Chuyển đến nội dung chính

KHÔNG THƯƠNG NHAU NỮA GIẬN NHAU LÀM GÌ


Cũng đã từng buồn. Nhưng chưa bao giờ buồn như đêm nay.
Cũng đã từng say. Nhưng chưa bao giờ lâu tỉnh như thế này.
Cũng đã từng yêu. Nhưng chưa bao giờ yêu đến mức tin rằng em và anh chưa bao giờ thuộc về nhau, chưa bao giờ nghĩ cho nhau, chưa bao giờ… yêu nhau!



Có lẽ rồi mọi chuyện cũng sẽ qua, trôi như mưa về miền hanh hao nắng. Và em, và anh, sẽ trở thành một phần của ngày hôm qua – ngày chúng ta đã để lại tất cả vào ngăn-tủ-không-bao-giờ-mở-ra của ký ức. Không thể phủ nhận những lầm lỗi, những lừa dối và tổn thương mà tụi mình phải đeo mang trong suốt quãng đời còn lại, vì dù sao nó cũng là quá khứ của anh, là quá khứ của em. Mà quá khứ đồng nghĩa với kỷ niệm. Mà kỷ niệm thì có bao giờ ai nỡ lại quên, nhỉ?
Nhưng sẽ không bao giờ nhắc đến nữa, không bao giờ khơi gợi lại để so đo ai đúng ai sai, ai vui ai buồn, ai xứng đáng ai không? Vì tình cảm chỉ thật sự ngủ yên khi hình bóng của anh, của em hoàn toàn không hiện diện trong tâm trí nhau, dù cho đó chỉ là mảy may chút giận hờn hay trách cứ.
Thế nên, dặn lòng tha thứ nhé, và dần dần những vết hằn tưởng chừng cứa rất sâu, cũng sẽ phai dần và lành lặn.
Và lúc đó, hẹn gặp nơi mai sau…

Ừ thì mưa cũng qua mau
Không thương nhau nữa, giận nhau làm gì?!
Một người bỏ, một người đi
Một ngày xưa cũ hoài nghi bây giờ
Giật mình, ừ, tỉnh giấc mơ
Những lời đã hứa, giả vờ rằng quên
Giả vờ rằng chẳng buồn tênh
Nhìn ai rẽ bước đường thênh thang dài…
Mưa hoài tắt hết nắng mai
Buồn gom xếp lại thổi bay lên trời
Thương hoài đến cuối trọn đời
Tim ta dốc cạn cho thời còn yêu
Thứ tha dẫu dối gian nhiều
Hẹn thề xưa đã phong rêu lâu rồi.
Vì ai rơi mất môi cười
Vì ai quên mất một người chung đôi
Đường vui người có ai rồi
Giờ xin đừng trở lại nơi ban đầu
Cho ngày xưa sớm bạc màu
Cho tình thương cũ hóa vào hư hao
Ừ thì mưa cũng qua mau
Không thương nhau nữa, giận nhau làm gì?!

(Trích “Ngày trôi về phía cũ” - Tái bản)

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c