là nhầm lẫn nguy hiểm về các tình huống gây ra các nỗi lo âu và ám ảnh cốt lỏi tiềm ẩn, mang tính nền tảng trong việc hình thành nên tình trạng mà TC mắc phải.


To be continuous !

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c