Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Chuyên viên Tâm lý. Khoãn Trung Tín

Cảm ơn em, vì đã can đảm yêu anh

Em biết không, thế gian bảy tỉ người này, chẳng có ai là hoàn hảo, cũng chẳng có tình yêu nào là vẹn tròn. Thứ đủ đầy, hạnh phúc nhất, đó là cách chúng ta bên nhau. Người ta nói, để yêu nhau là do duyên, nhưng đến được với nhau lại là do nợ. Có lẽ, chúng mình “nợ” nhau nhiều quá, em nhỉ? Cảm ơn em, vì đã xuất hiện trong cuộc sống của anh như một thứ ánh sáng rực rỡ. Cuộc đời anh vốn dĩ là một đường thẳng, không nếp gấp, không ngoằn ngoèo, đơn giản nhàm chán đến nỗi buồn tênh trong những đêm dài cô quạnh, nhưng vì có em mà bỗng trở nên sinh động, ấm áp đến kì lạ. Ánh mắt của em, nụ cười của em, cử chỉ của em, tất thảy đều khẽ chạm vào tim anh. Cảm ơn em, vì đã thấu hiểu và sẵn sàng gắn bó với con người anh. Anh vô tâm, anh lạnh lùng, anh cao ngạo, anh có quá nhiều những đặc điểm mà chẳng ai có thể yêu thương nổi. Hơn hết, anh chỉ là một gã trai trẻ tuổi say mê lí tưởng, với những chữ “không” đè nặng trên vai: không tiền tài, không chỗ dựa, không quyền lực. Nhưng, em vẫn gạt bỏ hết
Các bài đăng gần đây

Tính cách có quyết định số phận của trẻ hay không ?

Tính khí được xem như 1 “trụ bê tông” vững chắc – cái nền tác động mạnh mẽ, quy định tính cách sâu xa của con người bao gồm những thiên hướn đặc trưng cho đời sống cảm xúc mỗi cá nhân. Một phần nào đó, tính khí được xem như một di sản di truyền từ bố mẹ cho con trẻ. Câu hỏi đặc ra là những xúc cảm mang xu hướng “bẩm sinh” này có thể thay đổi được không ? Một câu trả lời rõ ràng nhất đã được nghiên cứu bởi ông Jerome Kagan (25/2/1929)- Giáo sư Tâm lý học trường Đại học Harvard. Theo vị giáo sư này, có ít nhất 4 loại tính khí cơ bản và tương ứng với một sơ đồ hoạt động não khác nhau là: nhút nhát, táo bạo, lạc quan và u sầu. Tuy nhiên với sắc thái tính khí thì có vô số loại tùy thuộc vào sự khác biệt bẩm sinh trong vòng mạch cảm xúc. Đặc điểm tâm lý thần kinh của trẻ nhát nhát. Theo Kagan, những cá nhân trưởng thành nhút nhát vốn dĩ là những đưa trẻ rất nhạy cảm và hay sợ hãi: sợ với mọi thứ được bản thân xem là khác thường- không ăn những gì mà trẻ chưa biết, ngại ngùng không

Nét đặt trưng trong văn hóa vùng miền - Gom góp Từ Ngữ của miền Nam và Saigon xưa

Bài viết được lượt trích từ blog của tác giả Nguyễn Cao Tường. Nguồn bài viết: http://www.sggdpost.com/gom-gop-tu-mien-nam-va-saigon-xua/ Nhằm để ghi nhớ lại những từ mà ngày xưa người Saigon/Miền Nam hay dùng như: Mèn ơi, Nghen, Hén, Hen, Tà Tà, Thềm ba, Cà rịch cà tang, tàn tàn,…., và những câu thường dùng như : Kêu gì như kêu đò Thủ Thiêm, làm nư, cứng đầu cứng cổ, tháng mười mưa thúi đất, cái thằng trời đánh thánh đâm…v…v… Giọng nói, sự pha trộn của ngôn ngữ miền Bắc vào những năm 1950 hòa cùng ngôn ngữ Saigon, miền Tây đã tạo nên thêm một phong cách, giai điệu mới … và bài “ Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ “, hình ảnh cô gái chạy xe chậm rãi tỏ ra bất cần mấy anh chàng theo sau năn nỉ làm quen không biết đã bao nhiêu lần làm bâng khuâng xao xuyến lòng người nghe. Nhất là cái giọng người Bắc khi vào Nam đã thay đổi nó nhẹ nhàng, ngang ngang như giọng miền Nam thì tiếng lóng miền Nam càng phát triển. Dễ nghe thấy, người Bắc nhập cư nói từ “Xạo ke” dễ hơn là nói “Ba xạo”, chín

NHỮNG YẾU TỐ CẦN LƯU Ý ĐỂ CÓ NHỮNG QUYẾT ĐỊNH HIỆU QUẢ

Hàng ngày, chúng ta đưa ra hàng trăm quyết định dù là học tập hay kinh doanh, dù là làm việc cá nhân hay làm việc nhóm...Có thể phân loại tất cả các quyết định thành ba kiểu: đơn giản, phức tạp, rắc rối. Hầu hết các quyết định chúng ta đưa ra đều là đơn giản, gồm có việc lựa chọn quần áo hay món ăn. Và cũng có những quyết định với tính chất ‘phức tạp’ mà yêu cầu một mức độ tính toán hay lựa chọn một thông tin nào đó nhưng có mức độ yêu cầu mức độ chính xác, ví dụ như việc quyết định tới một nhà hàng cho một sự kiện như cầu hôn hay đi xem một bộ phim cụ thể phù hợp với người đi cùng, lựa chọn một ngôi trường phù hợp cho con của bạn. Và một số quyết định mà chúng ta ít thường xuyên đối mặt hơn, nhưng thường phải đấu tranh với quyết định đó, được gọi là ‘rắc rối’ chẳng hạn như giao dịch bất động sản, kinh doanh và công việc quản lý- điều hành, xây dựng chiến lược cho dự án… Và thường thì những quyết định này có những vấn đề cần được đề cập như: có mức độ rủi ro cao, kết hợp các vấn

LÂM SÀNG TÂM LÝ

BS . NGUYỄN KHẮC VIỆN (1913-1997) Chúng ta đã tiến hành một đợt thực hiện đề tài, tập hợp được một số hồ sơ. Trước tiên phải nhắc lại rằng xây dựng hồ sơ tâm lý là công việc chủ yếu của Trung tâm NT. Không có hồ sơ, không có NT. Nếu NT chỉ có đọc sách, suy nghĩ, đàm đạo với nhau thì cũng chẳng nên lập NT làm gì. Sau đây là một số nhận xét về những hồ sơ để cùng nhau trao đổi và cải tiến dần cách làm. Những báo cáo được trình bày ở đây xuất phát từ hai nguồn: 1.       Từ những hồ sơ mà các phòng khám của NT đã tập hợp được trong nhiều năm qua và sẽ tiếp tục tập họp trong những năm tới; 2.       Từ việc đối chiếu những kết luận rút ra từ các hồ sơ với những luận điểm và học thuyết lấy từ sách vở. Đó là ưu điểm của những báo cáo ấy, kết quả của một công việc đã được tiến hành nhiều tháng, có khi nhiều năm, có cả thực tiễn và lý luận, chứ không phải những báo cáo theo kiểu “Vài suy nghĩ về…”. Chúng ta sẽ tiếp tục tiến hành công việc theo cách này trong nhiều năm nữa để cuối cù