Chuyển đến nội dung chính

Trầm cảm (Depression)

Xung quanh ta, với biết bao vấn đề - con người trở nên bận rộn với công việc, gia đình và học tập… Có đôi lúc ta trở nên băn khoăn, căng thẳng hay nặng nề hơn là cảm giác buồn, tuyệt vọng, cảm thấy chán nản với cuộc sống mệt mỏi và thu rút mình lại. Đó là khi ta có nguy cơ rơi vào khủng hoảng !Trong thời gian được học tập và luyện rèn nơi giảng đường đại học, tôi và những người bạn của mình đã có đôi lần chuyện trò, chia sẽ. Có lẽ đối với chúng tôi, những người sinh viên xa nhà cần lắm những động viên an ủi mỗi khi khó khăn, khi vấp ngã…cần lắm một vòng tay nâng đỡ ! Suốt quá trình ấy có biết bao điều thú vị, tôi đã có cơ hội để gặp trò chuyện với nhiều người từ những người bạn nơi giảng đường đại học, các em học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông… nhiều lúc tôi cảm thấy mình không đủ sức để giúp gì cho họ. Có lẽ, đó là lần đầu tiên khi tôi tiếp xúc với một em học sinh trung học phổ thông đang chìm ngập trong cảm giác đau buồn vì người mẹ mà em yêu thương và kính trọng nhất đã rời khỏi em vĩnh viễn, ba thì tuổi đã cao và nghiện rượu vì vậy mà tất cả công việc gia đình biết bao bộn bề lo toan,  từ cái ăn cái mặc cho đến chi phí sinh hoạt tất cả đều đè nặng trên đôi vai một cô gái như em ! Có lúc tôi bắt gặp một nam thanh niên đang cố che đậy cảm giác trống rỗng, chênh vênh và tuyệt vọng khi lần đầu tiên tìm thấy tình yêu chân thành nhất cũng là lúc phải xa rời người mình yêu mãi mãi vì tai nạn giao thông ác nghiệt!  Động viên và nâng đỡ là tất cả những gì tôi có thể làm để giúp đỡ cho một nam sinh viên khi đón nhận tin buồn rằng em mình đã qua đời vì căn bệnh tiểu đường di căn quái ác, hay sự vấp ngã trong tình cảm của một bạn nữ vừa kết thúc chuyện tình kéo dài 3 năm trong nước mắt chỉ vì gia đình người yêu không chấp nhận và chính cô cũng đã mất đi mầm sống vừa mới tượng hình trong bụng mẹ…Những trường hợp trên cũng không phải là quá nhiều cũng không phải là xa lạ mà tôi đã gặp vài trường hợp như thế. Tất cả đều có chung một vấn đề là họ đang bị nhấn chìm bởi những con sóng mang tên “trầm cảm”. Khi tiếp xúc, tôi không thể giúp gì nhiều ngoài việc lắng nghe, an ủi động viên…chính những lúc đó tôi chợt nhận ra mình bối rối với việc tự hỏi mình “mình sẽ làm gì cho họ ?”, hay đúng hơn là tôi không biết nên làm như thế nào, làm sao để giúp họ cải thiện tinh thần và xóa bỏ đi những lời nói đầy sáo rỗng…
Dường như, chính những hoàn cảnh này như một động lực thúc đẩy tôi bắt đầu bước vào tìm hiểu về trầm cảm, về ứng dụng của việc tiếp cận kỹ thuật liệu pháp hành vi trong tiến trình nâng đỡ trên những trường hợp trầm cảm, hướng đến việc nghiên cứu chuyên sâu hơn. Và tôi đã quyết định chọn đề tài này là đề tài tốt nghiệp của bản thân mình.
Trầm cảm là giai đoạn mà bất kỳ cá nhân nào cũng có thể trải qua, đối mặt với nó qua quá trình sống và sinh hoạt. Vượt qua giai đoạn trầm cảm để rồi con người lại mạnh mẽ đương đầu với những thử thách từ cuộc sống...Tất cả chúng ta đều đôi khi thấy buồn hay u ám trong phút chốc, và cũng là một điều rất đỗi bình thường khi bạn đau khổ trước một vấn đề buồn bực nào đó, chẳng hạn như mất mát người thân trong gia đình, mất việc, hay li dị… Với hầu hết mọi người, cảm giác buồn bã và chán nản giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu những cảm giác kéo dài trên 2 tuần và bắt đầu cản trở và gây ảnh hưởng đến đời sống thường nhật, có thể điều gì đó nghiêm trọng hơn cảm giác chán đời thông thường đã xảy ra. Đó là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
Người trầm cảm có thể thấy tuyệt vọng, vô dụng và tự đổ lỗi cho mình về những cảm giác này. Họ có thể suy sụp tinh thần, không tham gia vào những hoạt động thường ngày nữa,  rút lui khỏi gia đình và bè bạn, thậm chí có người còn nghĩ đến cái chết hay tự sát.


Trầm cảm (depression) là một bệnh lý rối loạn về tâm trạng, hay còn gọi là rối loạn khí sắc (mood disorder), mà trong đó người bệnh trở nên giảm thiểu khả năng hoạt động về tinh thần, cảm xúc buồn bã, có cái nhìn tiêu cực về bản thân, về thế giới xung quanh và về tương lai... Trong trạng thái trầm cảm, người bệnh thường hay đánh giá thấp về bản thân, cảm thấy mình có lỗi, buồn khổ, giảm giá trị, mất hứng thú đối với cuộc sống, và mơ hồ về tương lai. Đây là một trong những rối loạn tâm thần thường gặp, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh và cả gia đình của họ. Trầm cảm cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến những ý nghĩ và hành vi tự sát.

Vậy triệu chứng lâm sàng và tiêu chuẩn chẩn đoán như thế nào ? Theo ICD 10 thì các Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm bao gồm:
-         Có 3 triệu chứng chủ yếu là :
+     Khí sắc trầm
+     Mất mọi quan tâm và thích thú
+     Giảm năng lượng dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động.
-         Có 7 triệu chứng phổ biến khác:
+     Giảm tập trung chú ý
+     Giảm tự trọng và lòng tự tin
+     Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng
+     Nhìn tương lai ảm đạm và bi quan
+     Có ý tưởng và hành vi tự sát
+     Rối loạn giấc ngủ
+     Ăn không ngon miệng.
-         Chú ý :
+     Thời gian tồn tại triệu chứng ít nhất là 2 tuần.
+     Giảm khí sắc không tương ứng với hoàn cảnh.
+     Hay lạm dụng rượu, ám ảnh sợ, lo âu và nghi bệnh.
+     Khó ngủ, hay thức giấc về buổi sáng.
+     Ăn không ngon miệng, sụt cân trên 5% trong 1 tháng.
Mô tả triệu chứng lâm sàng: 
Giai đoạn trầm cảm nhẹ:
 - Khí sắc trầm, mất quan tâm, giảm thích thú, mệt mỏi nhiều, khó tiếp tục
công việc hàng ngày và hoạt động xã hội.
 - Tiêu chuẩn xác định: có 2 trong số 3 triệu chứng  chủ  yếu và cộng  với 2
trong 7 triệu chứng phổ biến khác. Thời gian tối thiểu phải 2 tuần
 - Không có hoặc có ít triệu chứng cơ thể mức độ nhẹ.
Giai đoạn trầm cảm vừa:
 - Có 2 trong 3 triệu chứng chủ yếu cộng với 3 hoặc 4 trong 7 triệu chứng
phổ biến khác.
 - Có 2-3 triệu chứng cơ thể mức độ vừa.
 - Thời gian tối thiểu là 2 tuần và có nhiều khó khăn trong hoạt động xã hội,
nghề nghiệp và công việc gia đình.
Giai đoạn trầm cảm nặng:
 - Buồn chán, chậm chạp nặng hoặc kích động trầm cảm. Mất tự tin hoặc cảm thấy vô dụng hoặc có lỗi. Có thể có hành vi tự sát.
 - Tiêu chuẩn xác định : có cả 3 trong 3 triệu chứng chủ yếu cộng với ít nhất 4 trong 7 triệu chứng phổ biến khác. Thời gian ít nhất là 2 tuần.
 - Giai đoạn trầm cảm nặng có rối loạn tâm thần: đáp ứng các tiêu chuẩn trầm cảm nặng nêu trên, có các triệu chứng loạn thần như: hoang tưởng, ảo giác phù hợp với cảm xúc. Có thể có sững sờ trầm cảm. 

Popular Posts

LOW - SELF ESTEEM - CƠ CHẾ, VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CAN THIỆP TÂM LÝ.

Hồ Chủ Tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại đã từng nói rằng “ Ai cũng cần có lòng tự trọng và tự tin. Không có lòng tụ trọng, tự tin là người vô dụng”. Vậy lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng như thế nào ? Sự tự tin có phải là yếu tố nhằm cũng cố lòng tự trọng của mổi cá nhân? Với xu thế xã hội ngày nay, áp lực luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị…Cơ chế thích ứng tạo nên sự cân bằng giúp con người hình thành và phát triển những đáp trả các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài ? Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cơ chế này trở nên thiếu thích ứng vì những trải nghiệm tiêu cực về giá trị hình ảnh của bản thân ? Những yếu tố nào gây nên sự thấp kém/giảm sút về lòng tự trọng ? Làm sao để thoát khỏi tình trạng này ? Đó là những khía cạnh được chúng tôi lưu ý đến trong bài viết này. Đối với trẻ em, và trẻ vị thành niên đây là hai nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất về vấn đề suy giảm/nhận thức kém cỏi về hình ảnh bản thân/lòng tự trọng bản thân trở nên thấp kém. ( Low

HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG

Ai cũng gặp phải những khoảng thời gian khó khăn,có thể bị xem thường, hiểu lầm và ghét bỏ. Trong cuộc đời, dù là ai đi nữa cũng phải trải qua những thăng trầm cuộc sống: tình cảm, rắc rối trong mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc...Với những trải nghiệm đau thương có thể làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn hoặc ngược lại, hình thành nơi con người những kinh nghiệm ứng xữ - giao tiếp. Và quan trọng hơn là "con mắt nhìn đời"!

VÌ SAO CẦN PHẢI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ HOẶC MẮC PHẢI RỐI LOẠN TỰ KỶ

Trước một trẻ có nguy cơ tự kỷ (chưa hội tụ đủ các tiêu chí chẩn đoán dựa trên bảng phân loại sức khỏe tâm thần hiện hành DSM-V hoặc ICD 10) hoặc trẻ mắc phải các vấn đề về Rối loạn phát triển. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là: -          Đánh giá mức độ phát triển hiện tại mà bản thân trẻ đang có: trẻ có thể làm được gì ? Chưa làm được gì ? Điều gì mà bản thân trẻ có khả năng thực hiện trong tương lai cho đù đó là do bản thân trẻ hoặc được sự hỗ trợ từ người khác ? Những điều mà trẻ muốn làm ?... -          Dựa trên những khởi điểm từ bước một, chúng ta xây dựng một kế hoạch can thiệp dài hạn cũng những việc xây dựng một khung các nục tiêu can thiệp ngắn hạn một cách cụ thể. Đồng thời việc tư vấn và đồng hành cùng phụ huynh (thông báo về tình trạng và thông tin khoa học về tình trạng mà trẻ mắc phải, hướng phụ huynh của trẻ tiếp cận đến hệ thống hỗ trợ cho trẻ nếu có, cùng thảo luận về các phương thức can thiệp – trị liệu cho trẻ nhằm giúp phụ huynh hiểu - c